Các nghiên cứu trước đây về tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng TMCP việt nam (Trang 30 - 34)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.4. Các nghiên cứu trước đây về tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại

Đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về tác động của cạnh tranh đến HQHĐKD của NHTM. Cụ thể như:

2.4.1. Nghiên cứu của Casu và Girardone (2006)

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 1571 ngân hàng thuộc 15 nước Liên minh châu Âu trong giai đoạn 1997-2003 để nghiên cứu về cạnh tranh, mức độ tập trung và HQHĐKD của các NHTM. HQHĐKD của các NHTM được đo lường bằng phương pháp DEA, cạnh tranh được đo lường thông qua tỷ số HHI. Tác giả ước lượng các mô hình bằng phương pháp tác động cố định (fixed effects). Kết quả ước lượng cho thấy cạnh tranh có tác động tích cực đến HQHĐKD của ngân hàng. Các tác giả hàm ý rằng cạnh tranh gia tăng sẽ buộc các ngân hàng phải hoạt động hiệu quả hơn.

2.4.2. Nghiên cứu của Ataullah và Le (2006)

Sử dụng dữ liệu ngành ngân hàng Ấn Độ, nghiên cứu này kiểm tra giả thuyết về khả năng mối quan hệ giữa cải cách tài chính và HQHĐKD của các NHTM tại các quốc gia phát triển. Hiệu quả của ngân hàng được đo bằng cách sử dụng phân tích bao dữ liệu (DEA). Mối quan hệ giữa HQHĐKD, cạnh tranh, các đặc điểm riêng của từng ngân hàng và các yếu tố môi trường liên kết được kiểm tra bằng cách sử dụng ước lượng OLS và GMM. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự cải thiện về HQHĐKD của các ngân hàng, đặc biệt là của các ngân hàng nước ngoài. Nghiên cứu cũng tìm thấy một mối quan hệ tích cực giữa mức độ cạnh tranh và hiệu quả ngân hàng.

2.4.3. Nghiên cứu của Pruteanu-Podpiera và cộng sự (2008)

Sử dụng dữ liệu về hệ thống ngân hàng Séc trong giai đoạn 1994 – 2005, Pruteanu-Podpiera và cộng sự (2008) đánh giá tác động của cạnh tranh ngân hàng đến HQHĐKD. Các tác giả xây dựng mô hình không bao gồm bất kỳ biến giải thích nào ngoại trừ biến cạnh tranh ngân hàng và biến hiệu quả ngân hàng. Kết quả phân tích của tác giả cho thấy bằng chứng về mối quan hệ tiêu cực giữa sức mạnh thị trường và hiệu quả trong ngành ngân hàng Séc. Do đó, kết quả của họ đặt ra mối quan hệ tiêu cực giữa sức mạnh thị trường và hiệu quả. Nghiên cứu chỉ ra rằng sức mạnh thị trường

càng cao, nỗ lực của các nhà quản lý càng thấp để tối đa hóa HQHĐKD. Điều này có nghĩa là các nhà quản lý không chịu áp lực giảm chi phí. Do đó, các ngân hàng có sức mạnh thị trường chọn hoạt động không hiệu quả.

2.4.4. Nghiên cứu của William (2012)

Với mẫu 419 NHTM tại châu Mỹ Latin trong giai đoạn 1985 – 2010, William (2012) nghiên cứu mối quan hệ giữa cạnh tranh ngân hàng và HQHĐKD. Tác giả sử dụng ước lượng bình phương tối thiểu hai giai đoạn (2SLS). Trong đó, cạnh tranh ngân hàng được đo lường bằng chỉ số Lerner và HQHĐKD của các NHTM được đo lường bằng phương pháp DEA. Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy cạnh tranh ngân hàng có tác động tiêu cực đến HQHĐKD.

2.4.5. Nghiên cứu của Uddin và Suzuki (2014)

Nghiên cứu này cố gắng đánh giá HQHĐKD ngân hàng, cạnh tranh và mối quan hệ của chúng bằng cách sử dụng dữ liệu ngành ngân hàng nói chung trong giai đoạn 1983–2011 và dữ liệu của từng ngân hàng trong giai đoạn 2001–2011 tại Bangladesh. Lợi nhuận trên tổng tài sản và phân tích bao dữ liệu (DEA) được sử dụng để đánh giá HQHĐKD của ngân hàng, trong khi bảy tỷ số đo lường mức độ tập trung và tỷ số HHI được sử dụng để đánh giá cạnh tranh. Tiếp theo, nghiên cứu áp dụng phân tích hồi quy để xác định tác động của cạnh tranh đến HQHĐKD của NHTM.

Kết quả nghiên cứu cho thấy một sự cải thiện HQHĐKD của ngân hàng thể hiện qua một vài biến động giữa các giai đoạn mẫu nghiên cứu. Mặt khác, mức độ cạnh tranh đã liên tục gia tăng trong lĩnh vực ngân hàng, như được chỉ ra bởi tất cả các tỷ số đo lường cạnh tranh. Kết quả hồi quy cho thấy bằng chứng về mối quan hệ tiêu cực giữa cạnh tranh và hiệu suất ngân hàng. Cần phải xem xét lại các thay đổi cơ cấu của ngành ngân hàng. Đặc biệt, các cơ quan quản lý cần phải đảm bảo các ưu đãi cần thiết cho các ngân hàng, đặc biệt là đối với các ngân hàng tư nhân, để cải thiện hiệu suất về lợi nhuận và hiệu quả.

Thảo luận các nghiên cứu trước

Lược khảo các nguồn tài liệu đã được công bố cũng như các nguồn thông tin có thể tiếp cận trước đây cho thấy các nghiên cứu về tác động của cạnh tranh đến hiệu

quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại đã được một số tác giả ngoài nước quan tâm như: Casu và Girardone (2006); Ataullah và Le (2006); Pruteanu- Podpiera và cộng sự (2008); William (2012); Uddin và Suzuki (2014). Các nghiên cứu đã đạt được một số thành tựu đáng kể như:

Các nghiên cứu đánh giá tác động của cạnh tranh ngân hàng đến HQHĐKD đều sử dụng phân tích bao dữ liệu (DEA) để đo lường hiệu quả của ngân hàng. Bằng cách sử dụng ước lượng OLS và GMM hay ước lượng bình phương tối thiểu hai giai đoạn (2SLS), các nghiên cứu trước đã phần nào cho thấy kết quả kiểm chứng tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại. Đây là các phương pháp hợp lý nhằm kiểm định ước lượng hồi quy đối với dữ liệu bảng động.

Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn còn nhiều tồn tại cụ thể như sau:

Thứ nhất, nghiên cứu trong nước vẫn còn rất mới, chưa có nghiên cứu nào trước đây ở Việt Nam được tìm thấy. Vì vậy, nghiên cứu này là bằng chứng đâu tiên tìm kiếm tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Thứ hai, các nghiên cứu trước cho thấy tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại còn nhiều mâu thuẫn: Casu và Girardone (2006); Ataullah và Le (2006) cho thấy cạnh tranh có tác động tích cực đến HQHĐKD của ngân hàng; William (2012); Uddin và Suzuki (2014) cho thấy cạnh tranh ngân hàng có tác động tiêu cực đến HQHĐKD.

Thứ ba, một số nghiên cứu xây dựng mô hình không bao gồm bất kỳ biến giải thích nào ngoại trừ biến cạnh tranh ngân hàng và biến hiệu quả ngân hàng. Nhằm khắc phục nhược điểm này, ghiên cứu này dựa trên mô hình gốc được đề xuất bởi Uddin và Suzuki (2014) bao gồm biến phụ thuộc đại diện cho HQHĐKD tính bằng phương pháp DEA, các biến độc lập trong mô hình bao gồm cạnh tranh ngân hàng, quy mô ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, thời gian hoạt động của ngân hàng, tăng trưởng kinh tế.

Thứ tư, khác với Uddin và Suzuki (2014) sử dụng chỉ số HHI để đo lường cạnh tranh ngân hàng, nghiên cứu này sử dụng chỉ số Lerner để đo lường cạnh tranh ngân hàng nhằm phù hợp với dữ liệu báo cáo tài chính có sẵn của các NHTM Việt Nam. Các biến số cơ cấu vốn và tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản được bổ sung vào mô hình dựa trên các nghiên cứu của Ataullah và Le (2006), Pruteanu-Podpiera và cộng sự (2008).

Kết luận chương 2

Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết về cạnh tranh ngân hàng như khái niệm, tính đặc thù trong cạnh tranh ngân hàng và phương pháp đo lường cạnh tranh ngân hàng. Trong luận văn này, tác giả sử dụng chỉ số Lerner để đo lường mức độ cạnh tranh ngân hàng.

Bên cạnh đó, chương 2 cũng trình bày lý thuyết về HQHĐKD của NHTM như khái niệm, bản chất và phương pháp đo lường HQHĐKD của NHTM.

Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về tác động của cạnh tranh đến HQHĐKD của NHTM là phần lý thuyết quan trọng được trình bày trong chương này.

Trên cơ sở lý thuyết đã được trình bày trong chương 2, chương 3 sẽ phân tích thực trạng cạnh tranh và HQHĐKD của các ngân hàng TMCP Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng TMCP việt nam (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)