CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Mô hình và các biến nghiên cứu
4.1.2. Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu
Để đo lường HQHĐKD của các ngân hàng TMCP Việt Nam, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA để tính toán hiệu quả kỹ thuật (TE) và hiệu quả kinh tế toàn phần (CE). Giai đoạn quan trọng trong việc áp dụng phương pháp DEA vào việc đánh giá HQHĐKD của các ngân hàng TMCP Việt Nam là xây dựng mô hình các biến đầu vào và đầu ra cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh.
Trong nghiên cứu này, các yếu tố đầu vào và đầu ra được chọn lựa bao gồm:
Biến đầu vào: Đầu vào gồm 03 biến đại diện cho các nguồn lực đầu vào của một ngân hàng TMCP như: vốn huy động, lao động, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật được lượng hóa bằng các khoản chi phí sử dụng trong quá trình hoạt động gồm:
- Chi phí trả lãi (X1): bao gồm chi phí trả lãi và các khoản tương đương thể hiện yếu tố vốn trong đầu vào của hoạt động ngân hàng TMCP. Ngân hàng chủ yếu
phát hành giấy tờ có giá, vốn tài trợ … và phải trả lãi cho những khoản vốn huy động này.
- Chi phí tiền lương (X2): là chi phí trả cho nhân viên thể hiện yếu tố lao động trong đầu vào của hoạt động ngân hàng TMCP.
- Chi phí khác (X3): là chi phí ngoài lãi loại trừ chi phí nhân viên thể hiện yếu tố trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật …
Biến đầu ra: Đầu ra gồm 02 biến phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của một ngân hàng TMCP:
- Thu nhập từ lãi (Y1): là thu nhập từ hoạt động tín dụng và các khoản tương đương.
- Thu nhập khác (Y2): bao gồm thu nhập hoạt động dịch vụ và thu nhập hoạt động khác.
Biến độc lập
Để xem xét tác động của cạnh tranh đến HQHĐKD của các ngân hàng TMCP Việt Nam, nghiên cứu sử dụng cách đo lường chỉ số Lerner và các biến nội tại của các ngân hàng TMCP làm biến độc lập trong mô hình.
❖ Sức cạnh tranh ngân hàng
Chỉ số Lerner của Abba Lerner (1934) được đo lường bằng công thức sau:
Trong đó, Pit là giá đầu ra của ngân hàng thứ i vào năm t, được tính bằng tỷ lệ tổng thu nhập trên tổng tài sản. MCit là chi phí biên của ngân hàng thứ i vào năm t.
Tuy nhiên, chi phí biên không thể quan sát trực tiếp vì vậy được ước lượng dựa trên hàm số của tổng chi phí ngân hàng (Ariss, 2010; Fu và cộng sự, 2014). Hàm tổng chi phí ngân hàng như sau:
/ tổng tài sản, chi phí lãi / tổng tiền gửi, và chi phí hoạt động khác / tài sản cố định), Y là tổng tài sản, T là xu hướng thời gian phản ánh tác động của tiến bộ kỹ thuật, μ ghi nhận những tác động cố định đơn lẻ, và ε là sai số error.
Hàm tổng chi phí ngân hàng được ước lượng bằng phương pháp tác động cố định (fixed effects) với sai số chuẩn mạnh (robust). Sau khi ước lượng được hàm tổng chi phí ngân hàng, chi phí biên MC được xác định bằng cách lấy đạo hàm cấp một của hàm tổng chi phí ngân hàng, cụ thể:
Chỉ số Lerner càng lớn (gần với 1) hàm ý rằng mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng càng yếu. Ngược lại, tỷ số này càng nhỏ (gần với 0) hàm ý rằng mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng càng cao. Lược khảo các nghiên cứu trước cho thấy, khi mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng TMCP tăng cao sẽ khiến cho HQHĐKD của ngân hàng giảm xuống. Như vậy, khi chỉ số Lerner càng nhỏ thì HQHĐKD của ngân hàng giảm xuống và ngược lại. Do đó, trong nghiên cứu này, kỳ vọng về một mối quan hệ đồng biến (dấu +) giữa Lerner và HQHĐKD.
❖ Cơ cấu vốn (EQTA)
Cơ cấu vốn của ngân hàng cho thấy tỷ lệ nguồn vốn chủ sở hữu và tổng tài sản của ngân hàng. Nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng càng lớn, áp lực trả lãi của ngân hàng càng ít. Do đó, biến cơ cấu vốn sẽ tác động đến lợi nhuận của ngân hàng. Đồng thời, nếu hệ số biến cơ cấu vốn càng lớn, ngân hàng càng ít chịu áp lực trả lãi và sẽ ảnh hưởng tích cực đến HQHĐKD của ngân hàng. Do đó, trong nghiên cứu này kỳ vọng về một mối quan hệ đồng biến (dấu +) giữa biến cơ cấu vốn và HQHĐKD.
❖ Tỷ lệ dự nợ cho vay trên tổng tài sản (LOANTA)
Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản cho thấy quy mô cho vay của ngân hàng.
Hoạt động cho vay luôn mang lại nguồn thu nhập lãi chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu nhập của ngân hàng TMCP. Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản càng cao một mặt chứng tỏ khả năng chiếm lĩnh thị phần của ngân hàng, mặt khác mang lại nguồn thu nhâp cao cho ngân hàng. Do đó, trong nghiên cứu này kỳ vọng về một mối quan hệ đồng biến (dấu +) giữa biến tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản và HQHĐKD.
Tỷ lệ nợ xấu của NHTM cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém, và ngược lại. Các ngân hàng TMCP có một tỷ lệ nợ xấu cao, lợi nhuận của ngân hàng đó sẽ bị ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực. Do đó, kỳ vọng biến tỷ lệ nợ xấu có mối tương quan nghịch biến (dấu -) với HQHĐKD của các ngân hàng TMCP.
❖ Quy mô ngân hàng (BANKSIZE)
Quy mô của ngân hàng thể hiện khả năng ngân hàng được nhận diện thương hiệu, khả năng tiếp cận thị trường vốn, khả năng huy động vốn cũng như cho vay. Do đó, quy mô ngân hàng có tác động trực tiếp đến HQHĐKD của các ngân hàng TMCP, đồng thời, ngân hàng có quy mô càng lớn, càng có khả năng gia tăng thị phần, gia tăng lợi nhuận và gia tăng HQHĐKD. Do đó, trong nghiên cứu này, kỳ vọng về một mối quan hệ đồng biến (dấu +) giữa biến quy mô ngân hàng và HQHĐKD.
❖ Thời gian hoạt động của ngân hàng (AGE)
Thời gian hoạt động của ngân hàng TMCP càng dài cho thấy bề dày kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Do đó, trong nghiên cứu này kỳ vọng về một mối quan hệ đồng biến (dấu +) giữa biến thời gian hoạt động của ngân hàng và HQHĐKD.
❖ Tăng trưởng kinh tế (GDP)
Hoạt động kinh doanh ngân hàng nói riêng và các ngân hàng nói chung đều chịu ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế. Trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế cao, các thành phần kinh doanh trong nền kinh tế đều hoạt động có hiệu quả, việc này giúp cho hoạt động huy động vốn cũng như cho vay của các NHTM diễn ra thuận lợi, đảm bảo khả năng thu hồi vốn cũng như mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Tăng trưởng kinh tế cao sẽ giúp gia tăng HQHĐKD của ngân hàng. Do đó, trong nghiên cứu này kỳ vọng về một mối quan hệ đồng biến (dấu +) giữa biến tăng trưởng kinh tế và HQHĐKD.
Ký hiệu Cách tính Kỳ vọng
tương quan Cơ sở khoa học Biến phụ thuộc
EFFit
Hiệu quả kỹ thuật (TE) và hiệu quả kinh tế toàn phần (CE).
Uddin và Suzuki (2014)
Biến độc lập
Lerner
Mức độ cạnh tranh.
Đo lường bằng Kết quả ước tính chỉ số Lerner từ phương trình (1) và (2)
+/- Pruteanu-Podpiera và cộng sự (2008)
EQTA
Cơ cấu vốn. Đo lường bằng tỷ lệ tổng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản
+
Ataullah và Le (2006), William (2012), Uddin và Suzuki (2014)
LOANTA Tỷ lệ dự nợ cho vay
trên tổng tài sản +
Ataullah và Le (2006), William (2012), Uddin và Suzuki (2014)
NPL Tỷ lệ nợ xấu trên tổng
dư nợ -
Ataullah và Le (2006), William (2012), Uddin và Suzuki (2014)
BANKSIZE
Logarit tự nhiên của tổng tài sản thể hiện quy mô
+
Ataullah và Le (2006), William (2012), Uddin và Suzuki (2014)
AGE Thời gian hoạt động
của ngân hàng TMCP + Uddin và Suzuki (2014)
GDP phẩm quốc nội. Đo lường bằng tỷ lệ % tăng trưởng GDP
+ (2006), William
(2012), Uddin và Suzuki (2014)