Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoan 2011 2017 và định hướng đến năm 2020 của huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 25 - 28)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu

1.2.1. Khái quát về quy hoạch sử dụng đất của các nước trên thế giới

Quy hoạch sử dụng đất luôn có vị trí quan trọng trong thực hiện công tác quản lý đất đai của mỗi quốc gia và được tiến hành từ lâu. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào điều kiện của mỗi quốc gia mà phương pháp và quan điểm quy hoạch sử dụng đất có những đặc thù khác nhau cũng như trong quá trình thực hiện. Ở các quốc gia phát triển như Đức, Mỹ quy hoạch sử dụng đất luôn gắn liền với việc giải quyết các yêu cầu về môi trường, đảm bảo sử dụng đất hiệu quả bền vững. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất tại các quốc gia này có tính khả thi cao.

Những nguyên tắc về sử dụng đất được thông qua ở thành phố NewYork từ năm 1916 đến những thập niên 30 và hầu hết các Bang của nước Mỹ tuân thủ theo nguyên tắc này. Đến thập niên 70, các Bang này gặp phải một số vấn đề về môi trường

và sự bảo tồn các di tích lịch sử nên đòi hỏi phải có những nguyên tắc và tầm nhìn xa hơn. Từ đòi hỏi trên, Luật đất đai mới của Mỹ đã hình thành hệ thống quy hoạch sử dụng đất mới.

Ở Đức, điển hình là thành phố Berlin, hệ thống quy hoạch sử dụng đất đã được xây dựng từ rất sớm. Chỉ vài năm sau khi có sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ đất nước, năm 1994, hệ thống quy hoạch sử dụng đất được xây dựng với bản đồ tỉ lệ 1:50.000.

Sau đó, việc điều chỉnh và cập nhật những biến động đất đai cho phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế, xã hội và mục tiêu của Chính phủ được tiến hành thường xuyên, liên tục. Do đó, hệ thống quy hoạch sử dụng đất ở thành phố Berlin nói riêng, của Đức nói chung có hiệu quả cao, đảm bảo sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm và bền vững, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nền kinh tế.

Ở Pháp, quy hoạch sử dụng đất được xây dựng theo hình thức mô hình hoá nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao trong việc sử dụng tài nguyên, môi trường và lao động, áp dụng bài toán quy hoạch tuyến tính có cấu trúc sản xuất hợp lý, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Ở Trung Quốc, việc lập quy hoạch sử dụng đất phải bảo đảm tuân thủ triệt để nhiều nguyên tắc, như: Sử dụng đất phải tiết kiệm, đem lại hiệu quả sử dụng cao nhất;

bảo đảm sự cân bằng giữa nhu cầu và lợi ích sử dụng đất của các ngành kinh tế, xã hội và các địa phương; tăng cường bảo vệ môi trường, phát triển sinh thái tự nhiên nhằm duy trì và nâng cao chất lượng sống cho người dân của cả nước… Tuy nhiên, nguyên tắc quan trọng nhất là bảo vệ nghiêm ngặt 120 triệu ha đất canh tác. Điều này được thể hiện rõ và xuyên suốt trong hệ thống pháp luật về đất đai của Trung Quốc. Hàng năm, căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất được duyệt, Chính phủ giao chỉ tiêu chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang mục đích khác cho từng tỉnh. Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân bổ cụ thể cho từng đơn vị hành chính cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp huyện phân bổ kế hoạch sử dụng đất đến từng đơn vị xã để thực hiện.

Việc chuyển mục đích sử dụng đất canh tác sang sử dụng vào các mục đích khác phi nông nghiệp phải được phê duyệt tại cấp tỉnh và Chính phủ.

Ở Campuchia, do nền kinh tế kém phát triển, xuất phát điểm thấp, tình hình chính trị rối loạn, nhiều nhà khoa học đã bị giết hại, nên trước những năm 2000, công tác quản lý đất đai chưa được quan tâm, chưa hình thành được hệ thống Luật đất đai và quy hoạch sử dụng đất. Đến năm 2000, Bộ quy hoạch đất đai và xây dựng đã hoàn thiện Luật đất đai, nhưng công tác quy hoạch sử dụng đất còn gặp nhiều khó khăn, kế hoạch sử dụng đất ở từng địa phương không rõ ràng nên sử dụng đất kém hiệu quả và làm suy thoái đất. Mặc dù vậy, nhờ có sự cố gắng tìm hiểu, học hỏi, nghiên cứu công tác quản lý, sử dụng đất đai của các nhà khoa học nên Campuchia đã xây dựng được hệ thống Luật đất đai, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đồng bộ.

Nhìn chung, hệ thống pháp luật đất đai ở các nước phát triển tương đối hoàn thiện nên công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch sử dụng đất được triển khai tốt, sử dụng đảm bảo hiệu quả 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Ở các nước kém phát triển, do thiếu kinh phí, thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn, nên hệ thống Luật đất đai không đồng bộ, hệ thống quy hoạch sử dụng đất có hiệu quả không cao, ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế.

1.2.2. Thực tiễn về quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam

* Thực tiễn về quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam

Ở Việt Nam, từ năm 1994 Chính phủ đã triển khai xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cả nước đến năm 2010. Quy hoạch sử dụng đất được quy định tại Luật đất đai năm 1993, Luật đất đai năm 2003 và Luật đất đai năm 2013.

Theo Điều 36 Luật đất đai năm 2013, hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Việt nam gồm có:

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia - Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh - Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện - Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng - Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh

Năm 2010 quy hoạch sử dụng đất nước ta được triển khai theo lãnh thổ hành chính ở 4 cấp (Quốc gia, tỉnh, huyện, xã) và thực hiện theo các quy định tại Luật đất đai năm 2003. Hiện nay, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai việc Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 theo quy định mới của Luật đất đai năm 2013.

Quy hoạch sử dụng đất đã góp phần tăng cường hiệu lực và ngày càng có hiệu quả cao trong quản lý sử dụng đất, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trong quá trình phát triển của đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. . .đã góp phần thay đổi diện mạo nông nghiệp, nông thôn, đất đai được sử dụng phát triển công nghiệp theo hướng hàng hoá. Đất nông thôn được cải tạo, chỉnh trang phát triển theo hướng đô thị hoá. Đất có mục đích công cộng được quy hoạch đồng bộ với kết cấu hạ tầng phát triển đã góp phần tăng khả năng phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức triển khai công tác quy hoạch sử dụng đất ở nước ta cho thấy còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ; quy hoạch chồng chéo giữa địa phương và Trung ương, thu hồi nhưng không sử dụng hoặc sử dụng quá chậm, đặc biệt với các dự án khu công nghiệp, khu đô thị mới. Hiện nay, nhiều địa phương vẫn tiếp tục lập mới các khu công nghiệp mà không quan tâm đến khả năng

thu hút các nhà đầu tư, việc chọn địa điểm xây dựng các khu công nghiệp chưa tuân theo nguyên tắc triệt để tiết kiệm đất sản xuất nông nghiệp, ở nhiều nơi có quá nhiều khu công nghiệp, nhiều địa phương sử dụng diện tích đất chuyên trồng lúa, đất có ưu thế sản xuất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, sân golf đã làm mất đi ngày càng nhiều đất màu mỡ trồng cây lương thực.

Chất lượng quy hoạch sử dụng đất ở nước ta còn thấp chua khoa học, sự phối hợp giữa quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội và quy hoạch phát triển các ngành, địa phương chưa đồng bộ. Quy hoạch sử dụng đất chủ yếu dừng lại ở việc giải quyết, sắp xếp quỹ đất theo mục đích sử dụng, chưa căn cứ vào tiềm năng đất, chưa thực sự tính toán đầy đủ tới mục tiêu, hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. Vấn đề này dẫn đến thực trạng sản xuất nông nghiệp còn manh mún, rừng tiếp tục bị tàn phá, diện tích đất trống đồi núi trọc, đất bị xói mòn còn lớn. Đặc biệt là sử dụng đất tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp, đô thị, công trình hạ tầng ở tình trạng vừa thừa, vừa thiếu quỹ đất, sử dụng không hiệu quả gây lãng phí quỹ đất.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoan 2011 2017 và định hướng đến năm 2020 của huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)