Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2017

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoan 2011 2017 và định hướng đến năm 2020 của huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 71 - 74)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2017 của huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh

3.2.4. Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2017

3.2.4.1. Những mặt đạt được

- Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã góp phần tích cực cho công tác quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sát thực hơn; khắc phục được tình trạng giao đất, cho thuê đất trái thẩm quyền, không đúng đối tượng và là căn cứ pháp lý quan trọng để (thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,...)

- Việc lập và thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện đã góp phần dự báo sát nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, từ đó có biện pháp chấn chỉnh kịp thời những vi phạm trong quá trình sử dụng đất.

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã góp phần khai thác tốt hơn nguồn lực đất đai, làm cho việc sử dụng đất đai ngày càng tiết kiệm và đạt được hiệu quả cao. Nguồn thu từ đất trở thành nguồn lực quan trọng của huyện và đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và tăng thu ngân sách trong giai đoạn 2011 - 2017.

- Công tác lập và quản lý quy hoạch đã đi vào nền nếp; tăng cường giám sát, quản lý quy hoạch đã được phê duyệt. Hệ thống giao thông trên các phường, xã cơ bản đã được cắm mốc chỉ giới.

3.2.4.2. Một số tồn tại và nguyên nhân a. Tồn tại

Thực tế quá trình tổ chức triển khai thực hiện QHSD đất đến năm 2020, KHSD đất giai đoạn (2011-2017) trên địa bàn huyện đã đạt được những thành tựu nhất định.

Tuy nhiên qua phân tích những kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất thì nhiều chỉ tiêu thực hiện còn thấp so với kế hoạch được duyệt. Đặc biệt là các chỉ tiêu sử dụng đất cụm công nghiệp, đất sản xuất phi nông nghiệp, thương mại dịch vụ đạt thấp đã ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện, chưa tạo nên đột phá lớn để tạo việc làm, thu hút lao động, dân cư đến sinh sống và làm việc, ảnh hưởng đến tốc độ tăng dân số cơ học như quy hoạch đã dự báo.

b. Nguyên nhân

- Công tác phối hợp, trách nhiệm trong việc lập quy hoạch sử dụng đất giữa các phòng, ngành của huyện còn hạn chế.

- Một số địa phương (xã, thị trấn) chưa quan tâm đúng mức, chưa xác định được tầm quan trọng trong việc lập quy hoạch sử dụng đất, thiếu chiều sâu, tính chủ động trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.

- Vốn đầu tư từ ngân sách thắt chặt, cắt giảm hoặc cấp không đúng hạn.

- Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư còn gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án.

- Công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực đất đai ở một số địa phương còn có dấu hiệu buông lỏng, hành vi vi phạm pháp luật đất đai như lấn, chiếm, sử dụng đất không đúng mục đích, sử dụng đất lãng phí, vi phạm quy hoạch, kế hoạch…. chưa được xử lý kịp thời.

- Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, thực hiện các chính sách kiềm chế lạm phát, cũng như chấn chỉnh quản lý đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước nên nhiều công trình không được bố trí kinh phí để thực hiện ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án theo kế hoạch đã đề ra, nhất là vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, giải phóng mặt bằng,…

- Thời gian các tổ chức, cá nhân sử dụng đất lập dự án đầu tư và lập hồ sơ về đất đai thực hiện chậm, điều đó làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các chỉ tiêu trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện.

3.2.4.3. Bài học kinh nghiệm

- Một là, phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị, cơ quan ban ngành, từ tỉnh, huyện đến cấp xã trong công tác tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là điều kiện quan trọng đảm bảo tính khả quan của công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Hai là, kinh tế xã hội của huyện phát triển nhanh do yêu cầu của công nghiệp hóa, phát triển đô thị ... làm chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sử dụng đất nên nhu cầu sử dụng đất tăng cao và đa dạng, làm tăng giá trị sử dụng đất, từ đó đòi hỏi công tác quản lý đất đai nói chung, quản lý quy hoạch sử dụng đất nói riêng phải hoàn chỉnh về cơ chế chính sách cho phù hợp để có thể quản lý đất đai theo quy hoạch và đúng quy định của Pháp luật.

- Ba là, mục tiêu nhiệm vụ của công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải được gắn với nhiệm vụ chuyên môn của từng đơn vị và kết hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của huyện và tỉnh.

- Bốn là, việc quản lý, sử dụng đất phải gắn với cải tạo, bảo vệ đất và gắn với tổ chức sản xuất, bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất chuyên trồng lúa nước; giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp đất đai và nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên mỗi đơn vị diện tích.

- Năm là, cần nâng cao chất lượng của công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Trong những năm qua, nhiều quy hoạch được phê duyệt chưa đảm bảo yêu cầu về chất lượng, kém tính khả thi, có quy hoạch phải điều chỉnh nhiều lần, quy hoạch sử dụng đất chưa thực sự là quy hoạch gốc mà còn mang tính cập nhật, tổng hợp từ những quy hoạch khác nên làm mất vai trò của quy hoạch sử dụng đất.

- Sáu là, thực hiện đánh giá sau quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm phát huy những tồn tại, rút kinh nghiệm để hoàn thiện công tác lập và thẩm định quy hoạch sử dụng đất. trong lập quy hoạch hiện nay, việc đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch của kỳ trước chưa thực sự nghiêm túc, khách quan nên ảnh hưởng đến chất lượng của quy hoạch sử dụng đất.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoan 2011 2017 và định hướng đến năm 2020 của huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)