CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ THANH TOÁN
3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán qua điện thoại thông minh của khách hàng cá nhân tại BIDV Đồng Nai
3.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán qua điện thoại thông minh của khách hàng cá nhân tại BIDV Đồng Nai
3.3.3.2. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định sử dụng dịch vụ
Phân tích tương quan
Phân tích tương quan được thực hiện giữa biến độc lập và biến phụ thuộc và giữa các biến độc lập với nhau.
45
Bảng 3.11: Kết quả phân tích tương quan
HU DD AT XH DM YD
HU Tương quan Pearson 1 .245** .209** .307** .236** .502**
Mức ý nghĩa .000 .001 .000 .000 .000
N 250 250 250 250 250
DD Tương quan Pearson 1 .277** .253** .074 .462**
Mức ý nghĩa .000 .000 .244 .000
N 250 250 250 250
AT Tương quan Pearson 1 .212** .029 .425**
Mức ý nghĩa .001 .653 .000
N 250 250 250
XH Tương quan Pearson 1 .301** .517**
Mức ý nghĩa .000 .000
N 250 250
DM Tương quan Pearson 1 .355**
Mức ý nghĩa .000
N 250
YD Tương quan Pearson 1
Mức ý nghĩa N
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra
Kết quả cho thấy mức ý nghĩa tương quan Pearson của các biến độc lập với biến phụ thuộc đều bé hơn 0.05. Như vậy có mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và biến độc lập Trong đó, hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc ý định sử dụng dịch vụ thanh toán qua điện thoại thông minh và biến độc lập “Ảnh hưởng xã hội” là cao nhất (0,517) , tiếp theo là biến “Nhận thức về sự hữu ích” (0.502) và yếu
46
tố “Nhận thức về sự đổi mới cá nhân” có hệ số tương quan với biến phụ thuộc thấp nhất (0.355). Như vậy, kết quả phân tích tương quan cho thấy việc sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính là phù hợp.
Phân tích hồi quy đa biến
Kết quả hồi quy đa biến giữa 5 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc cho ra kết quả như sau:
Bảng 3.12: Kết quả hồi quy
Mô hình R R2 R2 điều chỉnh Sai số chuẩn của ước lượng Durbin-Watson
1 .744a .553 .544 .49646 1.928
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra Dựa vào bảng trên, ta có giá trị R2 hiệu chỉnh = 0.544>0.5, kết luận mô hình này có thể sử dụng được, 5 biến độc lập được đưa vào giải thích được 54,4% sự thay đổi của biến phụ thuộc, còn lại 45,6% là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên.
Hệ số Durbin – Watson = 1.928, nằm trong khoảng 1.5 đến 2.5 nên không có hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất xảy ra.
Bảng 3.13: Kiểm định Anova ANOVAb
Mô hình Tổng các bình
phương
Bật tự do (df)
Bình phương trung bình
Kiểm địn h F
Mức ý nghĩa (Sig.)
1 Hồi quy 74.480 5 14.896 60.438 .000a
Phần dư 60.139 244 .246
Tổng 134.619 249
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra Kết quả kiểm định F trong bảng Anova cho thấy giá trị sig=0.000<0.05. Như vậy mô hình hồi quy tuyến tính được xây dựng phù hợp với tổng thể.
47
Bảng 3.14: Hệ số hồi quy Mô hình Hệ số chưa chuẩn
hoá
Hệ số chuẩn hoá
t Mức ý
nghĩa
Thống kê đa cộng tuyến
β Độ lệch
chuẩn
β Tolerance VIF
1
(Hằng
số) -.273 .223 -
1.224 .222
HU .190 .033 .265 5.677 .000 .840 1.191
DD .172 .032 .249 5.418 .000 .863 1.158
AT .253 .048 .239 5.250 .000 .887 1.128
XH .251 .045 .266 5.574 .000 .805 1.243
DM .188 .046 .187 4.107 .000 .883 1.132
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra Ta thấy giá trị Sig kiểm định t của 5 biến độc lập đều nhỏ hơn 0.05, kết luận cả 5 biến độc lập được đưa vào mô hình đều có ý nghĩa.
Hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta của các biến độc lập đều mang dấu dương, chứng tỏ các biến độc lập đều có ảnh hưởng tới biến phụ thuộc. Trong đó, biến XH- Ảnh hưởng xã hội có tác động mạnh nhất đến biến YD-Ý định sử dụng dịch vụ thanh toán qua điện thoại thông minh với hệ số hồi quy lớn nhất là .266, có hệ số hồi quy xấp xỉ với biến XH là biến HU với hệ số hồi suy là .265, tác động ít nhất đến biến YD là biến DM, với hệ số hồi quy là .187.
Hệ số VIF của tất cả các biến đều nhỏ hơn 2, do đó không có xảy ra đa cộng tuyến (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Phương trình hồi quy chuẩn hoá được viết như sau:
YD = 0.265* HU + 0.249* DD+ 0.239* AT+ 0.266* XH + 0.187 * DM.
48
Ý định sử dụng= 0.265*Nhận thức tính hữu ích + 0.249* Nhận thức dễ sử dụng+ 0.239* Nhận thức về sự an toàn+ 0.266*Ảnh hưởng xã hội+ 0.187 * Nhận thức về sự đổi mới cá nhân.
Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố ảnh hưởng xã hội có tác động mạnh nhất đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán qua điện thoại thông minh của khách hàng.
Tuy nhiên tại BIDV Đồng Nai hiện nay chưa khai thác triệt để yếu tố này trong phát triển dịch vụ, chưa có nhiều chương trình giới thiệu hay quảng bá về Samsung Pay tại những nơi công cộng như trường học, công ty, trung tâm thương mại…điều này làm hạn chế sự ảnh hưởng của các khách hàng lẫn nhau.
Yếu tố “Nhận thức tính hữu ích” có tác động mạnh thứ hai đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán qua điện thoại thông minh của khách hàng. Như trên đã trình bày, số lượng khách hàng đăng ký sử dụng Smartbanking ngày một gia tăng so với dịch vụ internetbanking, điều này cho thấy khách hàng thực sự thích thú và nhận thức được sự hữu ích của thanh toán di động so với các phương thức thanh toán truyền thống. Điều này là một lợi thế cho BIDV Đồng Nai khi triển khai các dịch vụ thanh toán qua điện thoại thông minh như Samsung Pay, nếu ngân hàng có thể làm nổi bật lên tính hữu ích của dịch vụ này, khách hàng sẽ sẵn sàng sử dụng nó thay thế cho hình thức quẹt thẻ ATM.
Yếu tố “Nhận thức dễ sử dụng” và “Nhận thức về sự an toàn” cũng có tác động tích cực lên ý định sử dụng dịch vụ thanh toán qua điện thoại thông minh của khách hàng cá nhân. Để nâng cao hai yếu tố này cũng không quá khó khăn, thực tế cho thấy các thao tác sử dụng dịch vụ thanh toán qua điện thoại thông minh cũng khá dễ dàng, không quá phức tạp. Bên cạnh đó, tại BIDV Đồng Nai nói riêng và toàn hệ thống nói chung chưa ghi nhận trường hợp nào khách hàng bị rủi ro khi sử dụng Samsung Pay để thanh toán, điều này là một lợi thế khi tiếp cận những khách hàng mới, giúp khách hàng tin tưởng hơn khi sử dụng dịch vụ.
Yếu tố “Nhận thức về sự đổi mới cá nhân” tuy có ít tác động nhất trong số năm yếu tố trên nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố này cũng có tác động tích
49
cực đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán qua điện thoại thông minh của khách hàng cá nhân.
Phân tích sự khác biệt về ý định sử dụng dịch vụ thanh toán qua điện thoại thôngminh giữa các yếu tố nhân khẩu học.
Bảng 3.15: Kiểm định phương sai đồng nhất– giới tính
Thống kê
Levene
Bậc tự do của tử số (df1)
Bậc tự do của mẫu số (df2)
Mức ý
nghĩa (Sig.)
1.142 1 248 .286
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra Bảng 3.16: Kết quả phân tích ANOVA – giới tính
Tổng của các bình phương
Bậc tự do (df)
Trung bình các bình phương
Kiểm định F
Mức ý nghĩa (Sig.)
Giữa các nhóm .949 1 .949 1.760 .186
Trong nhóm 133.670 248 .539
Tổng 134.619 249
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra Bảng 3.17: Kiểm định phương sai đồng nhất– trình độ học vấn
Thống kê
Levene
Bậc tự do của tử số (df1)
Bậc tự do của mẫu số (df2)
Mức ý
nghĩa (Sig.)
1.475 2 247 .231
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra
50
Bảng 3.18: Kết quả phân tích ANOVA – trình độ học vấn Tổng của
các bình phương
Bậc tự do (df)
Trung bình các bình phương
Kiểm định F
Mức ý nghĩa (Sig.)
Giữa các nhóm .040 2 .020 .037 .964
Trong nhóm 134.579 247 .545
Tổng 134.619 249
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra Bảng 3.19: Kiểm định phương sai đồng nhất– thu nhập
Thống kê
Levene
Bậc tự do của tử số (df1)
Bậc tự do của mẫu số (df2)
Mức ý
nghĩa (Sig.)
.888 3 246 .448
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra Bảng 3.20: Kết quả phân tích ANOVA – thu nhập
Tổng của các bình phương
Bậc tự do (df)
Trung bình các bình phương
Kiểm định F
Mức ý nghĩa (Sig.)
Giữa các nhóm 1.898 3 .633 1.173 .321
Trong nhóm 132.721 246 .540
Tổng 134.619 249
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra Kết quả ở các bảng trên cho thấy mức ý nghĩa trong kiểm định Leneve lớn hơn 0.05 nên kết luận phương sai của các nhóm so sánh đồng nhất, đủ điều kiện để phân tích tiếp Anova. Tuy nhiên, giá trị Sig trong kiểm định Anova có giá trị >0.05 nên chưa thể kết luận là có sự khác biệt về ý định sử dụng dịch vụ thanh toán qua
51
điện thoại thông minh giữa các nhóm giới tính ,trình độ học vấn và thu nhập Bảng 3.21: Kiểm định phương sai đồng nhất– nhóm tuổi
Thống kê
Levene
Bậc tự do của tử số (df1)
Bậc tự do của mẫu số (df2)
Mức ý
nghĩa (Sig.)
2.636 4 245 .035
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra Bảng 3.22: Kết quả phân tích ANOVA – nhóm tuổi
Tổng của các bình phương
Bậc tự do (df)
Trung bình các bình phương
Kiểm định F
Mức ý nghĩa (Sig.)
Giữa các nhóm 6.200 4 1.550 2.957 .021
Trong nhóm 128.419 245 .524
Tổng 134.619 249
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra Kết quả ở các bảng trên cho thấy mức ý nghĩa trong kiểm định Leneve nhỏ hơn 0.05 nên kết luận phương sai của các nhóm so sánh không đồng nhất , không đủ điều kiện để phân tích tiếp Anova. Kết luận không có sự khác biệt trong ý định sử dụng thanh toán qua điện thoại thông minh giữa các nhóm tuổi.
Bảng 3.23: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết.
Giả thuyết Kết quả
Giả thuyết H1: nhận thức tính hữu ích có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động.
Chấp nhận
Giả thuyết H2: tính dễ sử dụng có ảnh hưởng tích cực lên ý định sử dụng dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động.
Chấp nhận
52
Giả thuyết H3: nhận thức sự an toàn có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động.
Chấp nhận
Gỉa thiết H4: ảnh hưởng xã hội có ảnh hưởng tích cực lên ý định sử dụng dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động.
Chấp nhận
Giả thuyết H5: tính đổi mới cá nhân có ảnh hưởng tích cực lên ý định sử dụng dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động.
Chấp nhận
Giả thuyết H6.1: Có sự khác biệt về ý định sử dụng dịch vụ thanh toán qua điện thoại thông minh giữa nam và nữ.
Bác bỏ
Giả thuyết H6.2: Có sự khác biệt về ý định sử dụng dịch vụ thanh toán qua điện thoại thông minh giữa các nhóm tuổi.
Bác bỏ
Giả thuyết H6.3: Có sự khác biệt về ý định sử dụng dịch vụ thanh toán qua điện thoại thông minh giữa các nhóm trình độ học vấn.
Bác bỏ
Giả thuyết H6.4: Có sự khác biệt về ý định sử dụng dịch vụ thanh toán qua điện thoại thông minh giữa các nhóm thu nhập
Bác bỏ
53
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 trình bày giới thiệu về các dịch vụ thanh toán qua điện thoại thông minh tại BIDV chi nhánh Đồng Nai và đi sâu nghiên cứu về dịch vụ Samsung Pay.Nội dung chương này trình bày toàn bộ các bước nghiên cứu định lượng cho đề tài, từ cách chọn mẫu, cách nghiên cứu định lượng sơ bộ, nghiên cứu chính thức và kết quả nghiên cứu đã tìm ra yếu tố “Ảnh hưởng xã hội” và “Nhận thức về sự hữu ích” là hai yếu tố tác động mạnh nhất đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán qua điện thoại thông minh của khách hàng cá nhân. Yếu tố có ảnh hưởng ít nhất là
“Nhận thức về sự đổi mới cá nhân”. Kết quả chương 3 sẽ là cơ sở để tác giả đưa ra các giải pháp giúp BIDV Đồng Nai mở rộng thị trường khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán qua điện thoại thông minh.
54