Mô hình hồi quy

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 38 - 42)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Mô hình hồi quy

Bài nghiên cứu dựa trên mô hình của tác giả Petria và cộng sự (2015) về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại tại 27 nước thuộc liên minh Châu Âu. Trong bài nghiên cứu của nhóm tác giả, yếu tố đại diện cho KNSL là tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROAA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROAE). Các yếu tố ảnh hưởng đến KNSL được chia làm hai nhóm là các yếu tố thuộc đặc điểm của ngân hàng và các yếu tố thuộc đặc điểm ngành và điều kiện kinh tế vĩ mô. Các yếu tố thuộc đặc điểm ngân hàng bao gồm quy mô, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, hiệu quả quản lý và mức độ hỗn hợp kinh doanh. Các yếu tố thuộc đặc điểm ngành và điều kiện kinh tế vĩ mô bao gồm mức độ tập trung ngành, lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Mẫu dữ liệu nghiên cứu bao gồm 1098 ngân hàng tại 27 nước thuộc liên minh Châu Âu trong giai đoạn 2004-2011.

Dựa trên nghiên cứu của Petria và cộng sự (2015), tác giả sử dụng ROAA và ROAE để đại diện cho KNSL của các NHTM Việt Nam. Các yếu tố ảnh hưởng đến KNSL của các NHTM Việt Nam được giữ nguyên như nghiên cứu của Petria và cộng sự (2015), bao gồm yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài. Trong đó yếu tố bên trong thuộc về đặc điểm của từng ngân hàng bao gồm quy mô, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, rủi ro tín dụng, hiệu quả quản lý, rủi ro thanh khoản và mức độ hỗn hợp kinh doanh; yếu tố bên ngoài bao gồm mức độ tập trung thị trường trong ngành ngân hàng, lạm phát và tăng trưởng kinh tế.

Phương trình ước lượng như sau:

𝛾 = 𝛼 + 𝛽1𝑠𝑖𝑧𝑒 + 𝛽2𝑎𝑑𝑒𝑞𝑢𝑎𝑐𝑦 + 𝛽3𝑐𝑟𝑖𝑠𝑘 + 𝛽4𝑒𝑓𝑓𝑖𝑐𝑖𝑒𝑛𝑐𝑦 + 𝛽5𝑙𝑟𝑖𝑠𝑘 + 𝛽6𝑏𝑢𝑠𝑚𝑖𝑥 + 𝛽7hhi + 𝛽8inflation + 𝛽9𝑔𝑟𝑜𝑤𝑡ℎ + 𝜀

Trong đó:

 𝛾 là biến phụ thuộc: ROAA hoặc ROAE.

 size là quy mô ngân hàng đo lường bằng logarit (log) của tổng tài sản.

 adequacy là mức độ đủ vốn được đo lường bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản.

 crisk là rủi ro tín dụng được đo lường bằng tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ tín dụng.

 efficiency là hiệu quả quản lý được đo lường bằng tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động.

 lrisk là rủi ro thanh khoản được đo lường bằng tỷ lệ dư nợ tín dụng trên số dư tiền gửi của khách hàng.

 busmix là mức độ hỗn hợp kinh doanh được đo lường bằng tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản bình quân.

 hhi là mức độ tập trung thị trường trong ngành ngân hàng được đo lưởng bằng tổng bình phương thị phần của mỗi ngân hàng trong toàn hệ thống.

 inflation là tỷ lệ lạm phát được đo lường bằng sự thay đổi (tính theo %) của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) theo năm.

 growth là tốc độ tăng trưởng kinh tế được đo lường bằng sự thay đổi (tính theo %) của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo năm.

 𝛼 là hệ số độc lập của phương trình hồi quy.

 𝛽𝑖 là hệ số của các biến độc lập, i từ 1 đến 9.

 𝜀 là phần dư của phương trình hồi quy.

Chi tiết về cách đo lường các biến như sau:

 Biến phụ thuộc: Tác giả sử dụng ROAA, ROAE làm biến phụ thuộc, ROAA được đo lường bằng tỷ số giữa lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản bình quân, còn ROAE được đo lường bằng tỷ số giữa lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu bình quân.

 Biến size đại diện cho quy mô của ngân hàng, được tính bằng logarit (log) của tổng tài sản của mỗi NHTM. Giá trị của biến này càng lớn thể hiện quy mô của NHTM càng lớn.

 Biến adequacy đại diện cho mức độ đủ vốn, được tính bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của mỗi NHTM. Giá trị của biến này càng cao thì mức độ an toàn vốn của NHTM càng cao và ngược lại.

 Biến crisk đại diện cho rủi ro tín dụng, được tính bằng tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ tín dụng của mỗi NHTM. Biến này có giá trị càng lớn thì rủi ro tín dụng của NHTM càng lớn và ngược lại.

 Biến lrisk đại diện cho rủi ro thanh khoản, được tính bằng tỷ lệ dư nợ tín dụng trên số dư tiền gửi của khách hàng của mỗi NHTM. Giá trị của biến này cao có nghĩa là ngân hàng đang đối mặt với rủi ro thanh khoản cao do sử dụng phần lớn nguồn vốn huy động được để cấp tín dụng và ngược lại nếu giá trị của biến này thấp tức ngân hàng có thể đang dự trữ nhiều tài sản thanh khoản với lãi suất thấp làm giảm lợi nhuận Biến này có giá trị càng lớn thì rủi ro thanh khoản của NHTM càng lớn và ngược lại.

 Biến efficiency đại diện cho hiệu quả quản lý, được tính bằng tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động của mỗi NHTM. Biến này có giá trị càng lớn thì hiệu quả quản lý của NHTM càng kém và ngược lại.

 Biến busmix đại diện cho mức độ hỗn hợp kinh doanh, được tính bằng tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản bình quân của mỗi NHTM. Biến này có giá trị càng lớn thì mức độ hỗn hợp kinh doanh của NHTM càng lớn hay nói cách khác sự đa dạng hóa trong hoạt động kinh doanh của NHTM càng cao.

 Biến hhi đại diện cho mức độ tập trung thị trường trong ngành ngân hàng, được tính bằng tổng bình phương thị phần của mỗi ngân hàng trong toàn hệ thống. Dựa theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thế Bính (2016) về tập trung thị trường trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam, tác giả xem xét mức độ tập trung thị trường trong ngành ngân hàng trên phương diện tổng tài sản.

Theo đó, mức độ tập trung thị trường được tính bằng tổng bình phương của tỷ lệ tổng tài sản của mỗi NHTM trên tổng tài sản của các NHTM trong ngành. Giá trị của biến hhi càng lớn thì mức độ tập trung thị trường càng cao hay càng có xu hướng độc quyền và ngược lại thì thị trường càng cạnh tranh.

 Biến inflation đại diện cho tỷ lệ lạm phát, được tính bằng sự thay đổi (tính theo %) của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) theo năm.

 Biến growth đại diện cho tốc độ tăng trưởng kinh tế, được tính bằng sự thay đổi (tính theo %) của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo năm.

Chi tiết kỳ vọng về dấu tác động của biến độc lập đối với biến phụ thuộc được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.1: Chi tiết về các biến và dấu kỳ vọng

STT Ký hiệu biến Đo lường Dấu kỳ

vọng Biến phụ thuộc

ROAA Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân ROAE Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu bình quân

Biến độc lập

1 size Log (tổng tài sản) +/-

2 adequacy Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản +

3 crisk Dự phòng rủi ro tín dụng/ Tổng dư nợ tín dụng - 4 efficiency Chi phí hoạt động/Thu nhập hoạt động - 5 lrisk Dư nợ tín dụng/Số dư tiền gửi của khách hàng +/- 6 busmix Thu nhập ngoài lãi/Tổng tài sản bình quân + 7 hhi Tổng bình phương thị phần của mỗi ngân hàng

trong toàn hệ thống

+/-

8 inflation Tỷ lệ lạm phát được đo lường bằng sự thay đổi (tính theo %) của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) theo năm

+/-

9 growth Tốc độ tăng trưởng kinh tế được đo lường bằng sự thay đổi (tính theo %) của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo năm

+/-

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)