Kết quả phân tích thống kê mô tả

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 57 - 72)

CHƯƠNG 4: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2 Kết quả nghiên cứu

4.2.1 Kết quả phân tích thống kê mô tả

Những đặc điểm của mẫu dữ liệu nghiên cứu được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.3: Đặc điểm của các biến trong mô hình

Biến Số quan sát

Giá trị trung bình

Độ lệch chuẩn

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất ROAA 276 0.0104142 0.0076087 0.0000986 0.0554257 ROAE 276 0.1084729 0.0753975 0.0006794 0.4449051

size 276 13.82273 0.6224318 11.91764 15.08001

adequacy 276 0.1041451 0.0591877 0.0349757 0.4625961

crisk 276 0.0124178 0.0069201 0 0.0388531

efficiency 276 0.4849058 0.1509437 0.1510339 0.9273792 lrisk 276 0.9173515 0.2663238 0.3718736 2.517692 busmix 276 0.0073727 0.0061789 -0.0058619 0.0444953 hhi 276 0.1093657 0.0201333 0.0910053 0.1635001

inflation 276 8.341667 6.243289 0.6 23.1

growth 276 6.175 0.6244634 5.2 7.1

Nguồn: Kết quả phân tích mẫu dữ liệu nghiên cứu từ phần mềm Stata 12 (phụ lục 1)

 Biến ROAA và ROAE đại diện khả năng sinh lời của các NHTM:

Hình 4.6: Khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 – 2017 Nguồn: Tính toán của tác giả từ BCTC của 23 NHTM trong mẫu nghiên cứu

Biến ROAA có giá trị trung bình là 1,04% với độ lệch chuẩn là 0,76%, khoảng biến thiên lớn từ 0,01% đến 5,54% cho thấy sự chênh lệch lớn về khả năng sinh lời giữa các NHTM.

Biến ROAE có giá trị trung bình là 10,85% với độ lệch chuẩn là 7,54%, khoảng biến thiên lớn từ 0,07% đến 44,49% cho thấy sự không tương đồng về hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu giữa các NHTM.

Khả năng sinh lời các NHTM đạt con số tăng trưởng khá ấn tượng trong năm 2006, 2007. Chỉ số ROAE bình quân năm 2006 của mẫu ghi nhận mức tăng cao là 19.22%, mặc dù chỉ số này có phần sụt giảm trong năm 2007 nhưng vẫn duy trì ở mức cao là 17.55%. Trong khi đó, chỉ số ROAA đạt mức lớn hơn 1% là 1.03% năm 2006 và tăng lên tới 1.20% trong năm 2007.

Đến năm 2008, hoạt động tín dụng bị thu hẹp một cách đáng kể do NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Tổng tín dụng toàn hệ thống chỉ tăng 25.43%,

1.03% 1.20% 1.01% 1.15% 1.14% 1.17% 0.75% 0.67% 0.64% 0.60% 0.64% 0.77%

19.22%

17.55%

13.38%

15.79% 16.27% 16.52%

9.99%

8.46% 8.42% 8.61% 9.80%

12.72%

0.00%

5.00%

10.00%

15.00%

20.00%

25.00%

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

ROAA ROAE

giảm hơn một nửa so với tốc độ tăng trưởng năm trước đó. Điều này đã tác động rất lớn đến thu nhập của các ngân hàng thương mại. Như đã đề cập ở trên, thu nhập lãi từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng khá lớn trong danh mục thu nhập của ngành ngân hàng. Trong bối cảnh các NHTM chủ yếu chỉ thực hiện các nghiệp vụ truyền thống như huy động, cho vay, tín dụng giảm là một trong những nguyên nhân chủ chốt kéo theo khoản mục thu nhập lãi sụt giảm đáng kể, kết quả là lợi nhuận sau thuế ngành ngân hàng cũng giảm theo. Chỉ số ROAE bình quân đã giảm mạnh xuống còn 13.38%, chỉ số ROAA cũng giảm xuống còn 1.01% từ mức 1.20% năm 2007.

Từ năm 2009 – 2011, chỉ số ROAE bình quân có phần cải thiện và trở lại xu hướng tăng nhẹ và duy trì ở mức 16.5% trong năm 2011, chỉ số ROAA cũng diễn biến tương tự khi tăng nhẹ và dao động từ 1.14% đến 1.17%. Chỉ số ROAE và ROAA bình quân quay lại xu hướng giảm trong những năm 2012 – 2014. Trong đó chỉ số ROAE giảm xuống còn 8.42%, chỉ số ROAA giảm xuống còn 0.64%. Cả hai chỉ số đã tăng trở lại trong những năm gần đây từ 2015 đến 2017.

 Biến size đại điện quy mô NHTM:

Hình 4.7: Tốc độ tăng trưởng tài sản các NHTM giai đoạn 2006 – 2017 Nguồn: Tính toán của tác giả từ BCTC của 23 NHTM trong mẫu nghiên cứu

916 1,359 1,616 2,142

2,906

3,428 3,617 4,016

4,610 5,403

6,358 7,590

35%

48%

19%

33% 36%

18%

6%

11%

15% 17% 18% 19%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Nghìn tỷ đồng

Tổng Tài sản Tốc độ tăng trưởng tài sản

Biến size có giá trị trung bình 13,82 với độ lệch chuẩn 0,62, khoảng biến thiên lớn từ 11,92 đến 15,08 cho thấy sự không tương đồng về quy mô tổng tài sản giữa các NHTM.

Quy mô tài sản ngành ngân hàng đã mở rộng khá ấn tượng trong những năm vừa qua. Trong giai đoạn 2006 – 2017, xét số liệu mẫu 23 NHTM, tổng tài sản các ngân hàng đã tăng gấp 7 lần từ mức 916 nghìn tỷ trong lên mức 7,590 nghìn tỷ. Tốc độ tăng trưởng tài sản bình quân hàng năm là 22% và tốc độ tăng trưởng lũy kế trong giai đoạn trên là 21%.

Năm 2007 ngành ngân hàng chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ quy mô tổng tài sản với tốc độ tăng đến 48% so với năm trước đó. Kinh tế trong nước tăng trưởng mạnh mẽ, hoạt động huy động và cho vay đều tăng trưởng đáng kể, dẫn đến quy mô tổng tài sản tăng mạnh.

Đến năm 2008, tốc độ tăng quy mô tài sản chững lại do ngành ngân hàng chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và các chính sách tiền tệ thắt chặt của NHNN. Quy mô tổng tài sản vẫn tăng nhưng với tốc độ khá khiêm tốn chỉ ở mức 19%, rất thấp so với mức tăng 48% trong năm trước đó.

Biến động quy mô tổng tài sản cũng tương tự như diễn biến tăng trưởng hoạt động tín dụng. Trong 2 năm tiếp theo là 2009 – 2010, quy mô tổng tài sản tăng trưởng mạnh trở lại do chính sách nới lỏng tiền tệ dẫn đến tín dụng tăng trưởng.

Mặc dù tốc độ tăng tài sản ngân hàng những năm tiếp theo có xu hướng tăng chậm lại nhưng tốc độ tăng duy trì khá ổn định từ mức 11% - 19% trong giai đoạn 2013 – 2017. Lúc này số dư tổng tài sản ngành ngân hàng đã tăng đáng kể lên trên 4,000 nghìn tỷ đồng trong năm 2013, quy mô tài sản tăng mạnh về số dư, do đó dù tốc độ tăng trưởng có chậm lại nhưng vẫn duy trì mức tăng ổn định, quy mô tài sản ngân hàng vẫn có những chuyển biến tăng tích cực.

 Biến adequacy đại điện mức độ an toàn vốn đo lường bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản:

Hình 4.8: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản các NHTM trong giai đoạn 2006 – 2017

Nguồn: Tính toán của tác giả từ BCTC của 23 NHTM trong mẫu nghiên cứu

Biến adequacy có giá trị trung bình 10,41% với độ lệch chuẩn 5,92%, khoảng biến thiên lớn từ 3,50% đến 46,26% cho thấy sự khác biệt lớn về tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản giữa các NHTM.

“Sản phẩm” kinh doanh chính của ngành ngân hàng là tiền tệ, do đó cấu trúc vốn của ngành ngân hàng có tính chất đặc thù hơn các ngành khác. Cụ thể vốn chủ sở hữu chỉ chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn trong tổng tài sản, tỷ lệ đòn bẩy của ngành ngân hàng khá cao. Trong giai đoạn 2006 – 2017, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (tỷ lệ EA) chỉ biến động quanh vùng từ 5.9% - 8.0%. Mặc dù các ngân hàng đã liên tục tăng vốn để đáp ứng vốn đủ theo quy định của NHNN, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu vẫn không theo kịp tốc độ tăng trưởng tài sản. Những năm gần đây tỷ lệ EA đang có xu hướng sụt giảm, từ mức cao nhất 8.0% trong năm

6.0%

7.4% 7.7%

7.0% 7.0% 7.2%

7.8% 8.0%

7.2% 6.8%

6.2% 5.9%

2.0%

3.0%

4.0%

5.0%

6.0%

7.0%

8.0%

9.0%

10.0%

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

2013 tỷ lệ EA giảm dần xuống còn 5.9% trong năm 2017. Các NHTM vẫn đang nỗ lực tăng vốn theo các kế hoạch đã được thông qua. Với việc áp dụng các quy định của Basel trong đó có chỉ tiêu an toàn vốn, các ngân hàng buộc phải gấp rút cải thiện vốn chủ sở hữu để đáp ứng.

 Biến crisk đại điện rủi ro tín dụng:

Hình 4.9: Tỷ lệ dự phòng trên tổng dư nợ các NHTM giai đoạn 2006– 2017 Nguồn: Tính toán của tác giả từ BCTC của 23 NHTM trong mẫu nghiên cứu

Biến crisk có giá trị trung bình 1,24% với độ lệch chuẩn 0,69%, khoảng biến thiên lớn từ 0,00% đến 3,89% cho thấy sự không tương đồng về rủi ro tín dụng giữa các NHTM.

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ tín dụng tăng mạnh trong năm 2008 lên 1.9% từ mức 1% trong năm trước đó. Có thể nói năm 2007 – 2008 đánh dấu bước ngoặc thay đổi lớn trong ngành ngân hàng. Nếu như năm 2007 tất cả các chỉ tiêu tài chính của ngành ngân hàng đều tăng trưởng đầy triển vọng và khả quan, thì năm 2008 các chỉ tiêu đều quay đầu giảm mạnh do chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính và chính sách tiền tệ thắt chặt của NHNN do những bất ổn kinh tế trong nước.

1.0% 1.0%

1.9%

1.7%

1.9% 2.1% 2.1%

1.9%

1.7%

1.4% 1.4% 1.3%

0.2%

0.7%

1.2%

1.7%

2.2%

2.7%

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Sau khi sụt giảm nhẹ xuống 1.7% trong năm 2009, tỷ lệ dự phòng trên tổng dư nợ đều tăng trong 3 năm tiếp theo 2010 – 2012 lên 2.1%, tỷ số này đã điều chỉnh giảm dần trong những năm sau đó từ mức 1.9% trong năm 2013 xuống 1.3% trong năm 2017. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ tín dụng giảm dần đều kể từ năm 2012 trở lại đây chưa hẳn xuất phát hoàn toàn từ chất lượng tín dụng được cải thiện mà một phần do các khoản nợ xấu đã được bán cho công ty Quản lý Tài sản của TCTD Việt Nam (VAMC).

Ngày 26/07/2013, NHNN đã ban hành Quyết định số 1459/QĐ-NHNN về việc thành lập công ty VAMC với mục đích xử lý nợ xấu, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế. Trong giai đoạn 2013 – 2017 VAMC đã thực hiện mua 307,386 tỷ đồng nợ xấu bằng Trái phiếu đặc biệt. VAMC không chi trả bất cứ khoản tiền nào khi mua nợ xấu của các ngân hàng, mà thay vào đó chỉ là phát hành các trái phiếu đặc biệt cho các ngân hàng. Bản chất của việc bán nợ xấu cho VAMC chỉ là chuyển đổi khoản mục nợ xấu trên bảng cân đối kế toán thành các khoản mục trái phiếu chuyển đổi VAMC, hoạt động này chỉ làm cho báo cáo tài chính của ngành ngân hàng trở nên ‘sạch và đẹp hơn” với tỷ lệ nợ xấu đã được điều chỉnh giảm đáng kể, tuy nhiên thực tế là nợ xấu vẫn chưa được giải quyết triệt để từ hoạt động bán nợ mà chỉ chuyển đổi từ số dư cho vay sang số dư trái phiếu đặc biệt. Tuy nhiên, NHNN cũng đã ban hành quy định mỗi năm các TCTD phải trích lập dự phòng 20% tổng mệnh giá trái phiếu đặc biệt của năm trước đó. Hay nói cách khác các ngân hàng sẽ mất 5 năm để trích lập đủ dự phòng cho các khoản nợ xấu trường hợp không thu hồi được từ khách hàng. Áp lực tài chính sẽ đè nặng lên ngành ngân hàng trong 5 năm kể từ thời điểm bán nợ do chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng lên. Tuy nhiên nếu những năm sau đó nếu khách hàng trả được nợ thì lúc này lợi nhuận ngân hàng sẽ cải thiện mạnh mẽ do vừa được hoàn nhập dự phòng, vừa tăng lợi nhuận khác khi khách hàng trả gốc và lãi.

 Biến efficiency đại điện hiệu quả quản lý:

Hình 4.10: Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động (CIR) các NHTM giai đoạn 2006 – 2017

Nguồn: Tính toán của tác giả từ BCTC của 23 NHTM trong mẫu nghiên cứu

Biến efficiency có giá trị trung bình 48,49% với độ lệch chuẩn 15,09%, khoảng biến thiên lớn từ 15,10% đến 92,74% cho thấy sự khác biệt lớn về hiệu quả quản lý giữa các NHTM.

Hiệu quả quản lý được tính bằng tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động (tỷ lệ CIR). Tỷ lệ CIR đạt mức 37% trong năm 2006, nhưng sau đó giảm khá mạnh xuống mức 30% trong năm 2007 do lợi nhuận tăng vọt. Kinh tế tăng trưởng ấn tượng với hoạt động tín dụng được đẩy mạnh tăng gấp nhiều lần so với các năm trước đó, kết quả thu nhập cải thiện khá tốt. Tuy nhiên, những năm sau đó tỷ lệ CIR bắt đầu xu hướng tăng mạnh lên quanh mức 45% trong giai đoạn 2008 – 2011. Tỷ lệ CIR tiếp tục xu hướng tăng mạnh và tiến về quanh mức 50% trong thời gian 2012 – 2016.

37%

30%

39%

44% 45%

43%

48%

52% 50% 49% 49%

45%

20%

25%

30%

35%

40%

45%

50%

55%

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Các tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu kết hợp với những khó khăn nội tại nền kinh tế trong nước và các chính sách tái cơ cấu ngành ngân hàng khiến cho tốc độ tăng trưởng lợi nhuận chậm lại. Trong khi đó, ngành ngân hàng vẫn liên tục thúc đẩy tăng trưởng quy mô tổng tài sản, để thực hiện điều này các ngân hàng buộc phải tăng quy mô số lượng nhân viên dẫn đến chi phí lương và chi phí quản lý (chi phí văn phòng phẩm, công tác phí, mua sắm tài sản…) cũng tăng theo tương ứng. Điều này dẫn đến tỷ lệ CIR liên tục tăng và duy trì quanh mức 50%

trong những năm gần đây.

 Biến lrisk đại điện rủi ro thanh khoản:

Hình 4.11: Tỷ lệ dư nợ cho vay trên huy động các NHTM giai đoạn 2006 – 2017

Nguồn: Tính toán của tác giả từ BCTC của 23 NHTM trong mẫu nghiên cứu

Biến lrisk có giá trị trung bình 91,74% với độ lệch chuẩn 26,63%, khoảng biến thiên lớn từ 37,19% đến 251,77% cho thấy sự khác biệt lớn về khẩu vị rủi ro thanh khoản giữa các NHTM.

Rủi ro thanh khoản của các NHTM được đo lường bằng tỷ số dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi (LDR). Trong giai đoạn 2006 – 2017, tỷ lệ LDR xoay quanh mức 90%. Trong năm 2006, 2007 hoạt động tín dụng và huy động đều tăng trưởng mạnh mẽ, các NHTM ồ ạt đưa ra các chính sách đẩy mạnh tín dụng và huy động. Những

89% 91%

88%

98% 99% 102%

93%

87%

82% 85% 87% 90%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

110%

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

thuận lợi về kinh tế thế giới và trong nước khiến thanh khoản của ngành ngân hàng trong thời gian này khá dồi dào.

Đến năm 2008, hệ thống NHTM chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính. Tín dụng bị thắt chặt nên sụt giảm mạnh, hoạt động huy động tiền gửi tổ chức kinh tế dân cư dù có giảm nhưng vẫn trong tầm kiểm soát của các ngân hàng, tỷ lệ LDR năm 2008 vẫn ổn định ở mức 88%. Những năm sau đó dù hoạt động tín dụng tăng nhẹ trở lại, tuy nhiên tình hình huy động vốn từ thị trường 1 trở nên khó khăn hơn rất nhiều dù các ngân hàng đã liên tục điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi.

Theo báo cáo NHNN lãi suất huy động trong năm 2009 đã điều chỉnh tăng 1% - 2%

so với cuối năm 2008. Tình hình huy động càng trở nên căng thẳng trong năm 2011.

Để cải thiện tình hình thanh khoản, các chương trình ưu đãi tăng lãi suất tiền gửi liên tục được tung ra, thậm chí một số ngân hàng đã vượt rào tìm cách lách quy định trần lãi suất của NHNN. Tỷ lệ LDR tăng mạnh lên quanh mức 100% trong thời gian 2009 – 2011, trong đó năm 2011 tỷ lệ LDR đã tăng lên mức cao 102%. Trong thời gian này nhiều ngân hàng nhỏ gặp khó khăn về thanh khoản đã phải dùng nguồn huy động vốn từ thị trường 2 (huy động từ các TCTD khác và NHNN) để bù đắp cho thị trường 1.

Tình hình thanh khoản của ngành ngân hàng đã dần dần được cải thiện trong giai đoạn 2012 – 2014, tỷ lệ LDR đã điều chỉnh giảm dần qua các năm và giảm xuống mức 82% trong năm 2014. Tỷ lệ LDR dần tăng trở lại trong những năm gần đây lên gần mức 90% do hệ thống ngân hàng đã dần ổn định. Hoạt động cho vay và huy động được cải thiện, các ngân hàng đã trở nên cẩn trọng hơn trong hoạt động tín dụng và đẩy mạnh xử lý nợ để thu hồi vốn, tình hình thanh khoản cũng dần ổn định hơn.

 Biến busmix đại điện mức độ hỗn hợp kinh doanh:

Biến busmix có giá trị trung bình 0,74% với độ lệch chuẩn 0,62%, khoảng biến thiên lớn từ -0,59% đến 4,45% cho thấy sự chênh lệch lớn về thu nhập ngoài lãi giữa các NHTM.

Hình 4.12: Tỷ lệ Thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản các NHTM giai đoạn 2006 – 2017

Nguồn: Tính toán của tác giả từ BCTC của 23 NHTM trong mẫu nghiên cứu

Chỉ tiêu thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản được sử dụng để đo lường mức độ hỗn hợp kinh ngành ngân hàng, đánh giá mức độ đóng góp của các khoản thu nhập ngoài lãi vào danh mục thu nhập của ngân hàng. Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản ở mức khá thấp, dao động trong khoảng từ 0.39% - 1.17% trong giai đoạn 2006 – 2017. Tỷ lệ này đạt mức cao nhất trong năm 2009 (đạt 1.17%), giảm dần trong những năm sau đó, và dao động trong biên độ hẹp từ 0.65% - 0.86% trong những năm gần đây từ 2013 - 2017. Các ngân hàng vẫn tập trung vào các nghiệp vụ kinh doanh truyền thống như huy động, cho vay dẫn đến nguồn thu nhập chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn vẫn là từ các khoản thu nhập lãi. Hay nói cách khác mức độ hỗn hợp kinh doanh của ngành ngân hàng chưa cao.

 Biến hhi đại điện mức độ tập trung thị trường trong ngành ngân hàng:

Biến hhi có giá trị trung bình 0,11 với độ lệch chuẩn 0,02, giá trị trung bình này nhỏ hơn nhiều so với 1 cho thấy thị trường ngành ngân hàng của Việt Nam có mức độ cạnh tranh cao.

0.93%

1.02%

0.75%

1.17%

0.92%

0.65%

0.39%

0.77%

0.72%

0.65% 0.70%

0.86%

0.20%

0.40%

0.60%

0.80%

1.00%

1.20%

1.40%

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Theo nghiên cứu “Tập trung thị trường trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thế Bính trong giai đoạn 2008 – 2014 thì mức độ tập trung thị trường trong hệ thống ngân hàng ở các tiêu chí: tổng tài sản, huy động và cho vay hầu hết đều có xu hướng giảm trong giai đoạn 2008 – 2011 và tăng nhẹ trong giai đoạn 2011 – 2014. Mức độ tập trung thị trường trong ngành ngân hàng dịch chuyển dần từ tập trung vừa phải (tương ứng với mức cạnh tranh trung bình) sang thị trường không mang tính tập trung (tương ứng với mức độ cạnh tranh cao).

Tuy nhiên, trong giai đoạn 2011 – 2014, NHNN đã đưa ra các chính sách tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, hoạt động hợp nhất và sáp nhập trong ngành ngân hàng xảy ra khá sôi động. Điều này dẫn đến số dư tổng tài sản, huy động và cho vay của một số ngân hàng bất ngờ tăng mạnh, dẫn đến hiệu ứng gia tăng thị phần của một số ngân hàng. Kết quả là mức độ tập trung có điều chỉnh nhưng vẫn ở mức vừa phải.

 Biến growth đại điện tăng trưởng kinh tế:

Hình 4.13: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006 – 2017 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ dữ liệu của IMF

7% 7.10%

5.70%

5.40%

6.40% 6.20%

5.20% 5.40%

6.00%

6.70%

6.20%

6.80%

0%

1%

2%

3%

4%

5%

6%

7%

8%

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

GDP

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 57 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)