3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1. Đánh giá khả năng sinh trưởng của các giống Chùm ngây
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần nhắc lại. Mỗi giống trồng 5 cây/lần nhắc.
Sơ đồ 3.1. Bố trí thí nghiệm các giống Chùm ngây nhập nội
A B C
4 1 2 3 1 7 8 2 2 4 8 3
8 6 7 5 3 4 5 6 1 6 5 7
Chú thích:
A, B, C: Các lần nhắc lại
1: Địa phương, 2: VI048687, 3: VI047492, 4: Thái Lan, 5: VI048590, 6: VI048787, 7: PKM-1, 8:Philippin
Khoảng cách: Hàng cách hàng 1,5m; Cây cách cây 1m Tổng diện tích vườn 300m2, tính cả diện tích bảo vệ.
3.3.1.2. Các chỉ tiêu theo dõi
* Đánh giá khả năng sinh trưởng
- Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng.
- Tỷ lệ sống sau trồng.
- Động thái tăng trưởng số lá.
- Động thái tăng trưởng chiều cao cây.
- Động thái tăng trưởng đường kính tán.
- Động thái tăng trưởng đường kính gốc.
- Khả năng ra cành sau lần bấm ngọn đầu tiên.
- Khả năng phát triển chiều dài cành sau lần bấm ngọn đầu tiên.
* Đánh giá đặc điểm hình thái lá của một số giống Chùm ngây nhập nội - Màu sắc lá.
- Hình dạng lá chét cuối.
- Hình dạng lá chét giữa.
- Số lần kép của lá.
- Kiểu đính của lá.
* Đánh giá khả năng cho năng suất
- Khối lượng sinh khối các lần thu hoạch.
- Khối lượng lá tươi.
- Tỷ lệ lá khô/tươi.
Các chỉ tiêu theo dõi dựa theo quy trình trồng cây Chùm ngây của Trung tâm rau Thế giới (AVRDC-The World Vegetable Center).
3.3.1.3. Phương pháp theo dõi và đánh giá
Tiến hành theo dõi, đo đếm các chỉ tiêu trên 5 cây trong ô thí nghiệm. Tuỳ theo các chỉ tiêu để theo dõi vào các thời kỳ sinh trưởng thích hợp, quan sát bằng mắt thường, đo đếm, cân trực tiếp. Phương pháp theo dõi được tuân theo quy trình trồng cây Chùm ngây của Trung tâm rau Thế giới (AVRDC-The World Vegetable Center).
* Đánh giá khả năng sinh trưởng:
- Thời gian thu hoạch :
• Thu hoạch lần thứ nhất: Được tính sau lần bấm ngọn đầu tiên (khi 70 - 80%
số cây trong vườn đạt 75 cm, bấm ngọn cách mặt đất 55 cm).
• Thu hoạch lần thứ hai: 30 ngày sau lần thu hoạch thứ nhất.
• Thu hoạch lần thứ ba: 30 ngày sau lần thu hoạch thứ hai.
• Thu hoạch lần thứ tư: 30 ngày sau lần thu hoạch thứ ba.
- Tỷ lệ sống sau trồng = Số cây sống
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑐â𝑦 𝑡𝑟ồ𝑛𝑔 × 100 (theo dõi từ 30 ngày sau trồng đến giai đoạn thu hoạch lần 1).
- Động thái tăng trưởng số lá: Đo lần đầu tiên sau trồng 30 ngày, đo các lần tiếp theo cách 30 ngày.
- Động thái tăng trưởng chiều cao: Đo lần đầu tiên sau trồng 30 ngày, đo các lần tiếp theo cách 30 ngày.
- Động thái tăng trưởng đường kính tán: Đo lần đầu tiên sau trồng 30 ngày, đo các lần tiếp theo cách 30 ngày.
- Động thái tăng trưởng đường kính gốc: Đo lần đầu tiên sau trồng 30 ngày, đo các lần tiếp theo cách 30 ngày.
- Khả năng ra cành sau lần bấm ngọn đầu tiên: Số cành được đếm sau mỗi lần thu hoạch.
- Khả năng phát triển chiều dài cành sau lần bấm ngọn đầu tiên: 1 tháng 1 lần đo.
* Đánh giá đặc điểm hình thái lá
- Màu sắc lá: Xanh, xanh đậm, xanh nhạt.
- Hình dạng lá chét cuối: Ovan, ovan dài, tròn, bầu dục dài.
- Hình dạng lá chét giữa: Ovan, ovan dài, tròn, bầu dục dài.
- Số lần kép của lá: Đếm số lần kép trên một lá.
- Kiểu đính của lá: Đứng, đứng vừa.
* Đánh giá khả năng cho năng suất
- Khối lượng sinh khối: Tổng sinh khối qua các lần thu hoạch.
- Khối lượng lá tươi: Tổng khối lượng lá tươi (đã bỏ thân) qua các lần thu hoạch.
- Tỷ lệ lá khô/tươi:
Lấy 100 gram lá tươi sấy ở nhiệt độ 80oC trong 1 giờ, sau đó cân lại và làm tiếp tục sấy ở nhiệt độ 90 oC và 100 oC đến khi khối lượng lá khô không giảm đươc nữa.
Tỷ lệ lá khô/tươi = 𝐾ℎố𝑖𝑙ượ𝑛𝑔𝑙á𝑘ℎô
𝐾ℎố𝑖𝑙ượ𝑛𝑔𝑙á𝑡ươ𝑖 x 100 (%) 3.3.1.4. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng
* Cách tiến hành:
- Ngâm ủ hạt: Hạt giống được rửa sạch bằng nước lã, vớt ra ngâm trong nước ấm (2 sôi:3 lạnh) trong 24 giờ, sau đó vớt ra rửa sạch nhớt, ủ mỗi giống 30 hạt vào đĩa petri, đặt trong bóng tối, rửa chua hàng ngày.
- Gieo hạt: Đem các hạt nứt nanh gieo trong bầu có giá thể trộn sẵn (đất, trấu
hun, phân vi sinh) và có đánh dấu từng giống.
- Làm đất: Làm sạch cỏ dại, chia hàng và khoảng cách trồng. Đào hố với diện tích mỗi hố rộng × sâu (30 × 40 cm). Bón phân chuồng và vôi vào từng hố trước khi trồng.
* Chăm sóc sau trồng:
- Rào lưới xung quanh vườn cây.
- Mỗi ngày tưới 1 lần vào buổi chiều mát.
- 10 ngày bón thúc phân NPK 1%/lần.
- Phun thuốc BVTV khi phát hiện cây có triệu chứng bị nhện đỏ, sâu bệnh hại khác.