Khả năng sinh trưởng của các giống Chùm ngây nhập nội

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng và đa dạng di truyền của một số giống rau chùm ngây (moringa oleifera) nhập nội tại tỉnh quảng trị (Trang 46 - 53)

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA CÁC GIỐNG CHÙM NGÂY NHẬP NỘI TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ

4.1.1. Khả năng sinh trưởng của các giống Chùm ngây nhập nội

Khả năng sinh trưởng của các giống Chùm ngây thể hiện qua: Chỉ tiêu về các giai đoạn sinh trưởng, tỷ lệ sống sau trồng, động thái tăng trưởng số lá, chiều cao, đường kính tán, đường kính gốc, khả năng ra cành và phát triển chiều dài cành sau lần bấm ngọn đầu tiên. Những chỉ tiêu đó thể hiện khả năng thích nghi của các giống nhập nội trong điều kiện tỉnh Quảng Trị.

4.1.1.1. Thời gian sinh trưởng của các giống Chùm ngây qua các giai đoạn Thời gian sinh trưởng là một chỉ tiêu quan trọng để xác định cơ cấu mùa vụ, thời gian trồng. Đối với cây trồng ở mỗi vùng sinh thái khác nhau thời gian sinh trưởng có sự khác nhau. Ở nghiên cứu này thời gian bấm ngọn của mỗi giống phải từ 70 - 80%

tổng số cây thí nghiệm đạt chiều cao trên 75 cm, từ lần thu hoạch thứ nhất trở đi, vườn thí nghiệm thu hoạch tập trung. Kết quả nghiên cứu về thời gian sinh trưởng của các giống Chùm ngây nhập nội được trình bày ở Bảng 4.1.

Bảng 4.1. Thời gian sinh trưởng của các giống Chùm ngây

(ĐVT: ngày)

Giống

Thời gian từ trồng đến...

Bấm ngọn

Thu hoạch đợt 1

Thu hoạch đợt 2

Thu hoạch đợt 3

Thu hoạch đợt 4

ĐC 93 120 150 180 210

VI048687 95 120 150 180 210

VI047492 95 120 150 180 210

Thái Lan 92 120 150 180 210

VI048590 92 120 150 180 210

VI048787 98 120 150 180 210

PKM-1 90 120 150 180 210

Local Philipin 98 120 150 180 210 Kết quả nghiên cứu về thời gian sinh trưởng của các giống rau chùm ngây nhập nội được trình bày ở Bảng 4.1. Qua đó có thể thấy: Thời gian từ khi trồng đến khi bấm ngọn (chiều cao cây đạt trên 75cm) của các giống có sự sai khác rõ rệt, trong đó giống PKM - 1 có thời gian bấm ngọn sớm nhất là 90 ngày, kế tiếp là các giống Thái Lan, VI048590 và ĐC có thời gian bấm ngọn là 92 - 93 ngày. Muộn nhất là các giống VI048787 và Local Philipin bấm ngọn 98 ngày. Thời gian thu hoạch lần 1 và các lần sau đó thu hoạch tập trung theo đợt nên có sự biến động thể hiện qua năng suất lá.

4.1.1.2. Diễn biến về tỷ lệ sống của các giống Chùm ngây sau trồng

Tỷ lệ sống qua các giai đoạn sinh trưởng thể hiện khả năng thích nghi của các giống nhập nội trong điều kiện canh tác của vùng nghiên cứu.Những giống có tỷ lệ sống cao thể hiện khả năng thích ứng rộng, có tiềm năng để đưa vào thực tế sản xuất.Đối với cây rau chùm ngây, tỷ lệ sống được theo dõi ở thời điểm 21 ngày sau trồng đến giai đoạn bấm ngọn (cây cao khoảng 75cm) và vẫn tiếp tục theo dõi đến lần thu hoạch thứ 4.

Bảng 4.2. Diễn biến về tỷ lệ sống của các giống Chùm ngây sau trồng

(ĐVT: %)

Giống

Tỷ lệ sống qua các giai đoạn sinh trưởng... ngày sau trồng

21 30 60 90 120 150 180 210

ĐC 89,2 88,2 80,1 78,8 78,8 78,8 78,8 78,8

VI048687 86,7 86,7 80,0 60,0 60,0 60,0 40,0 40,0 VI047492 79,3 79,3 50,4 50,4 50,4 34,5 34,5 34,5 Thái Lan 88,2 88,2 82,6 79,3 79,3 79,3 79,3 79,3 VI048590 80,0 73,4 61,8 41,7 41,7 41,7 41,7 41,7 VI048787 82,1 72,5 52,5 25,0 25,0 25,0 25,0 25,0 PKM-1 100 92.4 87,5 85,0 85,0 85,0 85,0 85,0 Local Philipin 83,3 73,3 63,5 52,3 40,0 40,0 40,0 40,0 Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ sống của các giống được trình bày ở Bảng 4.2. Tỷ lệ sống trong giai đoạn 21 ngày sau trồng phụ thuộc rất lớn vào sức sống của hạt giống

và khả năng thích ứng của cây con. Bảng 4.2 cho thấy, tỷ lệ sống đến ngày 21 sau trồng của các giống không giống nhau, giống PKM - 1 có tỷ lệ sống cao nhất 100%, thấp nhất là giống VI047492 79,3%, các giống khác chỉ giao động trong phạm vi 80,0 - 89,2%. Trong suốt các giai đoạn tiếp theo, tỷ lệ sống có sự biến động mạnh. Đến ngày 120 sau trồng chỉ còn giống ĐC, Thái Lan, PKM - 1 có tỷ lệ sống 78,8% trở lên.

Như vậy 3 giống trên có khả năng thích ứng tốt với điều kiện thời tiết khí hậu tỉnh Quảng Trị, có thể đưa 3 giống trên vào nghiên cứu, ứng dụng trong sản xuất.

4.1.1.3. Động thái tăng trưởng số lá

Sau khi trồng 30 ngày các giống đạt 5 - 6 lá và phát triển nhanh chóng ở các giai đoạn tiếp theo, với tốc độ trung bình 7 ngày phát sinh được 1 lá (Bảng 4.3). Ở giai đoạn từ 60 - 90 ngày sau trồng, tốc độ tăng trưởng số lá lớn, khoảng 4 - 5 ngày phát sinh được 1 lá, các giống có số lá và tốc độ ra lá tương đương nhau.

Bảng 4.3. Động thái tăng trưởng số lá của các giống Chùm ngây

(ĐVT:lá)

Giống 30 NST 60 NST 90 NST

ĐC 6,00 a 8,80 a 8,07 a

VI048687 5,70 a 8,20 a 9,47 a

VI047492 5,53 a 9,17 a 8,87 a

Thái Lan 5,00 a 8,47 a 8,13 a

VI048590 5,77 a 9,17 a 9,83 a

VI048787 5,33 a 8,00 a 9,33 a

PKM-1 6,53 a 9,27 a 8,93 a

Local Philipin 6,17 a 7,87 a 9,03 a

LSD0,05 0,79 0,98 1,11

CV% 1,68 2,08 2,36

4.1.1.4. Động thái tăng trưởng chiều cao

Bảng 4.4. Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống Chùm ngây (ĐVT: cm)

Giống 30 NST 60 NST 90 NST

ĐC 32,40 ab 59,33b 99,80 c

VI048687 25,17 c 47,87 c 104,77 bc

VI047492 30,80 b 58,27b 102,53 c

Thái Lan 25,80 c 36,70bc 99,23 c

VI048590 29,60 bc 57,00c 104,23 bc

VI048787 16,27 d 48,90 bc 115,67ab

PKM-1 36,87 a 63,67 a 136,33 a

Local Philipin 19,93 d 45,73 cd 74,83 d

LSD0,05 2,24 8,31 6,17

CV% 4,75 9,66 13,08

Động thái tăng trưởng chiều cao được trình bày ở Bảng 4.4 cho thấy tại 30 ngày sau trồng chiều cao cây của các giống rất khác nhau, cao nhất ở giống PKM-1, thấp nhất ở giống VI048787. Tốc độ tăng trưởng chiều cao giai đoạn 30 đến 60 ngày sau trồng, giống PKM-1 có tốc độ cao nhanh nhất, giống ĐC và Thái Lan có tốc độ cao chậm nhất. Từ giai đoạn 60 đến 90 ngày sau trồng, giống PKM-1 có tốc độ cao nhanh nhất, giống Local Philipin có tốc độ cao chậm nhất.

4.1.1.5. Động thái tăng trưởng đường kính tán

Đường kính tán thể hiện độ che phủ của các giống, đây là một chỉ tiêu quan trọng để xác định mật độ trồng.

Bảng 4.5. Động thái tăng trưởng đường kính tán của các giống Chùm ngây (ĐVT: cm)

Giống 30 NST 60 NST 90 NST

ĐC 22,83 ab 41,00 cd 74,67 bc

VI048687 23,17 ab 59,00 ab 103,33 a

VI047492 26,43 a 66,33 a 98,67 a

Thái Lan 16,83 b 40,67 cd 62,00 d

VI048590 20,77 ab 61,33 a 100,00 a

VI048787 18,90 b 42,00 cd 79,67 b

PKM-1 26,00 a 49,67 bc 99,67 a

Local Philipin 20,10 ab 37,00 d 68,00 cd

LSD0,05 3,25 4,56 4,78

CV% 6,89 9,66 10,14

Bảng 4.5 và cho thấy ở giai đoạn 30 ngày sau trồng đường kính tán của các giống giao động trong khoảng 16,83cm (giống Local Philipin) đến 26,43cm (giống PKM - 1).Trong giai đoạn 60 - 90 ngày sau trồng có tốc độ phát triển đường kính tán lớn nhất.

Trong đó giống có tốc độc phát triển đường kính tán nhanh nhất, đạt đường kính tán lớn nhất là giống có VI048590 và VI048687, sự sai khác này rất có ý nghĩa thống kê.

4.1.1.6. Động thái tăng trưởng đường kính gốc

Đường kính gốc là chỉ tiêu quan trọng thể hiện khả năng sinh trưởng của các giống, đây là chỉ tiêu quan trọng trong việc xác định giống có khả năng sinh trưởng tốt hay không.

Bảng 4.6. Động thái tăng trưởng đường kính gốc của các giống Chùm ngây (ĐVT: cm)

Giống 30

NST

60 NST

90 NST

120 NST

150 NST

180 NST

210 NST ĐC 0,57 a 1,05 ab 1,92 a 2,36 a 2,52 a 2,82 a 3,27 a VI048687 0,53 ab 1,12 ab 1,95 a 2,68 a 3,08 a 3,28 a 3,61 a VI047492 0,55 a 1,09 ab 2,14 a 2,70 a 2,85 a 3,07 a 3,30 a Thái Lan 0,57 a 1,15 ab 1,81 a 2,58 a 2,79 a 3,00 a 3,41 a VI048590 0,60 a 1,09 ab 2,40 a 2,71 a 2,85 a 2,96 a 3,22 a VI048787 0,41 b 0,94 b 2,07 a 2,41 a 2,57 a 2,72 a 2,82 a PKM-1 0,62 a 1,35 a 2,59 a 3,13 a 3,29 a 3,53 a 3,86 a Local Philipin 0,51 ab 0,95 b 1,74 a 2,22 a 2,38 a 2,45 a 2,94 a

LSD0,05 0,06 0,19 0,42 0,58 0,61 0,64 0,70

CV% 0,13 0,39 0,89 1,23 1,30 1,37 1,49

Đường kính gốc của các giống được trình bày ở Bảng 4.6 và cho thấy ở giai đoạn 30 ngày sau trồng, đường kính gốc của các giống dao động từ 0,41 cm (VI048787) đến 0.62 cm (PKM-1). Tốc độ phát triển đường kính gốc lớn nhất trong giai đoạn 150 đến 210 ngày sau trồng. Trong đó các giống nhập nội có tốc độ phát triển đường kính gốc nhanh nhất, đạt đường kính lớn, trong đó có giống có đường kính gốc lớn nhất là PKM-1 và VI048687,thấp nhất là giống Local Philipin và VI048787, sự sai khác này rất có ý nghĩa thống kê.

4.1.1.7. Khả năng ra cành sau lần bấm ngọn đầu tiên

Sau lần bấm ngọn lần đầu tiên (90 ngày sau trồng) cây Chùm ngây ngừng sinh trưởng thân chính, bắt đầu phát sinh các cành bên. Vì vậy nghiên cứu khả năng sinh trưởng của cây trong thời gian này là cơ sở đánh giá năng suất lá thu được ở các lần thu hoạch sau đó.

Bảng 4.7. Khả năng phát sinh cành sau lần bấm ngọn đầu tiên

(ĐVT: cành)

Giống

Khả năng ra cành sau lần bấm ngọn đầu tiên đến...

Thu hoạch lần 1

Thu hoạch lần 2

Thu hoạch lần 3

Thu hoạch lần 4

ĐC 3,53 ab 3,3 a 3,87 ab 4,93 bc

VI048687 3,30 abc 4,2 a 4,53 ab 5,43 abc

VI047492 3,57 ab 4,43 a 4,33 ab 5,63 ab

Thái Lan 3,53 ab 3,53 a 3,87 ab 4,53 bc

VI048590 2,67 bc 3,17 a 3,50 ab 5,33 abc

VI048787 2,33 c 3,33 a 3,00 b 4,33 bc

PKM-1 4,20 a 4,33 a 5,93 a 7,07 a

Local Philipin 2,17 c 3,00 a 3,43 ab 3,53 c

LSD0,05 0,54 0,71 1,27 0,96

CV% 1,14 1,50 2,70 2,03

Khả năng ra cành thể hiện khả năng tái sinh tốt của giống. Khả năng ra cành được trình bày ở Bảng 4.7 cho thấy khả năng ra cành của các giống là rất khác nhau, cao nhất ở giống PKM-1, thấp nhất ở giống Local Philipin. Tại lần thu hoạch 4 số cành của các giống dao động lớn, cao nhất ở giống PKM-1 (7,07), thấp nhất ở giống Local Philipin (3,53), sự sai khác rất có ý nghĩa thống kê.

4.1.1.8. Khả năng phát triển chiều dài cành

Chiều dài cành là một yếu tố quyết định đến năng suất của cây Chùm ngây, cành càng dài thì khả năng cho năng suất càng cao.

Bảng 4.8. Khả năng phát triển chiều dài cành sau lần bấm ngọn đầu tiên

(ĐVT: cm)

Giống

Chiều dài cành tại...

Thu hoạch lần 1

Thu hoạch lần 2

Thu hoạch lần 3

Thu hoạch lần 4

ĐC 46,15 f 44,07 d 49,93 bc 65,33 c

VI048687 86,34 ab 51,33 c 54,92 b 75,92 b

VI047492 76,62 cd 55,47 bc 67,80 a 74,08 b Thái Lan 57,67 e 41,60 de 48,67 bc 47,73 e

VI048590 70,48 d 57,83 b 65,17 a 66,83 c

VI048787 80.94 bc 56,00 bc 46,00 c 54,67 d

PKM-1 95,03 a 74,68 a 71,92 a 84,67 a

Local Philipin 39,27 f 35,27 e 53,14 b 48,44 de

LSD0,05 4,49 2,99 3,31 3,20

CV% 7,96 6,34 7,02 6,79

Chiều dài cành qua các lần thu hoạch thể hiện khả năng sinh trưởng tốt của các giống chùm ngây được thể hiện qua Bảng 4.8 cho thấy chiều dài cành của các giống là rất khác nhau, cao nhất ở giống PKM-1 (71,92 – 95,03) và VI048687 ( 51,33 - 86,34) , thấp nhất ở giống Local Philipin (35,27 – 53,14) qua các lần thu hoạch, sự sai khác rất có ý nghĩa thống kê.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng và đa dạng di truyền của một số giống rau chùm ngây (moringa oleifera) nhập nội tại tỉnh quảng trị (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)