Thực trạng hoạt động kinh doanh sau thảm họa động đất sóng thần của Công

Một phần của tài liệu Hoạt động kinh doanh của các công ty nhật bản tại việt nam sau thảm họa động đất sóng thần tại nhật bản (Trang 83 - 86)

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA THẢM HỌA ĐỘNG ĐẤT, SÓNG THẦN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MỘT SỐ CÔNG TY NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM

3.2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh sau thảm họa động đất sóng thần của Công

Xáo trộn tức thì trong ngành công nghiệp ô tô sau trận động đất lịch sử tại Nhật Bản là hàng loạt nhà máy ngừng hoạt động. Toyota đã dừng mọi hoạt động sản xuất tại Nhật ít nhất là đến ngày 16/3. Dù hầu hết các nhà sản xuất ô tô tại Nhật không bị thiệt hại lớn về nhà xưởng, nhưng các nhà cung cấp thì có thể không may mắn như vậy, và do đó, trong tương lai nhiều khả năng tác động đến hoạt động sản xuất ô tô tại Nhật.

Toyota ban đầu sẽ nối lại hoạt động tại các nhà máy sản xuất phụ tùng sửa chữa hoặc thay thế, còn các nhà máy lắp ráp xe trên toàn Nhật Bản sẽ tiếp tục đóng cửa ít nhất đến hết ngày 22/3, ảnh hưởng đến sản lượng 95.000 xe.

Tạm thời Toyota đã phải ngừng tất cả các ca làm thêm giờ và thứ 7 ở Bắc Mỹ để “tiết kiệm” linh kiện, phụ tùng, cho đến khi hoàn thành bản phân tích nội bộ về chuỗi cung cấp.

Một mối lo lớn khác là tình trạng thiếu điện trong ít nhất vài tháng tới, đặc biệt khi Nhật Bản đang phải đối mặt với sự cố tại các nhà máy hạt nhân. Bên cạnh đó là hệ thống giao thông bị tàn phá nghiêm trọng. Nhìn chung, các nhà máy của Toyota không bị ảnh hưởng, cũng không có báo cáo trường hợp nhân viên nào bị thương hay tử vong do động đất.

Tuy nhiên, chuỗi cung cấp của Toyota có thể bị ảnh hưởng. Đại diệnToyota tại Bắc Mỹ cho biết hiện công ty vẫn có đủ nguồn cung cấp linh kiện, phụ tùng trên đường tới Bắc Mỹ để tiếp tục sản xuất trong ít nhất vài tuần, nhưng các nhà cung cấp cấp 2 và 3 thì chƣa biết thế nào.

Ngoài việc thiếu điện để vận hành nhà máy, các hãng ô tô ở Nhật còn phải phụ thuộc vào tình hình giao thông. Đường bộ và đường sắt phải thông thì các nhà máy mới có thể tiếp nhận vật liệu, phụ tùng phục vụ sản xuất, và chuyển thành phẩm đi. Theo những thông tin mới nhất, nhiều khu vực ở Nhật Bản chìm trong những đống đổ nát cao ít nhất 3m, khiến giao thông tê liệt.

Năm 2010, Toyota đã bán đƣợc 8,42 triệu xe, vƣợt qua đối thủ cạnh tranh lớn nhất của mình là General Motors (bán đƣợc 8,39 triệu xe). Lợi nhuận năm nay giảm tới 77% so với cùng kỳ năm ngoái do những tác động trên diện rộng của trận động đất sóng thần diễn ra vào tháng 3 vừa qua. Toyota dường như đang mất vị trí là thương hiệu ôtô hàng đầu thế giới mà hãng luôn nắm giữ từ năm 2008 đến giờ vì những hệ qủa của trận động đất tại Nhật Bản.

Lợi nhuận ròng dự tính của hãng xe hơi hàng đầu thế giới chỉ đạt 280 tỷ yen (tương đương 3,5 tỷ USD) tính tới cuối tháng 3 năm nay. Con số này chỉ bằng hai phần ba mức 408 tỷ yen mà hãng có đƣợc vào năm ngoái và doanh thu đã giảm nhẹ xuống mốc 8.200 tỷ yen. Trận động đất cũng đánh vào những thành quả của hãng sản xuất xe hơi này trong năm vừa qua với mức lợi nhuận của quý 1 năm 2011 giảm 77%, xuống còn 25,5 tỷ yên so với năm ngoái.

Ngay cả khi toàn bộ dây chuyền sản xuất của mình cũng nhƣ của các nhà cung cấp bị ngƣng hoạt động do 2 trận động đất năm 2016, Toyota vẫn sẵn sàng ứng phó và kịp thời đƣa ra giải pháp đúng đắn, qua đó không phải nhận thiệt hại nặng nề nhƣ trong năm 2011.

Đối diện trận thảm họa động đất, sóng thần, Toyota đã có sự chuẩn bị rất kỹ càng. Hãng ngay lập tức gửi đơn hàng ngắn hạn sang bên Trung Quốc để đặt mua linh kiện lắp ráp cần thiết. Một nhà cung cấp của hãng cũng được hướng dẫn để đặt

mua linh kiện từ… chính đối thủ của mình để đảm bảo sản xuất cho tới khi dây chuyền lắp ráp của chính họ trở lại bình thường.

Thương hiệu Aisin Seiki là một trong những nhà sản xuất linh kiện lớn nhất thế giới đã hỗ trợ cho Toyota khá nhiều. Chính sự phản ứng nhanh nhạy của Aisin Seiki đã giúp khách hàng số 1 của họ và cũng là thương hiệu ô tô số 1 thế giới vượt qua bài thử thách khủng hoảng lớn nhất từ năm 2011 – thời điểm động đất và sóng thần khiến nền công nghiệp ô tô Nhật Bản đình trệ hoàn toàn suốt nhiều tháng, đồng thời khiến các thị trường lớn khác như Trung Quốc và Mỹ điêu đứng.

Toyota, cũng như nhiều thương hiệu xe tại Nhật khác cùng các nhà cung ứng linh kiện của mình đã bỏ ra rất nhiều công sức kể từ năm 2011 để hoàn thiện bản thân, tránh tình trạng lần đó tái diễn lần nữa. Thông qua thảm họa động đất sóng thần những sự chuẩn bị của họ hoàn toàn là chính đáng và cực kỳ hiệu quả.

Toyota đã cho ngƣng hoàn toàn hoạt động sản xuất ngay sau khi 2 trận động đất có cường độ khá lớn diễn ra. Tuy nhiên chỉ vài ngày sau họ đã khởi động kế hoạch tái sản xuất và nhiều nhà máy đã hoạt động trở lại ngay. Số còn lại sẽ đƣợc hoạt động tiếp theo luôn vào tháng tới.

Toyota đã có sự chuẩn bị rất kỹ càng cho thảm họa thiên nhiên. Kể từ năm 2011 đến nay nhiều thương hiệu mà trong đó có Toyota đã xây dựng một hệ thống quản lý cung ứng mới. Thông qua hệ thống này các khu vực sản xuất linh kiện sẽ được theo dõi và tìm phương án B để thay thế khi có trường hợp khẩn cấp xảy ra.

Ngoài ra nhiều hãng xe tại Nhật cũng đã gia cố thêm cho văn phòng và nhà máy của mình.

Toyota đã thực hiện một nghiên cứu toàn diện vào năm 2013 để khảo sát lại hệ thống cung ứng, từ đó tìm ra những mắt xích yếu. Theo đó, hệ thống dữ liệu của Toyota có tên Rescue luôn theo dõi 650.000 kho bãi của hãng và các linh kiện đƣợc lưu trữ tại từng nơi, để khi một hay nhiều kho không thể sử dụng được họ sẽ ngay lập tức tìm đƣợc linh kiện từ một nơi khác thay thế. Nhờ đó ngay cả khi có một vài

nhà cung ứng cho Toyota không thể hoạt động đƣợc hãng cũng không quá bị ảnh hưởng.

Khi 2 trận động đất liên tiếp diễn ra vào giữa tháng 4 năm 2016 khiến điện toàn khu vực bị cắt, Toyota và nhà cung ứng chủ lực của mình là Aisin đã ngay lập tức có phương án đối phó. Dù kế hoạch B của họ không thể mang lại đủ lượng linh kiện để chuyển tới lắp ráp ở các địa điểm khác nhƣng cả 2 vẫn duy trì một lƣợng đủ dùng (nhập khẩu từ Trung Quốc và Mexico) cho một số nhà máy hoạt động.

Một phần của tài liệu Hoạt động kinh doanh của các công ty nhật bản tại việt nam sau thảm họa động đất sóng thần tại nhật bản (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)