CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Bắc Trà My là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam của tỉnh Quảng Nam, thành lập theo Nghị định số 72/NĐ/CP ngày 20 tháng 6 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ, có tổng diện tích tự nhiên là 82.305 ha; cách thành phố Tam Kỳ 50 km theo đường tỉnh lộ 616.
-Toạ độ địa lý :
+ 108000’’ đến 108030’’ Kinh độ Đông.
+ 15010’’ đến 15030’’ Vĩ độ Bắc.
- Ranh giới hành chính tiếp giáp:
+ Phía Bắc: H. Hiệp Đức, H. Tiên Phước, H. Phú Ninh.
+ Phía Đông: H. Núi Thành, T. Quảng Ngãi.
+ Phía Tây: H. Phước Sơn.
+ Phía Nam: H. Nam Trà My.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình núi cao: Tập trung chủ yếu ở khu vực phía Nam của huyện thuộc các xã Trà Giác, Trà Giáp, Trà Ka, Trà Nú. Khu vực này có địa hình phức tạp, nhiều núi cao, độ cao trung bình từ 300 - 700 m, dạng địa hình này chiếm khoảng 35% tổng diện tích tự nhiên của huyện.
Địa hình núi thấp: Dạng địa hình này tập trung ở các xã phía Tây Bắc của huyện thuộc các xã Trà Bui, Trà Đốc, Trà Tân, chiếm khoảng 25% diện tích tự nhiên;
độ cao trung bình từ 200 - 500 m.
Địa hình gò đồi: Chiếm 40% diện tích tự nhiên, độ cao trung bình từ 200 - 500 m. Dạng địa hình phổ biến ở các xã Trà Đông, Trà Dương, Trà Nú, Trà Kót, Trà Giang, Thị trấn Trà My.
3.1.1.3. Khí hậu
- Nhiệt độ trung bình trong năm: 24,7 0C.
+ Nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm: 19,9 0C (T12).
+ Nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm: 28 0C (T6).
- Độ ẩm trung bình trong năm: 88%.
- Tổng giờ nắng trong năm: 1.645 giờ.
- Tổng lượng mưa trung bình cả năm: 6.322 mm.
+ Tháng có lượng mưa cao nhất: 2.999 mm (T9).
+ Tháng có lượng mưa thấp nhất: 24 mm (T1) - Chế độ gió:
+ Gió Tây Nam từ tháng 4 – 10.
+ Gió Đông Bắc từ tháng 11 - 2 năm sau.
- Bão: thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 10, đặc biệt có sương muối thường xuất hiện từ tháng 1, 2.
Khu vực Bắc Trà My chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau, mùa khô từ tháng 2 đến tháng 8; là một trong hai vùng mưa lớn nhất của tỉnh Quảng Nam. Mùa mưa thường trùng với mùa gió bão nên gây ra lũ quét, sạt lở ở vùng cao; ngập lụt ở các khu vực ven sông suối vùng trung và thấp. Mùa khô, mưa ít nền nhiệt cao gây hạn, thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất. Tuy vậy với tổng lượng mưa lớn và tổng tích ôn cao là điều kiện thích hợp để phát triển nhiều loại cây trồng.
3.1.1.4. Thuỷ văn
Sông Tranh dài 43 km, đây là hợp lưu của thượng nguồn của sông Thu Bồn, bắt nguồn từ phía Tây chảy qua địa phận Bắc Trà My, đoạn chảy qua huyện khoảng 20 km. Ngoài ra trên địa bàn huyện có các nhánh sông: Sông Bui, sông Tam Lang, sông Trường... và nhiều khe suối, hồ chứa khác.
Sông suối khu vực Trà My có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh, lòng sông dốc;
phân bố chằng chịt, khó khăn phát triển giao thông, thuỷ lợi và xây dựng công trình.
Mạng thuỷ văn khu vực cung cấp nguồn nước mặt dồi dào cho sản xuất và sinh hoạt; có nhiều tiềm năng phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ, hiện nay công trình xây dựng Nhà máy thuỷ điện Sông Tranh 2 nằm trên địa phận các xã Trà Bui, Trà Tân, Trà Đốc, Trà Giác, Trà Leng...
3.1.1.5. Địa chất, thổ nhưỡng
Phân loại đất theo nguồn gốc phát sinh trên địa bàn huyện có 7 nhóm đất chính:
Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb)
Diện tích 1.410 ha, chiếm 1,71% diện tích tự nhiên, phân bố ven các sông, suối lớn chủ yếu các xã vùng trung của huyện Trà Đông, Trà Dương, Thị trấn... Đất được bồi hàng năm nên phẩu diện còn non trẻ chưa phân hoá; tầng rữa trôi (tầng mặt), tầng tích tụ và tầng mẫu thổ không phân hoá rõ ràng. Thành phần cơ giới của đất từ cát pha đến thịt nhẹ. Đất có màu nâu hoặc vàng; tầng dưới có glây nhẹ, có phản ứng trung tính đến chua. Hiện nay phần lớn diện tích này nằm ven Sông Tranh, đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp cho năng suất tương đối cao.
- Đất phù sa ngòi suối (Py)
Diện tích 410 ha, chiếm 0,5% diện tích tự nhiên. Đất nằm ven suối lớn thành những dải hẹp. Dòng vận chuyển không được xa cộng với các sản phẩm dốc tụ trên sườn đồi núi dốc đưa xuống nên đặc điểm của đất phù sa suối là nó có ảnh hưởng rõ rệt của sản phẩm phong hoá các khu vực đồi núi xung quanh. Đất có màu sắc thay đổi từ xám đến xám nâu hoặc xám hơi đen, các tầng phát sinh đã được phân hoá; thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ có nhiều mảnh đá vụn nhỏ, phản ứng dung dịch đất thường chua đến rất chua (pH từ 4,5 - 5,5).
Đất phù sa ven ngòi suối có khả năng làm 1 vụ lúa gieo và 1 vụ màu, thích hợp cho hoa màu lương thực cạn như: Khoai lang, Ngô, Sắn, Đậu, Lạc, Thuốc lá, Dâu tằm, Mía... Là loại đất tốt và thích hợp trong sản xuất nông nghiệp nhưng đất này còn một số nhược điểm như chưa chủ động được nước, thường gặp hạn hán, thiếu nước vào mùa nắng...
Để phát huy tiềm năng của đất cần tăng cường bón phân hữu cơ phân chuồng, phân rác, phân xanh (Điền thanh, bèo Dâu...) để cải thiện thành phần cơ giới, kết cấu đất làm tăng độ xốp, tăng khả năng giữ nước giữ chất màu của đất. Ngoài các loại phân hữu cơ cần bón thêm NPK thích hợp cho đất, cho cây theo một tỷ lệ cân đối. Sắp xếp thời vụ và chế độ canh tác hợp lý giữa các loại cây trồng, luân canh cây trên cạn với cây trồng nước để thường xuyên cải tạo và bồi dưỡng độ phì cho đất.
- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fb)
Diện tích 972 ha, chiếm 1,18% diện tích tự nhiên, có ở địa hình đồi thoải, lượn sóng, ít dốc cộng thêm vào đó là các quá trình ngoại sinh (bào mòn, xâm thực nên địa hình đồi càng được rõ nét hơn); mang dấu vết của quá trình hình thành do dòng chảy bồi đắp, ở vùng tiếp giáp đồng bằng và trung du cũng như ở các bậc thềm cao ven sông...
Đất có màu nâu vàng là chủ đạo, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến nặng pha sét, ít ẩm; cấu tượng viên đến cục vừa; đất hơi chua có pH từ 5 - 5,5.
- Đất dốc tụ (D)
Diện tích 479 ha, chiếm 0,58% diện tích tự nhiên. Đất được hình thành từ sản phẩm tích đọng của quá trình bào mòn vùng cao xuống vùng trũng. Sản phẩm di chuyển không xa nên phần lớn ảnh hưởng của tính chất đá cấu tạo ra nó. Sản phẩm hỗn tạp, phẩu diện thường ít phân hoá, có lẫn nhiều mảnh đá vụn sắc cạnh; thành phần cớ giới thường thịt nhẹ.
Phần lớn đất dốc tụ có tầng dày, nhiều hữu cơ, độ phì khá, màu sắc phụ thuộc vào đá mẹ và chất hữu cơ trong đất. Đất thường ít thoát nước và hay bị úng trũng, màu thường xám hoặc xám đen. Đất thường có glây ở tầng dưới, có phản ứng chua. Phần lớn được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, điều kiện tưới không chủ động.
- Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs)
Diện tích 33.500 ha, chiếm 40,3% diện tích tự nhiên. Đất có ở dạng địa hình đỉnh tròn từ ít dốc đến dốc và có độ dốc tập trung từ 15 - 200 và 250. Màu sắc chủ đạo là đỏ vàng, tầng mặt nâu đậm hơn, có khi nâu vàng, phẩu diện đã có sự phân hoá tầng phát sinh khá rõ ràng.
Đa số hình thành tầng tích tụ khá điển hình màu đỏ vàng đậm hơn, tích luỹ nhiều Sắt Nhôm, nhiều trường hợp lẫn kết von và hình thành đá Ong, đáy phẩu diện gặp mẫu chất đang phong hoá mềm và vẫn còn giữ được cấu trúc của đá mẹ.
Cấu tượng đất thường là dạng cục, tầng mặt là hạt. Đá biến chất ở mức độ cao thì khi phong hoá cho đất có cấu trúc càng tốt và tầng đất càng dày, pH từ 4,5 - 5.
Lưu ý khi khai thác sử dụng loại đất này. Đối với vùng có độ dốc thấp ở tầng dày lớn 70 cm nên trồng Cam, Chuối, hay Dâu tằm và 12 - 200 tầng mỏng 30 cm thì trồng dứa, độ dốc 200 tầng dày nên trồng cây lấy tinh dầu cho công nghiệp (Quế).
Bố trí cây trồng phải cải tạo theo đường đồng mức, giữ lại băng rừng phòng hộ để chống xói mòn đất, không chặt phá rừng ở đỉnh và sườn đồi; luân canh hợp lý, tăng cường bón phân hữu cơ, vôi bột phối hợp bón NPK cung cấp thêm dinh dưỡng cho đất.
- Đất mùn vàng đỏ trên Macma axit (ha)
Diện tích 360 ha, chiếm 0,44%. Đất có ở khu vực núi cao, khí hậu lạnh và ẩm hơn vùng thấp.
Tầng đất mỏng khoảng 120 - 150 cm, hàm lượng mùn trong đất khá cao; có mùn vàng, phản ứng chua; ở địa hình cao dốc nên xói mòn mạnh.
- Đất vàng trên đá Macmaaxit (Fa)
Diện tích 45.174 ha, chiếm 54,89% tổng diện tích tự nhiên. Đất hình thành trên sản phẩm tàn tích Granit, ở vùng đồi núi cao, dốc đứng đỉnh nhọn mức độ chia cắt mạnh. Phần lớn đất có đá lộ đầu tập trung thành cụm, nhiều nơi khổ đá Granit xếp chồng chất lên nhau với hình thể nặng nề, phạm vi độ dốc thay đổi từ 150 - 250 và >
250. Thực vật đa số là cây lùm bụi nhỏ xen lẫn với nhau, nhìn cảnh quan có vẻ nghèo nàn, lớp phủ thực vật đơn sơ, một số diện tích đồi núi cao và hợp thuỷ có rừng rậm.
Trong đất có tỷ lệ thạch anh cao có nơi chiếm tới 50 - 60%, đường kính 2 - 3 cm nên sản phẩm thường thô. Thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ. Hình thái phẩu diện phân hoá rỏ ở tầng tích tụ, lượng tích lũy Sắt Nhôm tương đối cao, màu sắc thường xám vàng, vàng đỏ, tầng mặt có ít mùn có màu nâu đỏ hay nâu vàng.
Tầng đất thường mỏng vừa đến rất mỏng bị rữa trôi xói mòn mạnh, cấu tượng phân hoá là hạt rời đến cục nhỏ, độ phì nhiêu thấp, nghèo dinh dưỡng, phản ứng dung dịch đất thường chua pH từ 4,5 - 5.
Từ 150 mà đá có tầng dày, lượng mùn khá, ít đá lộ đầu tập trung thì trồng cây công nghiệp: Tiêu, Chè, cây ăn quả như Dứa, Mít. Ở trung du cũng có thể trồng lương thực: Ngô, Khoai, Sắn hoặc san thành ruộng bậc thang cấy Lúa.
Từ 15 - 250 nên tận dụng trồng màu, nếu đất có tầng dày có thể trồng Dứa.
Vùng có độ dốc 250 tầng dày xấp xỉ từ 30 - 50 cm điều kiện nước tưới thuận lợi mà
hiện tại không còn rừng chỉ có cỏ dại mọc thì cải tạo làm đồng cỏ chăn nuôi Trâu Bò;
> 250 thì dành cho Lâm Nghiệp. Vùng rừng già cây lá rộng và lá kim nên khai thác hợp lý, giữ rừng đầu nguồn và cải tạo tiểu khí hậu, hạn chế quá trình xói mòn. Vùng còn cây bụi hay cỏ xen cây bụi và đồi trọc thì trồng rừng vừa bảo vệ đất vừa cải tạo tiểu khí hậu bảo vệ môi trường.
3.1.1.6. Khoáng sản
Ngoài Vàng sa khoáng có ở các xã Trà Bui, Trà Tân, Trà Giác, Trà Đốc..., còn có một số loại quặng có giá trị kinh tế như quặng Thiếc, Titan ở Trà Đốc, Trà Tân.
- Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên:
+ Thuận lợi, tiềm năng:
So với các huyện miền núi cao của tỉnh Quảng Nam, huyện Bắc Trà My có những thuận lợi nhất định. Cách Thành phố Tam Kỳ khoảng 50 km theo tuyến ĐT 616 nên có thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế và các hoạt động văn hoá, xã hội trên địa bàn.
Tổng quỹ đất rộng lớn, khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều là điều kiện có lợi để phát triển bền vững ngành kinh tế nông lâm nghiệp. Khu vực có tiềm năng về khoáng sản Vàng sa khoáng, các loại quặng; Quế Trà My là cây công nghiệp bản địa đặc trưng có giá trị kinh tế cao.
+ Khó khăn, hạn chế:
Địa bàn đất đai rộng, địa hình phức tạp; sông suối chia cắt nên khó khăn trong bố trí sản xuất nông lâm nghiệp tập trung theo quy mô lớn; xây dựng đường giao thông, thuỷ lợi, trường học và các công trình dân sinh kinh tế khác.
Hệ thống sông suối nhỏ hẹp, lòng sông dốc, nhiều ghềnh thác, chế độ nước theo mùa; mùa mưa thường có lũ lớn gây xói lở, bồi lấp đất sản xuất ven sông suối; mùa hạn nguồn nước cạn kiệt không đủ nước cho sản xuất và sinh hoạt.