CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DLST KHU VỰC KHU VỰC HỒ THỦY ĐIỆN SÔNG TRANH, HUYỆN BẮC TRÀ MY THỦY ĐIỆN SÔNG TRANH, HUYỆN BẮC TRÀ MY
4.1.2. Tính bền vững khi phát triển du lịch sinh thái tại Hồ Thủy điện Sông Tranh, huyện Bắc Trà My
Trong ngành du lịch cũng như bất cứ ngành công nghiệp nào khi đầu tư phát triển người ta đều phải chú trọng đến tính bền vững. Trên quan điểm bảo vệ tài nguyên, môi trường, sự phát triển bền vững của du lịch nói riêng và sự phát triển bền vững theo nghĩa rộng nói chung có thể được định nghĩa như sau: “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Trên cơ sở này có thể hiểu du lịch bền vững là
“Đáp ứng các nhu cầu về du lịch hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Điều này được thực hiện bằng cách điều chỉnh mức độ sử dụng tài nguyên du lịch, trong giới hạn của khả năng tái sinh và tăng trưởng tự nhiên của chúng”.( Bramwell, 1991).
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm với môi trường ở các khu thiên nhiên còn tương đối hoang sơ với mục đích thưởng ngoạn thiên nhiên và các giá trị văn hoá kèm theo của quá khứ và hiện tại, thúc đẩy công tác bảo tồn, ít có tác động tiêu cực đến môi trường và tạo ra các ảnh hưởng tích cực về mặt kinh tế, xã hội cho cộng đồng địa phương. Chính vì vậy trong phát triển DLST thì tính bền vững được đặt lên hàng đầu, tính bền vững phải được thể hiện trên 3 phương diện: kinh tế, xã hội và môi trường. Ba yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau, sự bền vững của một yếu tố sẽ phụ thuộc cơ bản vào hai yếu tố kia. Mối quan hệ giữa kinh tế, xã hội và môi trường được thể hiện ở hình 3.11
Hình 3.11. Mối quan hệ giữa môi trường – kinh tế - xã hội trong phát triển bền vững - Trích: Mô hình phát triển bền vững chung
PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG
XÃ HỘI KINH TẾ
MÔI TRƯỜNG
Công bằng giữa các thế hệ Mục tiêu trợ giúp việc làm Tăng trưởng
hiệu quả ổn định
Đánh giá tác động môi trường Tiền lệ hóa hoạt động môi trường
Đa dạng sinh học và thích nghi, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên
và ngăn chặn ô nhiễm
Công bằng giữa các thế hệ Sự tham gia của cộng đồng
- Tính bền vững về mặt xã hội khi phát triển DLST ở hồ thủy điện Sông tranh, huyện Bắc Trà My, sẽ tạo công ăn việc làm cho người dân sống trong vùng hồ thủy điện Sông Tranh, thu hút lao động tại địa phương, nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng. Ngoài ra còn phân bố dân cư, lao động hợp lý ở những vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế còn khó khăn, giảm bớt việc di cư tự do nhất là giảm bớt việc thanh niên đi tìm việc làm ở các thành phố lớn.
Phát triển DLST cần phải có tài nguyên môi trường đa dạng phong phú hấp dẫn du khách nên khi đầu tư phát triển DLST tại đây sẽ thu hút được nhiều chương trình dự án đầu tư cho bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá đặc sắc của các cộng đồng cư dân địa phương, nhất là ở khu vực các xã dân tộc thiểu số: Cadong, Cor, Xê đăng, Mơ nông . Từ việc đầu tư cho bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá của cộng đồng cùng với sự hấp dẫn du khách bởi các giá trị văn hoá truyền thống đã làm cho người dân tăng thêm lòng tự hào về các giá trị di sản văn hoá địa phương, từ đó họ có ý thức hơn và đóng góp nhiều hơn cho việc bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống.
Thông qua việc tiếp xúc với du khách, nhận thức của người dân nơi đây cùng với chất lượng cuộc sống và giáo dục được nâng cao. Nhờ có giáo dục phát triển và được nâng cao, nhiều tục lệ lạc hậu của người dân địa phương được loại trừ.
Ngoài ra khi phát triển DLST để đảm bảo môi trường trật tự và an toàn cho du khách, vấn đề an ninh được đầu tư hơn do đó sẽ góp phần đảm bảo an ninh, trật tự xã hội cho cộng đồng địa phương.
Như vậy khi phát triển DLST ở hồ thủy điện Sông tranh sẽ đảm bảo tính bền vững về mặt xã hội cho người dân sống ở vùng hồ thủy điện Sông tranh.
- Tính bền vững về mặt môi trường:
Khi phát triển DLST ở hồ thủy điện Sông tranh sẽ góp phần quản lý được động thực vật hoang dã, khôi phục những loài bị đe doạ hay giáo dục môi trường. DLST là một yếu tố có tác động tích cực tới tài nguyên thiên nhiên khu vực nhằm mục đích bảo vệ tài nguyên. Ngoài ra DLST có thể là cơ chế đem lại nguồn thu nhập cho cộng đồng địa phương.
Như vậy, khi phát triển DLST sẽ đảm bảo thoả mãn lâu dài các nhu cầu của du khách, tăng tính hấp dẫn khách du lịch và tạo nhiều cơ hội cho cộng đồng có nguồn thu đảm bảo nhằm giảm thiểu tối đa tác động vào rừng. Khi phát triển DLST hồ thủy điện Sông tranh nếu chú ý quy hoạch phù hợp sẽ đảm bảo được tính bền vững về mặt môi trường tại đây.
- Tính bền vững về mặt kinh tế:
Khi phát triển DLST sẽ góp phần nâng cao nền kinh tế cho khu vực, cho cộng đồng địa phương và đặc biệt là vùng hồ thủy điện Sông tranh. Phát triển DLST ở đây đảm bảo bền vững về mặt xã hội, môi trường từ đó sẽ đảm bảo bền vững về mặt kinh tế.
Tóm lại, khi phát triển DLST đúng nghĩa ở hồ thủy điện Sông tranh sẽ đảm bảo được tính bền vững cả về ba mặt kinh tế xã hội và môi trường. Ba yếu tố này có tác động chi phối lẫn nhau, tính bền vững của yếu tố này ảnh hưởng quyết định tới tính bền vững của các yếu tố kia.
4.1.3. Những hạn chế, bất lợi trong phát triển du lịch sinh thái tại Hồ thủy điện Sông tranh
Bao bọc xung quanh Hồ thủy điện Sông tranh là hệ sinh thái đặc biệt bao gồm cả hệ sinh thái rừng và Sông suối, thác, cảnh quan thiên nhiên đẹp cùng với hệ động thực vật đa dạng, phong phú nhưng đến nay vẫn chưa có sự đầu tư của các cá nhân, tổ chức để xây dựng thành một khu DLST nên hiện tại nếu phát triển DLST tại đây thì có thể gặp một số khó khăn như sau:
- Việc bảo vệ môi trường còn chưa được sự quan tâm của cộng đồng, người dân địa phương, do vậy môi trường sinh thái còn bị tác động nhiều, nhất là các vùng phụ cận nơi tập trung đông dân cư sinh sống.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn nghèo nàn, hầu như chưa có để phục vụ DLST.
- Các cơ sở hạ tầng khác như y tế, điện nước, thông tin liên lạc, bưu điện còn nghèo nàn, lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ du lịch nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung.
- Chưa có các nghiên cứu, khảo sát để tìm ra các sản phẩm đặc thù, các mô hình du lịch sinh thái thú vị để phát triển du lịch do vậy chưa có tài liệu, sản phẩm để giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá rộng rãi.
- Các kết quả điều tra về đa dạng sinh học đã quá cũ không chính xác với thời điểm hiện nay, chưa có các kết quả điều tra chính xác về sự phân bố của các loài động thực vật tại khu vực nghiên cứu
- Thiếu nguồn nhân lực có trình độ và nghiệp vụ DLST, đây là một trong những khó khăn cơ bản khi phát triển DLST tại đây.
- Các tuyến du lịch chưa được quy hoạch định hướng cụ thể vì vậy phát triển du lịch tại Hồ thủy điện Sông tranh chỉ dừng lại phát triển du lịch “điểm”.
Đặc biệt một vấn đề bất cập đang gặp phải trong việc phát triển du lịch sinh thái tại Hồ thủy điện Sông tranh đang được dư luận quan tâm đó là sự kiện Động đất kèm tiếng nổ lớn tại khu vực Hồ Thủy điện Sông tranh
Bảng 3.7. Thống kê số trận động đất xảy ra tại Thủy điện Sông tranh từ năm 2011-2012
STT
Thời gian phát sinh động đất Số trận động đất
Magn.
Năm Tháng M
1 2011 11 02 trận 3,4
2 2012 3 01 trận 3,1
3 2012 9 03 trận
4,2 4,0 3,0 (Nguồn từ Viện khoa học và công nghệ việt nam)
Theo báo cáo kết quả khảo sát động đất 9/2012 khu vực thủy điện Sông tranh hai của Viện Vật lý – Địa cầu, Viện Địa chất thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt nam kết luận:
- Các trận động đất xảy ra trong thời gian gần đây ở khu vực Bắc Trà My được tái khẳng định là động đất kích thích liên quan tới việc tích nước hồ thủy điện Sông Tranh 2.
- Các vùng chấn động cực đại của các trận động đất lớn nhất đã xảy ra trong thời gian gần đây ở khu vực Bắc Trà My đều không vượt quá cấp 6 (thang chấn động MSK64 -thang 12 cấp) và kéo dài theo phương tây bắc – đông nam, bao gồm cả khu vực đập thủy điện.
- Dự báo trong thời gian tới, tại khu vực Bắc Trà My và lân cận, động đất kích thích vẫn tiếp tục xảy ra, thậm chí có thể mạnh hơn, nhưng khó có thể vượt quá giá trị động đất cực đại đã đánh giá M=5,5 độ Richter.
Tuy nhiên, Động đất vẫn tiếp tục xảy ra kèm tiếng nổ lớn gây hoang mang cho người dân địa phương và cũng là hạn chế, rủi ro lớn trong việc phát triển du lịch sinh thái tại Hồ Thủy điện Sông tranh trong việc quảng bá, thu hút lược khách du lịch đến nơi này.
Ngoài ra còn có các khó khăn khác trong phát triển DLST như:
+ Thiếu kiến thức về DLST.
+ Thiếu các hoạt động đào tạo đội ngũ phục vụ trong nghành DLST.
+ Khó khăn trong bảo vệ môi trường do hoàn cảnh đất nước còn nghèo.
+ Thiếu các nguồn tài chính để nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng du lịch.
Trên đây là toàn bộ những khó khăn sẽ gặp phải khi phát triển DLST tại đây.
Do vậy để có định hướng phát triển DLST ở Hồ thủy điện Sông tranh cho phù hợp và có hiệu quả cao cả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường thì chúng ta cần phải có những giải pháp hợp lý để khắc phục những khó khăn nêu trên.