4. Bố cục khóa luận
3.3.1. Tình hình chung của các hộ điều tra
3.3.1.1. Tình hình nguồn nhân lực
Căn cứ vào đặc điểm, điều kiện sản xuất của các hộ trong xã tôi tiến hành điều tra theo quy mô hộ chăn nuôi lợn đen. Tổng số hộ điều tra là 45 trong đó hộ quy mô lớn là 5 hộ, hộ quy mô vừa là 17 hộ và hộ quy mô nhỏ là 23 hộ.
Việc ra quyết định sản xuất chăn nuôi chủ yếu phụ thuộc vào chủ hộ. Qua điều tra chúng tôi thấy phần lớn chủ hộ là nam giới ở độ tuổi trung niên.
Bảng 3.8: Tình hình nhân lực của các hộ chăn nuôi lợn đen
Chỉ tiêu ĐVT QMN QMV QML BQ
chung
1. Tổng số hộ điều tra Hộ 23 17 5 15
2. Chủ hộ
- Tuổi BQ của chủ hộ Tuổi 43,61 38,24 44,40 42,08
- Trình độ VH của chủ hộ Tổng % 100 100 100 100 + Không đi học % 17,39 5,88 0,00 8,9 + Cấp I % 73,91 58,82 40,00 64,5 + Cấp II % 8,70 35,29 40,00 22,1 + Cấp III % 0,00 0,00 20,00 4,4 3. Một số chỉ tiêu BQ
- BQ nhân khẩu/ hộ Khẩu 6,04 5,59 5,20 5,61
- BQ lao động/ hộ LĐ 3,09 2,76 3,00 2,95
- BQ đất NN/ hộ m2 4.807,00 4.625,18 5.156,00 4.862,73
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)
Các chủ hộ chăn nuôi quy mô lớn thường là những người dám nghĩ dám làm, tích cực làm giàu có độ tuổi bình quân là 44,40 tuổi. Trong khi đó các chủ hộ quy mô nhỏ có tuổi đời thấp hơn 43,61 tuổi. Trình độ văn hóa của chủ hộ có ảnh hưởng đến khả năng nhìn nhận công việc và tính sáng tạo trong sản xuất. Với các hộ quy mô lớn, tuy là xã nghèo nhưng có chủ hộ đã học đến cấp III. Với các hộ quy mô vừa và nhỏ, không có chủ hộ học đến cấp III chủ yếu là cấp I, cấp II và thậm chí là không đi học. Họ là những người đã cao tuổi và trước đây không có điều kiện học hành đầy đủ. Đây là một trong những khó khăn với việc phát triển chăn nuôi lợn đen theo hướng sản xuất hàng hóa với quy mô lớn.
Trong số hộ điều tra theo quy mô, họ đã tận dụng lợi thế là các sản phẩm sẵn có từ trồng trọt như ngô, rau xanh, đậu tương và thân chuối làm thức ăn chủ yếu cho lợn để phát triển chăn nuôi với mục đích giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất chăn nuôi lợn đen và đảm bảo chất lượng thịt.
Qua điều tra ta thấy được hầu hết chuồng trại chăn nuôi theo kiểu lạc hậu, bể chứa chất thải bên dưới chuồng để có thể tận dụng phân tươi cho trồng trọt mà không qua xử lý.
Các hộ chăn nuôi quy mô lớn bình quân có khoảng 5,20 khẩu, chăn nuôi quy mô vừa là 5,59 khẩu và chăn nuôi quy mô nhỏ là 6,04 khẩu. Số lao động bình quân/hộ ở mức trung bình, hộ chăn nuôi quy mô lớn có 3 lao động, hộ quy mô vừa và nhỏ có lần lượt là 2,76 lao động và 3,09 lao động chủ yếu là lao động nông nghiệp. Đối với chăn nuôi lợn, thời gian lao động không nhiều, việc sử dụng lao động không đòi hỏi kỹ thuật cao, có thể tận dụng lao động ngoài giờ, lao động ngoài độ tuổi trong gia đình tham gia chăn nuôi nên không cần phải thuê thêm lao động.
Thực tế lao động sử dụng cho chăn nuôi lợn đen của hộ nông dân trên địa bàn xã Hạ Thôn phụ thuộc vào quy mô chăn nuôi.
3.3.1.2. Tình hình sử dụng đất
Đất đai là một yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Mặc dù không sử dụng nhiều diện tích đất như ngành trồng trọt, nhưng chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn đen nói riêng cũng phải sử dụng một phần trong tổng diện tích đất thổ cư của nông hộ để xây dựng chuồng trại chăn nuôi.
Bảng 3.9: Điều kiện cơ cấu sản xuất trong các hộ chăn nuôi lợn đen xã Hạ Thôn Chỉ tiêu ĐVT QMN QMV QML So sánh QML/ QMV QML/ QMN QMV/ QMN 1. Diện tích đất NN m2 4.807,00 4.625,18 5.156,00 1,11 1,07 0,96 2. Diện tích chuồng nuôi
lợn đen m2 8,22 18,94 23,60 1,25 2,87 2,30
3. Diện tích BQ/
ô chuồng m2 4,20 5,11 5,62 1,10 1,34 1,22
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)
Qua bảng 3.9 cho chúng ta thấy, những hộ nông dân có diện tích đất nông nghiệp và đất thổ cư lớn có điều kiện mở rộng quy mô chăn nuôi lợn lớn hơn.
Diện tích đất nông nghiệp ở các hộ chăn nuôi lợn đen quy mô lớn bình quân đạt 5.156 m2, của các hộ quy mô vừa là 4.625,18 m2 và của các hộ quy mô nhỏ là 4.807 m2. Tuy nhiên diện tích đất dử dụng cho chăn nuôi lợn đen của các nhóm hộ
lại khác nhau, các hộ chăn nuôi lợn theo quy mô lớn sử dụng diện tích để chăn nuôi lớn hơn nhiều so với các hộ chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ, bình quân diện tích đất sử dụng cho chăn nuôi lợn của các hộ chăn nuôi quy mô lớn là 23,60 m2 gấp 1,11 lần so với quy mô vừa và 1,07 lần so với các hộ quy mô nhỏ. Diện tích bình quân của mỗi ô chuồng của các hộ chăn nuôi quy mô lớn lớn hơn so với các hộ chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ với diện tích bình quân mỗi ô chuồng là 5,62 m2 bằng 1,10 lần so với quy mô vừa và 1,34 lần so với quy mô nhỏ.
3.3.1.3. Tình hình sử dụng vốn
Vốn là điều kiện quan trọng để người dân ra quyết định trong việc sản xuất trong chăn nuôi cũng như trồng trọt. Vốn trong chăn nuôi lợn đen tuy không cần đầu tư lớn nhưng cũng là tiền đề quyết định đến hành vi chăn nuôi của người dân.
Bảng 3.10: Tình hình sử dụng vốn năm 2013 Chỉ tiêu QMN (Triệu đồng) QMV (Triệu đồng) QML (Triệu đồng) So sánh QML/ QMV QML/ QMN QMV/ QMN Vốn 3,96 4,00 6,00 1,50 1,52 1,01 1. Vốn tự có 3,00 2,65 4,00 1,50 1,33 0,88 2. Vốn đi vay 0,96 1,35 2,00 1,48 2,08 1,41
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)
Yêu cầu vốn đầu tư cho chăn nuôi lợn đen không lớn lắm. Qua điều tra tôi thấy mức vốn đầu tư bình quân của các hộ chăn nuôi quy mô lớn là 6 triệu đồng bằng 1,50 lần so với hộ chăn nuôi quy mô vừa và 1,52 lần so với hộ chăn nuôi quy mô nhỏ, trong đó có 2 triệu đồng là vốn đi vay còn lại là vốn tự có của gia đình. Đối với hộ có quy mô nhỏ do số lượng lợn ít nên mức đầu tư thấp, do đó chủ yếu là vốn tự có của gia đình. Mặt khác các hộ đầu tư theo quy mô lớn thì nhu cầu về vốn sẽ lớn hơn, tuy nhiên vẫn hạn chế việc vay vốn để chăn nuôi lợn đen. Vì vậy để mở rộng quy mô chăn nuôi thì nhu cầu về vốn vay của các hộ nông dân là rất lớn. Người dân vay vốn với ngân hàng NN&PTNT với lãi suất 0,46%/tháng, nhưng do tâm lý sợ rủi ro nên lượng vốn vay và thời hạn vay chưa phù hợp với điều kiện của người nông dân nên vốn vay đầu tư cho chăn nuôi lợn đen còn hạn chế.
3.3.1.4. Tình hình sử dụng giống
Số lượng giống mà trạm giống vật nuôi huyện Hà Quảng cung ứng chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Vì thế giống sử dụng chủ yếu trong chăn nuôi là
giống địa phương do người dân tự sản xuất hoặc mua tại chợ tự do. Tuy nhiên do giống lợn đen có đặc điểm nổi bật là chống chịu bệnh tốt, thích nghi tốt với mọi điều kiện nên không quá ảnh hưởng đến khả năng phát triển sau này. Điểm khác biệt so với các loại lợn lai đó là giống lợn đen nhỏ, trung bình 4kg/con, giá dao động khoảng 350.000đ - 500.000đ/con tùy thuộc vào trọng lượng.
Bảng 3.11: Tình hình sử dụng giống của các hộ điều tra năm 2013
Chỉ tiêu Số lượng
(hộ)
Cơ cấu (%)
Đi mua ngoài 3 6,67
Tự sản xuất 37 82,22
Được hỗ trợ 5 11,11
Tổng 45 100
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)
Qua bảng 3.11 ta thấy tình hình sử dụng giống của các hộ chủ yếu là tự sản xuất, mỗi hộ đều đầu tư chăn nuôi lợn nái nên giảm chi phí giống. Cụ thể có 37 hộ tự xuất giống chiếm 82,22 %, có 5 hộ được Nhà nước hỗ trợ giống chiếm 11,11%, 3 hộ mua giống bên ngoài chiếm 6,67%.
3.3.1.5. Phương tiện phục vụ chăn nuôi của nông hộ
Các hộ chăn nuôi theo phương thức truyền thống, dựa vào kinh nghiệm của bản thân nên phương tiện phục vụ chăn nuôi còn thô sơ, chủ yếu sử dụng máng gỗ tự làm. Số lượng lợn nuôi còn ít nên người dân trong xã cũng chưa đầu tư hầm bioga, phương tiện vận tải trong chăn nuôi. Chuồng trại chủ yếu là loại chuồng gỗ tự làm với diện tích khoảng 4m2 cho mỗi ô chuồng, nền bằng gỗ có các khe hở, dễ dàng cho việc vệ sinh chuồng trại.
Người dân không sử dụng đèn thắp sáng trong chăn nuôi nên tiết kiệm được một phần chi phí điện.
3.4. Đánh giá hiệu quả của chăn nuôi lợn đen theo kết quả điều tra
3.4.1. Tình hình tiêu thụ lợn đen của các hộ
Qua quá trình điều tra các hộ, chúng tôi thấy thị trường tiêu thụ thịt lợn của xã chủ yếu là bán cho tư thương.
Do thời gian nuôi lâu 9-10 tháng nên người dân thường nuôi lợn từ tháng 3-5 để đến khi gần Tết là có thể bán, khi đó thịt lợn được giá nhất và cũng cần vốn cho vụ ngô năm sau. Việc mua bán khá thuận lợi và dễ dàng. Nhưng đôi khi trong thời gian lợn nhiều thì tư thương cũng ép giá người dân. Lượng thịt được thu gom và
tiêu thụ cũng khá lớn, nhất là gần đến Tết. Nhưng có một thực tế là chưa hề có một tổ chức đoàn thể nào đứng ra thu gom lợn cho nông hộ mà các hộ tự gọi tư thương hoặc người thu gom quen thuộc đến bán. Kênh tiêu thụ chủ yếu vẫn là từ người giết mổ đến người bán lẻ cuối cùng là người tiêu dùng. Nhìn chung sản phẩm thịt lợn đen của xã thường tiêu thụ trong huyện, các nơi lân cận như thành phố Cao Bằng và một số tỉnh khác.Việc tiêu thụ sản phẩm khá thuận lợi do chất lượng thịt được đảm bảo được người dân ưa chuộng nhưng cũng có một số khó khăn từ thị trường giá cả mỗi khi có dịch bùng phát.
Giá cả thị trường không ổn định khiến cho người dân nếu không nắm bắt được thời cơ lúc bán lợn thì giá lợn có thể chênh lệch thiệt thòi cho người nông dân.
Bảng 3.13: Giá lợn đen tại xã Hạ Thôn giai đoạn 2011-2013 Năm Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 Bình quân Lợn nái 1000đ 35,80 36,00 36,40 36,10 Lợn thịt 1000đ 55,00 57,40 59,90 57,40 Lợn con 1000đ 80,00 80,10 81,60 80,60
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy rõ giá bán lợn đen tăng dần qua 3 năm do nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Sản phẩm lợn nái do chất lượng thịt thấp hơn nên giá cả cũng chênh lệch so với lợn thịt. Lợn con giá cao hơn do người dân mua chủ yếu làm giống và trọng lượng trung bình chỉ đạt 4-5 kg/con.
3.4.2. Khó khăn của các hộ theo kết quả điều tra
Trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có những khó khăn nhất định, nhất là trong hoạt động nông nghiệp những khó khăn mà người dân gặp phải thường là do thời tiết, không nắm rõ thông tin thị trường...
Bảng 3.14: Một số khó khăn trong chăn nuôi lợn đen theo kết quả điều tra
STT Khó khăn gặp phải Số hộ
(hộ)
Cơ cấu (%)
1 Thiếu vốn sản xuất 4 8,89
2 Kỹ thuật chăn nuôi 5 11,11
3 Thị trường đầu ra 2 4,44
5 Dịch bệnh 3 6,67
6 Khác 4 8,89
7 Tổng 45 100
(Nguồn: Tổng hợp phiêu điều tra)
Theo kết quả điều tra, đối với chăn nuôi lợn đen khó khăn mà các hộ thường gặp phải đó là giá cả, chiếm 60%. Tuy được thương lái đến thu mua tận nhà nên không gặp khó khăn về đầu ra nhưng giá cả thường không ổn định, nhất là khi người dân chưa tìm hiểu giá cả khi bán sẽ bị tư thương ép giá, đẩy mức giá xuống thấp hơn trên thị trường. Có 4 hộ gặp khó khăn do thiếu vốn, chiếm 8,89%. Ngoài ra có 5 hộ gặp phải khó khăn do thiếu kỹ thuật chăn nuôi và 3 hộ là do dịch bệnh.
3.4.3. Một số hoạt động tập huấn chăn nuôi
Theo kết quả điều tra, trên địa bàn xã có mở các lớp tập huấn về chăn nuôi lợn đen theo kỹ thuật mới. Các lớp tập huấn đa dạng về nội dung và bao gồm cả mô hình mẫu, phù hợp với trình độ của người dân. Nội dung tập huấn rất đa dạng bao gồm: Xây dựng chuồng trại trong chăn nuôi, quy trình chăn nuôi và kỹ thuật chọn lợn giống và được người dân áp dụng vào chăn nuôi.
Bảng 3.15: Tình hình tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn đen của các hộ điều tra
Nội dung tập huấn Số hộ tham gia (hộ)
Số hộ áp dụng kỹ thuật TH vào chăn nuôi
(hộ)
1. Xây dựng chuồng trại 5 3
2. Vệ sinh chuồng trại 5 4
3. Quy trình chăn nuôi lợn đen 17 10
4. Kỹ thuật chọn lợn giống 3 2
5. Phòng trừ dịch bệnh 2 2
Tổng 32 21
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)
Theo từng nội dung tập huấn có 23 hộ tham gia, và có đến 21/32 hộ áp dụng các nội dung được tập huấn vào chăn nuôi và cho hiệu quả rõ rệt. Theo phiếu điều tra có 30/45 họ tham gia tập huấn nhưng theo từng nội dung có 32 hộ. Một số hộ đã tham gia 2 nội dung tập huấn. Điều này chứng tỏ người dân thực sự muốn nâng cao
hiệu quả chăn nuôi, và phương pháp tập huấn thu hút được sự chú ý của người dân chăn nuôi.
3.4.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế các hộ chăn nuôi lợn đen
Chi phí trong chăn nuôi lợn đen
Trong kinh tế học khi nhắc đến chi phí các nhà chuyên môn thường tách biệt rõ rệt các loại chi phí: chi phí biến đổi, chi phí trung gian... Khi khảo sát chăn nuôi trên địa bàn chúng tôi không xét đến các nguồn lực như đất đai và một số nguồn lực khác. Vì những nguồn lực này người dân tự có không phải mua hay thuê ngoài.
Bảng 3.16: Chi phí bình quân cho chăn nuôi lợn đen (tính bình quân 100kg) Chỉ tiêu ĐVT Đơn giá
(1000đ) QMN QMV QML Số lượng Thành tiền (1000đ) Số lượng Thành tiền (1000đ) Số lượng Thành tiền (1000đ) I. Giống Con 422,22 1,76 757,61 1,57 650,22 1,44 596,67 II. Thức ăn 1. Thức ăn CN Kg 13,60 0 0 0 0 1,13 15,37 2. Ngô Kg 6,50 209,42 1.361,2 0 161,69 1.050,95 162,27 1.054,76 3. Rau xanh Kg 1,00 1.026,7 1 1.026,7 1 760,89 760,89 783,20 783,20 4. Chuối Cây 7,00 158,97 1.112,7 6 103,22 722,54 106,53 745,71 5. Đậu tương Kg 12,50 22,27 278,37 13,88 173,50 13,06 163,33 III. Thuốc thú y Đồng - - 3,78 - 2,60 - 1,67 IV. CP phân bổ chuồng trại Đồng - - 62,07 - 98,68 - 78,67 V. Chi phí khác Đồng - - 13,29 - 12,97 - 2,27 Tổng chi phí Đồng - - 4.615,7 9 - 3.472,35 - 3.441,65
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)
Bảng 3.17: Tình hình đầu tư chi phí của các hộ chăn nuôi lợn đen xét theo quy mô (tính bình quân cho 100kg thịt hơi)
Chỉ tiêu
Quy mô chăn nuôi So sánh BQ
(1000đ) QML (1000đ) (1000đ)QMV (1000đ)QMN QML/QMV QML/QMN QMV/QMN I. Giống 596,67 650,22 757,61 0,92 0,79 0,86 668,17 II. Thức ăn 2.762,37 2.707,88 3.779,04 1,02 0,73 0,72 3.083,10 1. Thức ăn công nghiệp 15,37 0 0 - - - 5,13 2. Ngô 1.054,76 1.050,95 1.361,20 1,00 0,77 0,77 1.155,64 3. Rau xanh 783,20 760,89 1.026,71 1,03 0,76 0,74 856,93 4. Chuối 745,71 722,54 1.112,76 1,03 0,67 0,65 860,33
5. Khô đậu tương 163,33 173,50 278,37 0,94 1,03 0,62 208,07
III. Thuốc thú y 1,67 2,60 3,78 0,64 0,44 0,69 2,68
IV. Chi phí phân
bổ chuồng trại 78,67 98,68 62,07 0,8 1,27 1,59 79,81
V. Chi khác 2,27 12,97 13,29 0,18 0,17 0,98 9,51
Tổng chi phí 3.441,65 3.472,35 4.615,79 0,99 0,75 0,75 3.843,26