4. Bố cục khóa luận
2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.4.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Thu thập thông tin số liệu công bố của UBND xã Hạ Thôn, phòng địa chính, cán bộ dân số, báo cáo tổng kết của trạm khuyến nông, phòng thống kê xã gồm:
- Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.
- Các số liệu về số lượng, sản lượng lợn xuất chuồng của xã. - Số liệu dân số trên địa bàn xã.
- Báo cáo công tác khuyến nông, kế hoạch phát triển kinh tế trong năm tới.
2.4.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp a, Chọn điểm nghiên cứu
Hạ Thôn là xã nằm trong vùng Lục Khu của huyện Hà Quảng. Diện tích canh tác ít, thiếu nước sinh hoạt và sản xuất nên đời sông người dân còn gặp rất nhiều khó khăn. Trong những năm qua, chăn nuôi lợn đen đã góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn, nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho người lao động. Chăn nuôi lợn đen ở Hạ Thôn tuy đã đạt được những kết quả bước đầu nhưng vẫn còn một số khó khăn vướng mắc cần được tháo gỡ đó là: Hầu hết các hộ dân chăn nuôi theo hộ gia đình, mang tính tự phát, phân tán, quy mô chăn nuôi nhỏ, hiệu quả về trong lượng, chất lượng con giống chưa cao. Trình độ nhận thức của người dân về chăn nuôi lợn sạch còn hạn chế; chưa thật sự coi chăn nuôi là ngành kinh tế chủ lực của gia đình.
- Lựa chọn thôn nghiên cứu
Để phục vụ nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn đen trên địa bàn xã Hạ Thôn, chúng tôi thu thập sử dụng các thông tin và số liệu tại 3 xóm tiêu biểu mang tính đại diện cho toàn xã.
+ Dựa vào tình hình chăn nuôi lợn đen của toàn xã, chúng tôi lựa chọn 3 xóm có số lượng lợn đen lớn nhất.
Bảng 2.1: Số lượng lợn đen phân theo xóm trên địa bàn xã Hạ Thôn (2013)
STT Xóm Số lượng lợn đen (con) Cơ cấu (%) 1 Chắm Ché 598 29,14 2 Lũng Hoài 446 21,73 3 Rằng Khoen 200 9,75 4 Kéo Nặm 503 24,52 5 Cốc Sa 305 14,86 Tổng 2052 100
Nhìn vào bảng trên có thể thấy 3 xóm có số lượng lợn đen lớn nhất là Chắm Ché với 598 con, Lũng Hoài với 446 con và Kéo Nặm với tổng số 503 con.
+ Dựa vào tính đại diện về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của 3 xóm.
Xóm Chắm Ché: Là xóm có số lượng lợn đen lớn nhất 598 con. Nằm ở phía Tây của xã, cách chợ Nà Giàng 7 km, thuận lợi cho giao lưu buôn bán. Có diện tích tự nhiên lớn, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt các loại cây trồng đặc trưng của xã như: Ngô, lạc, đậu tương... Là nguồn thức ăn dồi dào cho chăn nuôi..
Xóm Lũng Hoài: Nằm ở phía Đông của xã, giáp với huyện Trà Lĩnh và các xóm còn lại của xã thuận lợn cho trao đổi, buôn bán hàng hóa. Có số lượng lợn đen đứng thứ ba toàn xã 446 con.
Xóm Kéo Nặm: Nằm ở phía Tây Nam của xã. Có diện tích tự nhiên khá lớn, có số nhân khẩu lớn nhất toàn xã, đây chính là nguồn lao động dồi dào trong nông nghiệp. Là xóm có số lượng lợn đen đứng thứ hai trong xã với tổng số 503 con.
Hình 2.1: Bản đồ vị trí các xóm điều tra
Như vậy căn cứ vào nội dung, yêu cầu của đề tài việc lựa chọn các xóm tiến hành điều tra nghiên cứu có thể đảm bảo được tính đại diện.
b, Điều tra phỏng vấn người dân
- Thu thập số liệu bằng cách điều tra phỏng vấn người dân dựa trên phiếu điều tra dựng sẵn.
+ Đối tượng điều tra là các hộ nông dân chăn nuôi lợn đen trên địa bàn 3 xóm Kéo Nặm, Chắm Ché, Lũng Hoài.
+ Phương pháp điều tra:
Dựa vào tiêu chuẩn phân loại quy mô chăn nuôi lợn đen của phòng nông nghiệp xã, hộ chăn nuôi được chia thành 3 nhóm như sau:
Bảng 2.2: Tiêu chuẩn phân loại quy mô chăn nuôi
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng lợn
Quy mô lớn Con >30
Quy mô vừa Con 15-30
Quy mô nhỏ Con 15>
(Nguồn: UBND xã Hạ Thôn)
Dựa vào các chỉ tiêu phân loại quy mô chăn nuôi của xã và số hộ chăn nuôi lợn đen trên địa bàn trên chúng tôi tiến hành lựa chọn số mẫu điều tra phân theo quy mô.
Cách phân bổ:
Số mẫu điều tra theo từng quy mô được tính theo phần trăm cơ cấu của từng loại quy mô nhân với số hộ chăn nuôi lợn đen trên toàn xã phân theo quy mô, sau đó chia 100.
Theo cách phân bổ trên ta tính được số mẫu điều tra như bảng dưới:
Bảng 2.3: Số mẫu điều tra STT Chỉ tiêu Số hộ chăn nuôi lợn đen
trên toàn xã (hộ) Cơ cấu (%) Số mẫu điều tra (hộ) 1 QML 25 20,32 5 2 QMV 45 36,59 17 3 QMN 53 43,09 23 4 Tổng 123 100 45
(Nguồn: Tổng hợp từ nghiên cứu của tác giả)
Dựa vào cơ cấu của từng nhóm quy mô mà ta phân ra số lượng mẫu điều tra của mỗi loại quy mô chăn nuôi.
Cộng tất cả số mẫu điều tra theo từng quy mô ta được 45 mẫu điều tra chung cho cả xã.
Sau khi lựa chọn số mẫu điều tra theo từng quy mô, tiến hành phân bổ mẫu điều tra về từng xóm, cụ thể như sau:
Cách phân bổ:
Số lượng mẫu từng xóm theo quy mô được tính theo số điều tra mẫu từng quy mô nhân với số hộ chăn nuôi lợn đen của từng xóm. Sau đó chia cho tổng số hộ chăn nuôi lợn đen của ba xóm.
Theo cách tính trên ta phân bổ được số mẫu theo quy mô về từng xóm như bảng 2.4:
Bảng 2.4: Chọn mẫu điều tra phân theo quy mô
STT Xóm Số hộ chăn nuôi lợn QML (n=5) QMV (n=17) QMN (n=23) 1 Chắm Ché 27 1 5 7 2 Lũng Hoài 35 2 6 9 3 Kéo Nặm 30 2 6 7 4 Tổng 92
(Nguồn: Tổng hợp từ nghiên cứu của tác giả)
Từ số lượng mẫu điều tra đã phân cụ thể về các xóm, tiến hành thu thập, phân tích đánh giá các thông tin như: Hiện trạng lao động, tình hình sử dụng vốn, thực trạng chăn nuôi lợn đen trong phát triển kinh tế gia đình, một số khó khăn mà người dân gặp phải trong chăn nuôi lợn. Từ đó đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn đen mang lại tại xã Hạ Thôn.