4. Bố cục khóa luận
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Hạ Thôn là một xã vùng cao nằm ở phía Tây Nam của huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm huyện lỵ 18km với tổng diện tích đất tụ nhiên 1.648,55 ha, với 5 xóm: Chắm Ché, Lũng Hoài, Rằng Khoen, Kéo Nặm, Cốc Sa.
Phía Bắc giáp xã Mã Ba
Phía Nam giáp xã Nam Tuấn, Đại Tiến và xã Đức Xuân huyện Hòa An Phía Đông giáp xã Quang Vinh huyện Trà Lĩnh
Phía Tây giáp xã Phù Ngọc và huyện Hòa An.
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Xã Hạ Thôn là một xã vùng 3 của huyện Hà Quảng có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi các dãy núi đá vôi hướng núi chạy theo hướng Bắc sang Nam và có độ cao trung bình từ 350 – 360 m, chạy theo con đường từ xã Phù Ngọc đến xã với độ dốc từ 40o. Địa hình được chia làm hai phần: một bên là núi đất có độ dốc không lớn lắm, một bên là núi đá có độ dốc lớn.
3.1.1.3. Thời tiết khí hậu và thủy văn
Xã Hạ Thôn mang khí hậu đặc trưng miền núi Đông Bắc Bộ của Việt Nam, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và có tiểu vùng khí hậu riêng do địa hình bị chia cắt mạnh, hàng năm chia làm hai mùa rõ rệt:
+ Mùa khô: Lạnh, khô bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau, kèm theo các đợt gió mùa Đông Bắc và các đợt rét đậm (có năm có sương muối) nhiệt độ trung bình từ 15oC-20oC. Lạnh nhất là tháng 12, tháng 1 và tháng 2 nhiệt độ trung bình dưới 15oC.
+ Mùa nóng: Nóng ẩm, mưa nhiều bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm, mưa tập trung vào tháng 6, 7, 8 kèm theo nắng nóng và lũ quét, nhiệt độ trung bình từ 22oC, tháng nóng nhất 40oC.
- Nhiệt độ trung bình năm: 22oC - Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối: 40 oC
- Nhiệt độ thấp tuyệt đối: 3 oC - Độ ẩm trung bình năm: 80%
- Lượng mưa trung bình cao nhất: 3.373 mm - Lượng mưa cao nhất: 1.660 mm
- Lượng mưa thấp nhất: 920 mm - Số ngày mưa trung bình: 130 ngày.
Hướng gió: Hướng gió chủ đạo của xã Hạ Thôn là gió mùa Đông Bắc và Tây Nam, tốc độ gió trung bình 1,8 m/s.
Gió Đông Bắc bắt đầu từ tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau, đây là loại gió lạnh làm cho nhiệt độ không khí xuống thấp thường gây ra các đợt rét và đôi khi có sương muối.
Gió Tây Nam xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 10, đây là loại gió mang theo nhiều hơi ẩm nên thường đem lại lượng mưa dồi dào.
3.1.1.4. Tài nguyên đất
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã năm 2011- 2013
Chỉ tiêu
2011 2012 2013 So sánh (%)
SL
(ha) (%)CC (ha)SL (%)CC (ha)SL (%)CC 12/11 13/12 1. Đất nông nghiệp 1.522,13 92,33 1.522,02 92,32 1.521,47 92,29 99,99 99,97 1.1. Đất SXNN 237,20 14,39 237,09 14,38 236,59 14,35 99,93 99,79 1.1.1. Đất trồng CHN 220,49 13,37 220,49 13,37 219,88 13,34 100 99,78 + Đất trồng lúa - 0 - 0 0,30 0,02 0 0 + Đất cỏ dùng vào CN 20,33 1,23 20,33 1,23 20,33 1,23 100 100 + Đất trồng CHN khác 200,16 12,14 200,1 12,14 199,25 12,09 100 99,59 1.1.2. Đất trồng CLN 16,71 1,01 16,71 1,01 16,71 1,01 100 100 1.2. Đất LN 1.284,93 75,76 1.284,88 75,76 1.284,88 75,76 100 100
2. Đất phi nông nghiệp 13,16 0,80 13,27 0,80 13,82 0,84 100 105
2.1. Đất ở 5,89 0,36 5,94 0,36 6,00 0,36 100 100 2.2. Đất chuyên dùng 6,90 0,42 6,96 0,42 7,45 0,45 100 107,14 2.3. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 0,05 0,003 0,05 0,003 0,05 0,003 100 100 2.4. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 0,32 0,02 0,32 0,02 0,32 0,02 100 100 3. Đất chưa sử dụng 113,26 6,87 113,26 6,87 113,26 6,87 100 100 Tổng diện tích đất tự nhiên 1.648,55 100 1.648,55 100 1.648,55 100 100 100
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã theo địa giới hành chính là 1.648,55 ha (năm 2013). Trong đó đất sản xuất nông nghiệp 1.521,47 ha chiếm 92,29%. Trong tổng diện tích đất nông nghiệp thì đất sản xuất nông nghiệp chiếm 14,35% chủ yếu là đất trên đồi núi đá. Đất nông nghiệp có xu hướng giảm nhẹ qua các năm, bên cạnh đó đất trồng cây hàng năm cũng giảm từ năm 2012 từ 220,49 ha xuống còn 219,88 ha năm 2013 do đất trồng cây hàng năm khá giảm 200,16 ha năm 2012 xuống còn 1.99,25 ha năm 2013. Một số loại đất như đất phi nông nghiệp cũng tăng từ 13,27 ha năm 2012 lên 13,83 năm 2013 tăng 0,04% do đất chuyên dùng và đất có mục đích công cộng tăng 0,03%.
3.1.1.5. Tài nguyên rừng
Địa hình chủ yếu là núi đá vôi dọc theo phía Tây Bắc, dãy núi dọc theo phía Nam của xã là rừng cây lâm nghiệp và rừng sản xuất.
3.1.1.6. Tài nguyên nhân văn
Trên địa bàn xã có 2 dân tộc sinh sống, gồm dân tộc Nùng và Mông. Mỗi dân tộc đều có phong tục tập quán riêng đã tạo ra các hoạt động văn hóa phong phú, đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc.