Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1. Nghiên cứu xác định số đốt/hom khi nhân giống bằng hom thân có xử lý chế phẩm sinh học Pseudomonas
Thí nghiệm được tiến hành ở hom thân lấy trên dây tiêu 1 năm tuổi, giống Vĩnh Linh, có rễ bám ở các đốt vùi vào đất.
Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) với 4 công thức, 3 lần nhắc lại, mỗi ô cơ sở 10 hom được ươm vào bầu.
I1 I2 I4 I3
II2 II3 II1 II4
III3 III4 III2 III1
Ghi chú: I, II và III là các lần lặp lại; 1,2,3, và 4 là các công thức thí nghiệm Công thức 1: Hom thân 5 đốt, được vùi xuống đất 3 đốt
Công thức 2: Hom thân 4 đốt, được vùi xuống đất 3 đốt Công thức 3: Hom thân 4 đốt, được vùi xuống đất 2 đốt Công thức 4: Hom thân 3 đốt, được vùi xuống đất 2 đốt
33
* Bầu ươm cây:
Túi bầu là bì PE có kích thước 17cm x 27cm (rộng x dài), đục 8 lỗ thoát nước ở nửa dưới của bầu, phân bố thành 2 hàng và cách đáy bầu không quá 2cm.
Hỗn hợp đất cho vào bầu:
Sử dụng lớp đất mặt 0 – 20cm, nhặt sạch rễ cây, đá sỏi hay các vật lạ khác. Đất lấy về được phơi khô dưới nắng to sau đó đập nhỏ.
Phân chuồng hoai mục Phân lân: Super lân
Đất và phân bón cho vào bầu với tỷ lệ :
4 đất : 1 phân chuồng : 0,5% super lân : 1% vôi bột.
Phân chuồng, super lân và vôi được trộn đều theo tỷ lệ trên, đóng vào bao ủ ít nhất 1 tuần đến 1 tháng. Sau đó, trộn đều với phân đã ủ, rồi cho vào bầu.
Bầu đất phải cân đối, thẳng đứng, lưng bầu không gãy khúc. Xếp vào luống 7 - 10 bầu. Đặt cho bầu đứng thẳng, không bị đỗ, ngã.
* Xử lý hom giống
Hom được cắt xiên 150 so với phương thẳng đứng, vết cắt cách đốt cuối cùng 1,5 - 2cm và xử lý chế phẩm Pseudomonas: Đổ chế phẩm ra đĩa giấy sạch, sau khi cắt hom, chấm miệng cắt hom giống (đầu gốc nằm trong bầu) vào chế phẩm, để 5 phút và chấm lần 2 rồi giâm vào bầu.
* Cắm hom vào bầu
Hom giống qua xử lý, đem cắm vào bầu. Mỗi bầu giâm 2 hom.
* Chăm sóc cây sau giâm
Tưới nước: Ngay sau khi giâm xong, dùng bình phun sương lên các bầu ươm cho cây đủ ẩm tạm thời. Sau đó, khi bề mặt bầu đã đủ ẩm thì cách 2 - 3 ngày tưới một lần tùy theo độ ẩm vườn ươm.
Làm cỏ: Sau khi giâm một tháng, cỏ bắt đầu mọc nhiều nên lúc này chúng ta tiến hành làm cỏ để hạn chế sự cạnh tranh của chúng với hom tiêu.
Tưới chế phẩm: Sau khi giâm một tháng và hai tháng tiến hành pha chế phẩm Pseudomonas với nước để tưới lên các bầu ươm.
Cách tưới: Cứ 20 gam chế phẩm pha 1 lít nước, khuấy đều cho chế phẩm tan trong nước rồi đem hỗn hợp này tưới cho 20 cây, lượng tưới 50 ml/bầu.
Đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển, hiệu quả kinh tế giữa các công thức thí nghiệm.
34
3.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Pseudomonas đến bệnh chết nhanh, sinh trưởng phát triển ở vườn kiến thiết cơ bản và năng suất ở vườn kinh doanh
Phương pháp bố trí thí nghiệm
Mô hình được bố trí tại IaMe, ChưPrông, Gia Lai từ tháng 6/2014 trên vườn tiêu kiến thiết cơ bản 1 năm tuổi và vườn kinh doanh 5 năm tuổi với quy mô 1000 cây/công thức. Mô hình gồm 2 công thức so sánh giữa biện pháp truyền thống nông dân và mô hình sử dụng chế phẩm sinh học Pseudomonas trong phòng trừ bệnh chết nhanh hồ tiêu.
Cả đối chứng và mô hình áp dụng quy trình kỹ thuật phân bón và chăm sóc cho cây hồ tiêu của Tôn Nữ Tuấn Nam [15].
Quy trình chăm sóc vườn kiến thiết cơ bản các công thức thí nghiệm
Phương pháp truyền thống Công thức xử lý chế phẩm Pseudomonas
- Phân bón
+ Bón phân hữu cơ 10kg/cây/năm vào đầu mùa mưa (06- 07/2014) đào rãnh cách 1/2 mép tán lá và sâu 20cm.
+ Bón vôi 0,4kg/cây/năm
+ Bón phân vô cơ: Chia làm 3 đợt bón vào đầu, giữa và cuối mùa mưa. Liều lượng bón 0,3kg Urê, 0,6kg lân và 0,15kg Kali clorua/gốc/năm.
- Chăm sóc vườn tiêu
+ Quản lý cỏ dại vườn tiêu: Trồng lạc dại để che phủ đất và giữ ẩm, làm sạch cỏ, nhổ cỏ trong gốc bằng tay, tránh làm tổn thương rễ.
+ Tủ gốc: Dùng rơm rạ, cỏ rác, vỏ ngô ...
tủ chung quanh gốc tiêu vào mùa khô để giữ ẩm cho cây.
+ Buộc dây tiêu vào trụ.
+ Thiết kế hệ thống thoát nước bằng các mương rãnh, vun gốc không để đọng nước.
- Phát hiện cây bị bệnh chết nhanh thì xử lý bằng các thuốc hóa học sau: Aliet (nồng độ 0,2%) hoặc Ridomil Gold 68 WP (nồng độ 0,3%), phun đều trên tán cây và gốc 2 lít/cây. Xử lý 10 - 15 ngày/lần trong mùa mưa.
- Phân bón
+ Bón phân hữu cơ 10kg/cây/năm vào đầu mùa mưa (06- 07/2014) đào rãnh cách 1/2 mép tán lá và sâu 20cm.
+ Bón vôi 0,4kg/cây/năm
+ Bón phân vô cơ: Chia làm 3 đợt bón vào đầu, giữa và cuối mùa mưa. Liều lượng bón 0,4kg Urê, 0,6kg lân và 0,15kg Kali clorua/gốc/năm.
- Chăm sóc vườn tiêu
+ Quản lý cỏ dại vườn tiêu: Trồng lạc dại để che phủ đất và giữ ẩm, làm sạch cỏ, nhổ cỏ trong gốc bằng tay, tránh làm tổn thương rễ.
+ Tủ gốc: Dùng rơm rạ, cỏ rác, vỏ ngô ...
tủ chung quanh gốc tiêu vào mùa khô để giữ ẩm cho cây.
+ Buộc dây tiêu vào trụ.
+ Thiết kế hệ thống thoát nước bằng các mương rãnh, vun gốc không để đọng nước.
- Sử dụng chế phẩm Pseudomonas phòng bệnh chết nhanh: Tưới chế phẩm Pseudomonas 3 lần cách nhau 1 tháng, với liều lượng 20g/2lít/gốc/lần.
35
Chỉ tiêu theo dõi:
Đối với bệnh chết nhanh (Phytophthora capsici): Điều tra định kỳ 15 ngày/lần vào 3 tháng mùa mưa.
Vườn kiến thiết cơ bản: Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển: Chiều cao thân trung bình, số đốt trung bình trên thân chính, số đốt trên cành quả, số cành quả cấp một trên trụ [5].
Vườn kinh doanh: Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và năng suất:
Chiều cao thân trung bình, số đốt trung bình trên thân chính, số đốt trên cành quả, số cành quả cấp một trên trụ, số hoa/gié, trọng lượng 100 quả tươi, trọng lượng 100 quả khô, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu [5].
Quy trình chăm sóc vườn kinh doanh các công thức thí nghiệm
Phương pháp truyền thống Công thức xử lý chế phẩm Pseudomonas
- Phân bón
+ Bón phân hữu cơ 10kg/cây/năm vào đầu mùa mưa (06- 07/2014) đào rãnh cách 1/2 mép tán lá và sâu 20cm.
+ Bón vôi 0,4kg/cây/năm
+ Bón phân vô cơ: Chia làm 3 đợt bón vào đầu, giữa và cuối mùa mưa. Liều lượng bón 0,4kg Urê, 0,6kg lân và 0,25kg Kali clorua/cây/năm.
- Chăm sóc vườn tiêu
+ Quản lý cỏ dại vườn tiêu: Trồng lạc dại để che phủ đất và giữ ẩm, làm sạch cỏ, nhổ cỏ trong gốc bằng tay, tránh làm tổn thương rễ.
+ Tủ gốc: Dùng rơm rạ, cỏ rác, vỏ ngô ...
tủ chung quanh gốc tiêu vào mùa khô để giữ ẩm cho cây.
+ Thiết kế hệ thống thoát nước bằng các mương rãnh, vun gốc không để đọng nước.
- Phát hiện cây bị bệnh chết nhanh thì xử lý bằng các thuốc hóa học sau: Aliet (nồng độ 0,2) hoặc Ridomil Gold 68 WP (nồng độ 0,3%), phun đều trên tán cây và gốc 2 lít/cây. Xử lý 10 - 15 ngày/lần trong mùa mưa.
- Phân bón
+ Bón phân hữu cơ 10kg/cây/năm vào đầu mùa mưa (06- 07/2014) đào rãnh cách 1/2 mép tán lá và sâu 20cm.
+ Bón vôi 0,4kg/cây/năm
+ Bón phân vô cơ: Chia làm 3 đợt bón vào đầu, giữa và cuối mùa mưa. Liều lượng bón 0,4kg Urê, 0,6kg lân và 0,25kg Kali clorua/cây/năm.
- Chăm sóc vườn tiêu
+ Quản lý cỏ dại vườn tiêu: Trồng lạc dại để che phủ đất và giữ ẩm, làm sạch cỏ, nhổ cỏ trong gốc bằng tay, tránh làm tổn thương rễ.
+ Tủ gốc: Dùng rơm rạ, cỏ rác, vỏ ngô ...
tủ chung quanh gốc tiêu vào mùa khô để giữ ẩm cho cây.
+ Thiết kế hệ thống thoát nước bằng các mương rãnh, vun gốc không để đọng nước.
- Sử dụng chế phẩm Pseudomonas phòng bệnh chết nhanh: Tưới chế phẩm Pseudomonas 3 lần cách nhau 1 tháng, với liều lượng 20g/2lít/cây/lần.
36
3.3.3. Theo dõi khả năng sinh trưởng của hom giâm Định kỳ theo dõi các chỉ tiêu:
* Tỷ lệ bật mầm.
Sau giâm một tháng chúng tôi tiến hành theo dõi sự nảy mầm trên hom giâm, đếm số mầm đã bật lên. Định kỳ 15 ngày đếm số lượng hom giâm bật mầm một lần cho đến khi hầu hết các hom bật mầm. Sau đó, tính tỷ lệ bật mầm, tốc độ bật mầm trên từng công thức thí nghiệm.
Tỷ lệ bật mầm được tính bằng công thức:
Số hom bật mầm x 100 Tỷ lệ bật mầm =
Tổng số hom giâm
* Động thái ra lá.
Theo dõi động thái ra lá của hom tiêu từ giâm đến khi đưa ra trồng.
Cách đếm: Mỗi ô thí nghiệm cắm cọc và đánh dấu trên 5 cây bắt kỳ ở hai đường chéo để theo dõi định kỳ 15 ngày/lần.
* Động thái tăng chiều cao thân chính.
Tiến hành đánh dấu trên 5 cây bắt kỳ ở hai đường chéo và đo chiều cao định kỳ 15 ngày/lần.
* Số lượng rễ/hom giâm.
Đếm số lượng rễ/hom và đo chiều dài rễ dài nhất.
* Tỷ lệ hom chết
Đếm số lượng hom chết sau giâm và tính tỷ lệ hom chết.
Số lượng hom chết x 100 Tỷ lệ hom chết =
Tổng số hom giâm
* Khả năng tích lũy vật chất của cây sau giâm:
Chúng tôi tiến hành cân khối lượng cành và rễ cây sau giâm 90 ngày (cả khối lượng tươi và khô).
37
3.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá về sinh trưởng phát triển
Chiều dài thân trung bình: Dùng thước sào có chia vạch cm đo từ gốc đến ngọn.
Mỗi ô cơ sở đo 3 trụ, mỗi trụ đo 2 dây.
Chiều dài trung bình cành quả: Dùng thước đo từ gốc phân cành với thân chính đến tận cùng của cành, mỗi ô cơ sở đo 3 trụ, mỗi trụ đo ngẫu nhiên 10 cành quả.
Số đốt trung bình trên thân chính: Kết hợp đếm số đốt trên thân chính khi đo chiều cao thân chính.
Số đốt trên cành quả: Chỉ tính số đốt trên một đường trục của cành kết hợp đếm số đốt cành quả khi đo cành quả.
Số cành cấp 1 trên trụ: Đếm tất cả các cành cấp 1 trên trụ, mỗi ô cỏ sở đếm 3 trụ [5].
3.3.5. Các chỉ tiêu đánh giá về năng suất
Số hoa/gié: Tiến hành đếm số hoa/gié lúc hoa nở rộ vào tháng 07- 08, mỗi ô đếm 3 trụ và mỗi trụ 24 gié [(2 gié/hướng x 4 hướng x 3 tầng)].
Số gié hoa/cành quả: Tiến hành đếm số gié hoa/cành quả lúc hoa nở rộ vào tháng 07- 08, mỗi ô đếm 3 trụ và mỗi trụ 24 cành quả [(2 cành/hướng x 4 hướng x 3 tầng)].
Số gié quả/cành quả: Tiến hành đếm số gié quả/cành quả lúc tháng 10- 11, mỗi ô đếm 3 trụ và mỗi trụ 24 cành quả [(2 cành/hướng x 4 hướng x 3 tầng)].
Số quả/ gié: Tiến hành đếm số quả/gié lúc tháng 12, mỗi ô đếm 3 trụ và mỗi trụ 24 gié [(2 gié/hướng x 4 hướng x 3 tầng)].
Trọng lượng 100 quả tươi: Cân vào cuối tháng 03, lấy ngẫu nhiên 100 quả.
Trọng lượng 100 quả khô: Lấy ngẫu nhiên 100 quả, sấy khô đến độ ẩm 9 % và cân.
Năng suất lý thuyết (NSLT)
NSLT (kg/ha) = Số trụ/ha x số quả/gié x P100 hạt x số gié/trụ 100000
Số trụ/ha = 1600 trụ
Số gié/trụ = số gié/cành quả x số cành quả/trụ Năng suất thực thu (NSTT):
NSTT (kg/ha) = số trụ/ha x trọng lượng hạt/trụ [5].
38
3.3.6. Xác định hiệu quả phòng trừ và hiệu quả kinh tế của các công thức 3.3.6.1. Hiệu quả phòng trừ
Sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ cây bệnh (%) Số cây bị bệnh x 100 Tỷ lệ cây bệnh =
Tổng số cây theo dõi
Theo dõi các chỉ tiêu tỷ lệ cây tiêu bị bệnh thối gốc thân và chết cây (%) theo mô tả của Nguyễn Vĩnh Trường (2002, 2004) và tiến triển tỷ lệ bệnh chung bằng Area Under Disease Progress Curve (AUDPC) [13].
3.3.6.2. Hiệu quả kinh tế
Tính toán lượng chi phí đầu vào và tổng thu cho từng công thức thí nghiệm trên 1 ha (1600 trụ) vườn kinh doanh và vườn ươm hom giống để xác định hiệu quả kinh tế mà từng công thức mang lại.
Lợi nhuận :
Lợi nhuận = Tổng thu - Tổng chi Tỷ suất lợi nhuận :
Lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận = Tổng chi
Hệ số VRC:
Lãi do dùng chế phẩm VRC =