Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM SINH HỌC ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ BỆNH CHẾT NHANH HỒ TIÊU
3.2.1. Ở vườn kiến thiết cơ bản
3.2.1.1. Tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính
Đây là khoảng thời gian cần có sự chăm sóc tốt để cây tiêu sinh trưởng phát triển tốt tạo tiền đề cho năng suất cao sau này. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây tiêu có ý nghĩa rất lớn trong thực tiễn sản xuất. Cây sinh trưởng tốt phải có chiều cao thân chính thích hợp, cân đối với các bộ phận khác trên cây phù hợp với từng giai đoạn phát triển
Chế phẩm sinh học Pseudomonas có ảnh hưởng rõ rệt đến sự tăng trưởng chiều cao cây của cây. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ở công thức xử lý chế phẩm cao hơn đối chứng (Bảng 3.9).
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của chế phẩm Pseudomonas đến tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính
Đơn vị tính: cm
Công thức Trước xử lý
Sau xử lý ... tháng
2 4 6 8 10
Đối chứng 147,00 206,50 263,00 287,83 319,33 366,67 Xử lý chế phẩm 131,83 183,67 260,50 366,00 389,33 405,83
t- test 0,571 0,546 0,932 0,014 0,008 0,003
Ghi chú: Trong một hàng, T- test < 0,05 sai khác có ý nghĩa
Trong 4 tháng đầu theo dõi chiều cao thân chính của các công thức thí nghiệm không có sự sai khác có ý nghĩa. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của công thức xử lý chế phẩm Pseudomonas vẫn cao hơn so với đối chứng. Công thức xử lý chế phẩm tăng 128,67 cm và công thức đối chứng chỉ tăng 116,00 cm.
Từ tháng 6 trở đi tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính của công thức xử lý chế phẩm (105,50 cm) tăng cao hơn so với đối chứng (24,83 cm), gấp khoảng 4 lần.
Có sự sai khác có ý nghĩa giữa các công thức về chiều cao thân chính.
Theo dõi vào tháng thứ 8 và 10, công thức xử lý chế phẩm có chiều cao thân chính hơn hẳn đối chứng và có sự sai khác có ý nghĩa. Sau 10 tháng, chiều cao thân chính công thức xử lý đạt hơn 400 cm, lúc này cây tiêu đạt chiều cao tối đa.
Cùng với sự tăng trưởng của chiều cao sẽ là sự tăng trưởng của các đốt, số đốt tỷ lệ thuận với chiều cao.
48
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của chế phẩm Pseudomonas đến tốc độ tăng trưởng số đốt trên thân chính
Đơn vị tính: đốt
Công thức
Trước xử lý
Sau xử lý ... tháng
2 4 6 8 10
Đối chứng 25,33 35,67 43,67 49,50 66,83 78,00 Xử lý chế phẩm 25,50 35,67 52,17 69,67 75,17 79,83
t- test 0,965 0,867 0,399 0,084 0,257 0,780
Ghi chú: Trong một hàng, T- test < 0,05 sai khác có ý nghĩa
Số đốt trên thân chính của các công thức thí nghiệm không có sự sai khác có ý nghĩa sau 10 tháng theo dõi. Công thức xử lý chế phẩm có số đốt tăng là 54,33 đốt, trung bình 5,433 đốt/tháng. Công thức đối chứng có số đốt tăng chỉ là 52,67 đốt, trung bình 5,272 đốt/tháng. Như vậy, tốc độ tăng trưởng số đốt và chỉ số chiều cao thân chính/số đốt của công thức xử lý cao hơn đối chứng.
Chế phẩm sinh học Pseudomonas có tác dụng kích thích sinh trưởng làm tăng chiều cao thân chính và số đốt trên thân chính ở vườn hồ tiêu gian đoạn kiến thiết cơ bản.
3.2.1.2. Tốc độ tăng trưởng cành quả
Cùng với thân chính, cành quả của hồ tiêu góp phần quan trọng tạo nên bộ khung của cây, thường cành quả được phát sinh từ các mầm nách trên cây, độ dài cành thường ngắn dưới 1 m, khúc khuỷu, lóng ngắn, theo lý thuyết thì từ một nách lá của cành quả khi ổn định có thể cho một chùm quả do đó năng suất hồ tiêu phụ thuộc rất lớn vào sự sinh trưởng phát triển của cành quả.
49
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của chế phẩm Pseudomonas đến tốc độ tăng trưởng chiều dài cành quả
Đơn vị tính: cm
Công thức
Trước xử lý
Sau xử lý ... tháng
2 4 6 8 10
Đối chứng 28,90 33,40 35,80 40,53 43,70 48,43 Xử lý chế phẩm 27,20 36,40 43,80 51,87 54,87 55,50
t- test 0,566 0,525 0,086 0,035 0,008 0,003
Ghi chú: Trong một hàng, T- test < 0,05 sai khác có ý nghĩa
Ở tất cả các tháng theo dõi chiều dài cành quả đều tăng nhưng không đều trên cả 2 công thức thí nghiệm. Sau 4 tháng công thức xử lý chế phẩm tăng 16,60 cm cao hơn so với đối chứng 9,70 cm nhưng không có sự sai khác có ý nghĩa giữa các công thức.
Kể từ tháng thứ 6 có sự sai khác có ý nghĩa về chiều dài cành quả của công thức xử lý chế phẩm và đối chứng. Chiều dài cành quả sau 6 tháng của công thức xử lý chế phẩm đạt 51,87 cm, tăng 8,07 cm; đối chứng đạt 40,53 cm, tăng 4,73 cm. Sau 8 tháng, chiều dài cành quả công thức xử lý đạt 54,87 cm; đối chứng là 43,70 cm. Theo dõi tháng thứ 10, tốc độ tăng trưởng chiều dài cành quả của đối chứng tăng nhanh (4,73 cm) nhưng chiều dài cành quả vẫn ngắn hơn 7,07 cm so với công thức xử lý chế phẩm.
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của chế phẩm Pseudomonas đến tốc độ tăng trưởng số đốt trên cành quả
Đơn vị tính: đốt Công thức Trước
xử lý
Sau xử lý ... tháng
2 4 6 8 10
Đối chứng 5,70 7,23 8,80 11,40 12,90 14,37 Xử lý chế phẩm 5,73 8,60 10,67 12,73 14,33 15,40
t- test 0,972 0,015 0,033 0,137 0,046 0,010
Ghi chú: Trong một hàng, T- test < 0,05 sai khác có ý nghĩa
50
Số đốt trên cành quả của công thức xử lý chế phẩm có sự sai khác có ý nghĩa với đối chứng vào tháng 2,4,8 và 10 sau xử lý. Tốc độ tăng trưởng số đốt trên cành quả của công thức xử lý chế phẩm cũng tăng cao hơn so với đối chứng. Sau 2 tháng, số đốt trên cành quả tăng thêm của công thức xử lý chế phẩm 2,87 đốt; còn đối chứng tăng 1,53 đốt. Tương tự tháng thứ 4, công thức xử lý chế phẩm tăng 2,07 đốt; đối chứng tăng 1,57 đốt. Đến tháng thứ 10 thì số đốt trên cành quả của công thức xử lý chế phẩm là 15,40 đốt, trong khi đối chứng là 14,37 đốt.
Sự tăng trưởng của cây ngoài tăng trưởng chiều cao cây, chiều dài cành, số đốt còn phải theo dõi sự sinh trưởng phát triển của cành quả. Số cành quả trên trụ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất của cả trụ tiêu. Cây sinh trưởng tốt sẽ có số cành quả cấp 1 cao, đây là chỉ tiêu quyết định năng suất của vườn tiêu ở giai đoạn kinh doanh sau này.
Trong thí nghiệm, số cành quả cấp 1 của các công thức không có sự sai khác có ý nghĩa. Tuy nhiên, số cành quả cấp 1 và tốc độ tăng trưởng số cành quả cấp 1 ở công thức xử lý chế phẩm vẫn cao hơn đối chứng. Sau 10 tháng, số cành quả cấp 1 của công thức xử lý chế phẩm đạt 165,33 cành, tăng là 120,66 cành; đối chứng chỉ đạt 137,67 cành, tăng 91,34 cành.
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của chế phẩm Pseudomonas đến tốc độ tăng trưởng số cành quả cấp 1
Đơn vị tính: cành
Công thức Trước xử lý
Sau xử lý ... tháng
2 4 6 8 10
Đối chứng 46,33 63,67 76,64 96,67 119,33 137,67 Xử lý chế phẩm 44,67 75,00 103,67 137,00 151,33 165,33
t- test 0,879 0,492 0,206 0,148 0,184 0,147
Ghi chú: Trong một hàng, T- test < 0,05 sai khác có ý nghĩa
Qua đó, ta thấy chế phẩm sinh học Pseudomonas có tác dụng làm tăng chiều dài và số đốt trên cành quả. Điều này góp phần tạo nên bộ khung tốt cho cây vào giai đoạn kinh doanh và sẽ cho năng suất cao.
51
3.2.1.3. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Pseudomonas đến bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu ở giai đoạn vườn kiến thiết cơ bản
Bệnh chết nhanh hồ tiêu do nấm P. capsici là một loại bệnh hại nguy hiểm có thể gây nên sự hủy diệt cả vườn tiêu. Bệnh phát triển nhanh, khó phát hiện và khi phát bệnh thì không còn khả năng phòng trị được nữa.
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của chế phẩm Pseudomonas đến tỷ lệ bệnh chết nhanh ở vườn hồ tiêu kiến thiết cơ bản
Kỳ điều tra
Tỷ lệ cây bệnh chết nhanh (%) Đối chứng Xử lý chế phẩm
1 4,6 0,0
2 8,1 0,0
3 8,5 0,0
4 8,5 0,0
5 8,5 0,0
AUDPC 2037 0,0
t-test 0,0001
Ghi chú: Trong một hàng, T- test < 0,05 sai khác có ý nghĩa
Qua theo dõi, chúng tôi nhận thấy vườn tiêu có xử lý chế phẩm Pseudomonas không bị bệnh chết nhanh. Vườn đối chứng có tỷ lệ bệnh chết dao động từ 4,6 đến 8,5 % trong suốt quá trình điều tra (Bảng 3.14). Như vậy, sử dụng chế phẩm sinh học Pseudomonas đã mang lại hiệu quả trong phòng trừ bệnh chết nhanh ở vườn hồ tiêu kiến thiết cơ bản.