CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI 23DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu nghiên cứu
- Nhiệt độ nước trong quá trình thí nghiệm được theo dõi hàng ngày, mỗi ngày đo 2 lần (7h và 14h) bằng nhiệt kế thuỷ ngân.
- Oxi hoà tan đo bằng máy tự động HD3030, pH được xác định bằng các dung dịch thử sera của Đức, mỗi ngày đo 2 lần (7h và 14h).
- NH3 được xác định bằng các dung dịch thử sera của Đức, cứ 10 ngày đo 1 lần (14h).
- Độ mặn xác định bằng máy đo độ mặn cầm tay nhãn hiệu Ti-sat100, mỗi ngày đo 1 lần (7h).
2.4.2.2. Các chỉ tiêu về tăng trưởng
- Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh trưởng: khối lượng, chiều dài
Khối lượng, chiều dài cá được kiểm tra 10 ngày 1 lần, dùng vợt vớt ngẫu nhiên mẫu khoảng 30 con, đem cân để xác định khối lượng và tính khối lượng bình quân của cá thể trong mẫu; đo chiều dài toàn thân cá bằng cách đặt cá trên giấy kẻ ô li hoặc thước đo kẻ li (chia vạch chính xác đến 0,1 cm) để xác định các chỉ tiêu sinh trưởng.
Tốc độ tăng trưởng về khối lượng
1 2
2 1
T T
W Cw W
−
= −
Trong đó: W2: khối lượng trung bình tại thời điểm T2 (g) W1: khối lượng trung bình tại thời điểm T1 (g) Cw: tốc độ tăng trưởng theo khối lượng (g/con/ngày) Tốc độ tăng trưởng về chiều dài
2 1
2 1
T T
L CL L
−
= −
Trong đó: L2: chiều dài trung bình tại thời điểm T2 (cm)
L1 : chiều dài trung bình tại thời điểm T1 (cm) CL: tốc độ tăng trưởng theo chiều dài (cm/con/ngày)
Tốc độ tăng trưởng đặc trưng (Specific Growth Rate)(%/ngày) Tăng trưởng theo chiều dài: ln ln 100%
1 2
1
2
−
= −
T T
L SGRL L
Tăng trưởng theo khối lượng: ln ln 100%
1 2
1
2
−
= −
T T
W
SGRW W
Với: W2 : khối lượng cá đo lần sau (g) ; W1 : khối lượng cá đo lần trước (g)
L2 : chiều dài cá đo lần sau (cm) ; L1 : chiều dài cá đo lần trước (cm) T2- T1 : Khoản cách thời gian giữa 2 lần đo (ngày)
2.4.2.3. Tỷ lệ sống (S) (%)
- Tỷ lệ sống của cá được kiểm tra 30 ngày 1 lần và cuối thí nghiệm.
- Số cá sống được xác định bằng phương pháp đếm trực tiếp.
Tổng số cá thu
S = x 100 (%) Tổng số cá thả
2.4.2.4. Các chỉ tiêu về hiệu quả chuyển đổi thức ăn + Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR)
FCR =
Trong đó: W: là tổng khối lượng cá thu được (kg)
TF: là lượng thức ăn ăn vào trong quá trình nuôi (kg) = lượng thức ăn cho ăn - lượng thức ăn còn thừa. (Tính theo khối lượng vật chất khô)
+ Hiệu quả sử dụng thức ăn (FCE)
FCE = FCR 1
Trong đó: FCR: Hệ số chuyển đổi thức ăn của cá + Hiệu quả sử dụng Protein (PER)
PER =
Trong đó: Wf: là khối lượng cá cuối thí nghiệm Wo: là khối lượng cá đầu thí nghiệm
P: % protein thức ăn
F: khối lượng thức ăn tiêu thụ trong thời gian thí nghiệm 2.4.2.5. Các chỉ tiêu về phân tích hiệu quả kinh tế
+ Lợi nhuận (B) (đồng)
B = I – C Trong đó: I: tổng thu (đồng)
C: tổng chi (đồng) + Giá thành/kg (G) (đồng/kg)
Trong đó: C: tổng chi (đồng)
W: tổng khối lượng cá thu được (kg) + Tỷ lệ hoàn vốn (ROI) (%)
100
= C ROI B
Trong đó: B: lợi nhuận (đồng) C: tổng chi (đồng)
2.4.2.6. Phân tích các thành phần hóa học của thịt cá Chim vây vàng
Mẫu cá thí nghiệm dùng để phân tích thành phần dinh dưỡng phục vụ việc đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn sẽ được thu khi triển khai thí nghiệm và khi kết thúc thí nghiệm. 4 con cá từ mỗi công thức sẽ được thu, nghiền bằng máy xay mẫu và trộn đều.
Sau đó sẽ được thu, đựng trong túi nilon có dán nhãn và bảo quản trong tủ lạnh sâu đến khi phân tích.
Phân tích mẫu tại Trung tâm phân tích Khoa Chăn nuôi - Thú y, Đại học Nông lâm Huế.
- Xác định độ ẩm (W) theo TCVN-4326-86: Dùng phương pháp sấy ở 105oC. Độ ẩm của nguyên liệu là lượng nước mất đi trong khi sấy. Phần còn lại là vật chất khô.
- Xác định hàm lượng tro thô (T) theo TCVN 4327-1993: đốt và nung mẫu thử ở 500-550oC sau đó xác định hàm lượng phần còn lại.
- Xác định hàm lượng protein thô (P) theo TCVN 4328-86: dùng H2SO4 đậm đặc với chất xúc tác để phân huỷ chất hữu cơ trong mẫu thử. Chưng cất Amoniac trong dung dịch acid và xác định hàm lượng nitơ tổng số bằng chuẩn độ amoniac. Hàm lượng protein thô = Nitơ tổng số x 6.25.
W G = C
- Xác định hàm lượng Lipid thô (L) theo TCVN 4331-86: Dùng dung môi hữu cơ chiết rút chất béo trong mẫu, sau đó xác định khối lượng của chất béo bằng phương pháp cất phân đoạn.
- Xác định hàm lượng xơ thô (X) theo TCVN 4329-1993: Dùng dung dịch acid và kiềm với nồng độ nhất định thuỷ phân và tách khỏi mẫu thử các chất bột đường, protid, dầu mỡ, một phần hemicellulose và lignin còn lại gọi là xơ thô (sau khi loại bỏ tro thô).