CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.3. Tình hình nghiên cứu về dinh dưỡng ương nuôi cua biển trong nước và trên thế giới
1.3.1. Tình hình nghiên cứu về dinh dưỡng ương nuôi cua biển trên thế giới
Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng Artemia là nguồn thức ăn tươi sống lý tưởng cho ấu trùng cua biển. Cụ thể Takeuchi và ctv (2000) đã tiến hành thí nghiệm về vai trò của acid béo không no trong Artemia. Kết quả cho thấy các acid béo không no n-3 (n-3 HUFA) có mặt trong Artemia giúp thúc đẩy sự tồn tại và tăng trưởng của cua giai đoạn ấu trùng [65]. Khi nghiên cứu ở hệ thống ương cải tiến,
Heasman và ctv (1983) cũng đã thành công trong việc ương nuôi ấu trùng cua bằng thức ăn duy nhất là ấu trùng Artemia [40].
Để đánh giá khả năng tiêu thụ nauplius Artemia, Suprayudi và ctv (2002) thực hiện nghiên cứu chế độ cho ăn Artemia thích hợp cho ấu trùng của biển (Scylla serrata). Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức, nhằm xác định mật độ Artemia tối ưu. Bốn nghiệm thức được cho ăn ở mật độ Artemia khác nhau 0,5; 1; 1,5 và 4 cá thể/ml; riêng nghiệm thức thứ 5, mật độ Artemia được tăng lên theo các giai đoạn phát triển Zoea. Kết quả tỷ lệ sống cao nhất ở nghiệm thức thứ 5 [63]. Năm 2004, tác giả Trương Trọng Nghĩa cũng nhận định thêm rằng ấu trùng cua biển ở giai đoạn Zoea 1 không thể bắt số lượng lớn Artemia mới nở có thể do di chuyển nhanh và kích thước lớn. Số lượng nauplius Artemia được tiêu thụ là 15, 25, 37, 114 cá thể/ngày lần lượt đối với Zoea 3, Zoea 4, Zoea 5, Megalope. Sự tiêu thụ nauplius Artemia bởi ấu trùng cua biển dường như bị ảnh hưởng bởi tình trạng sinh lý và chất lượng ấu trùng [68]. Ấu trùng cua biển yếu hoặc trong giai đoạn lột xác tiêu thụ con mồi kém. Từ giai đoạn Zoea 5 sang Megalope nên được cho ăn Artemia 5 ngày tuổi (Quinitio và Parado - Estepa, 2003) [61].
Artemia đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ sống trong giai đoạn ấu trùng; thì luân trùng cũng là thức ăn tươi sống được nhiều nhà khoa học nghiên cứu trong khẩu phần thức ăn của ấu trùng cua biển. Năm 1992, Zeng - Li và Ian (2004) đều nhận định rằng luân trùng (Brachionus plicatilis) là khẩu phần ăn thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng cua biển (Scylla serrata) ở giai đoạn đầu (Zoea 1 - Zoea 3). Khi ấu trùng ở giai đoạn cuối, nếu chỉ cho ăn mỗi luân trùng sẽ có hiện tượng chậm lột xác và dẫn đến tử vong. Như vậy, luân trùng không thể dùng cho ương nuôi tất cả các giai đoạn ấu trùng cua biển [73] [47].
Một nghiên cứu khác được thiết kế của Ian và ctv (2004), tác giả cũng nhận định luân trùng rất quan trọng ở những giai đoạn sớm, làm tăng tỷ lệ sống và tăng sự tăng trưởng. Nếu không có luân trùng, sự lột xác của ấu trùng bị trở ngại và tỷ lệ sống thấp đáng kể trong giai đoạn Zoea đầu tiên. Điều này ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sống ở giai đoạn Megalope. Tỷ lệ sống đến giai đoạn Megalope đạt 78% khi luân trùng được cung cấp đến giai đoạn Zoea 2, trong khi đó tỷ lệ sống chỉ đạt được 32% khi không sử dụng luân trùng [48].
Thức ăn tự nhiên đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong giai đoạn phát triển của ấu trùng, nó không những ảnh hưởng đến tỷ lệ sống mà còn ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng. Bởi vậy việc lựa chọn thức ăn thích hợp phù hợp với sự phát triển của từng giai đoạn là vấn đề nghiên cứu được nhiều tác giả quan tâm. Ấu trùng cua biển ở giai đoạn Zoea 1 khi cho ăn Artemia đạt tỉ lệ sống thấp, nhưng từ giai đoạn Zoea 2 hoặc Zoea 3, việc cung cấp ấu trùng Artemia sẽ đạt được kết quả tốt hơn (Zeng và Li, 1992; Baylon và Failaman, 1999; Suprayudi và ctv, 2002) [73], [32], [63].
Zeng và Li (1992) cũng nhận định thêm rằng, tình trạng thiếu dinh dưỡng trong thời kỳ Zoea có ảnh hưởng đến tỉ lệ sống ở giai đoạn Megalope [73]. Đặc biệt tác giả Baylon và Failaman (1999) yêu cầu nên tăng mật độ Artemia từ 5 - 10 cá thể/ml khi ấu trùng đạt giai đoạn Zoea 4 và duy trì mật độ này đến giai đoạn Megalope [32]. Vì tỉ lệ chết cao của ấu trùng được cho là do hiện tượng ăn nhau (Suprayudi và ctv, 2003) [64].
Ngoài thức ăn Artemia và luân trùng thì hiện nay sử dụng tảo làm thức ăn tự nhiên cho ấu trùng đã được Brick (1974) quan tâm thử nghiệm. Ông đã nghiên cứu ảnh hưởng của chất lượng nước, thuốc kháng sinh, Phytoplankton và Artemia đến tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển Scylla serrata. Qua kết quả nghiên cứu tác giả kết luận: Ấu trùng cua biển đã được nuôi thành công khi sử dụng phối hợp giữa thuốc kháng sinh - Phytoplankton - nauplius của Artemia. Tảo Chlorella có tác dụng tăng tỷ lệ sống của ấu trùng Zoea, nauplius của Artemia được coi là thích hợp nhất [35]. Và nhiệt độ 26 - 30oC, độ mặn 25 - 30‰ và pH từ 7 - 8 được coi là điều kiện thích hợp để ương nuôi ấu trùng cua biển (Chen và Jeng, 1980) [37].
Nhằm góp phần tăng hiệu quả việc sử dụng thức ăn tự nhiên trong ương nuôi ấu trùng cua biển thì giải pháp được đặt ra là giàu hóa thức ăn tự nhiên. Rotifers được giàu hóa từ tảo Nanochlorpsis cũng là một trong những thức ăn đem lại tỷ lệ sống cao cho ấu trùng cua biển từ Zoea 1 - Zoea 5. Đó là kết quả nghiên cứu vào năm 2002 của Takeuchi ương ấu trùng cua biển Scylla serrata, sử dụng Rotifers (40 con/ml) kết hợp với Artemia mới nở (4 con/ml) kéo dài từ Zoea 1 - Megalope. Kết quả cho tỷ lệ sống đến giai đoạn Zoea 5 cao nhất (93,3%), tuy nhiên ấu trùng không chuyển qua được giai đoạn Megalope [66].
Một nghiên cứu đã được thử nghiệm nhằm cải thiện chất lượng dinh dưỡng của luân trùng và Artemia bằng cách giàu hóa chúng (Kanazawa và Koshio, 1994) [49].
Được Suprayudi nghiên cứu kỹ vào năm 2003, ông đã nghiên cứu ảnh hưởng của acid béo lên tỷ lệ sống cua biển Scylla serrata với các nghiệm thức làm giàu Rotiers 17 (từ Zoea 1 đến Zoea 3) và Artemia với EPA - DHA. Thí nghiệm đạt tỷ lệ sống rất cao đến giai đoạn Cua 1 khi so sánh ở các nghiệm thức không làm giàu [64].
Cũng nghiên cứu về việc giàu hóa luân trùng, một nghiên cứu khác được thiết kế nhằm sống cao thông qua việc giàu hóa luân trùng bằng hỗn hợp 10 g dầu cá tuyết, 20 g lòng đỏ trứng gà và 5 g men hòa tan trong 100 lít nước; luân trùng được nuôi khoảng 2 h. Ấu trùng cua được cho ăn luân trùng sau khi giàu hóa với mật độ 15 - 20 con/ml nước ương. Kết quả cho tỉ lệ sống của Zoea 1 (sau 5 ngày thả) là 74% (Yunus và ctv,1994) [72].
Trong sản xuất giống, sử dụng thức ăn tự nhiên là điều thiết yếu, tuy nhiên việc kết hợp giữa thức ăn tự nhiên và thức ăn công nghiệp cũng là lựa chọn được nhiều nhà khoa học quan tâm. Holme và ctv (2006) làm thí nghiệm sử dụng các chế độ ăn trong
ương nuôi ấu trùng cua biển (Scylla serrata) với 4 chế độ: Không cho ăn, 100%
Artemia, 100% thức ăn công nghiệp và 50% Artemia - 50% thức ăn công nghiệp. Kết quả nghiệm thức 50 : 50 đạt tỷ lệ sống cao nhất 66%, nghiệm thức 100% Artemia tỷ lệ sống đạt 51%, 100% thức ăn công nghiệp tỷ lệ sống chỉ có 3% và không cho ăn thì ấu trùng chết toàn bộ [45].
1.3.2. Tình hình nghiên cứu về dinh dưỡng ương nuôi cua biển trong nước
Ở Việt Nam cũng đã có các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của môi trường nuôi, phương pháp chăm sóc quản lý, mật độ ấu trùng ương nuôi, chất lượng ấu trùng, độ mặn đến thời gian biến thái và tỷ lệ sống của các giai đoạn ấu trùng; các kết quả nhận thấy rằng thức ăn có ảnh hưởng vô cùng quan trọng. Chọn lựa thức ăn là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho sự thành công của đợt thí nghiệm. Tiêu biểu có thể kể đến: Thức ăn để nuôi ấu trùng trong quá trình thí nghiệm gồm có nauplius của Artemia, Branchionus, Copepoda, tảo lục (Chlorella), tảo khuê (Chaetoceros, Skeletonema costatum), thịt tôm, nhuyễn thể (Nguyễn Cơ Thạch và ctv, 2000) [27].
Các nghiên cứu của Hoàng Đức Đạt (1992), Trương Trọng Nghĩa (2001) và Nguyễn Cơ Thạch (1998) về ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên tỷ lệ sống của cua biển (Scylla paramamosain); thấy rằng tảo Chlorella, luân trùng là loại thức ăn phù hợp ở giai đoạn Zoea 1, Zoea 2 và ấu trùng Artemia là thức ăn thích hợp nhất cho giai đoạn tiếp theo. Sự kết hợp 3 loại thức ăn kết quả đạt tỷ lệ sống cao nhất ở giai đoạn Zoea 5 và Megalope [44], [67], [26]. Lý giải điều này được tác giả Nguyễn Cơ Thạch, (2000) nhận định mặc dù Artemia có đủ các thành phần dinh dưỡng vi lượng và đa lượng nhưng ở giai đoạn Zoea 1 và Zoea 2 có tỷ lệ sống giảm hơn 50%. Nguyên nhân có thể do tốc độ bơi của Artemia quá nhanh so với khả năng bắt mồi của ấu trùng [27].
Năm 2008, Nguyễn Quốc Thể đã tiến hành nghiên cứu việc sử dụng kết hợp thức ăn để nâng cao tỷ lệ sống của ấu trùng của biển Scylls paramamosain. Tác giả đã sử dụng kết hợp thức ăn Rotifer và Artemia ở giai đoạn ấu trùng Zoea 1 kết quả làm tăng tỷ lệ sống từ 6,6% lên 10,5%, bên cạnh đó còn làm giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế [30].
Nguyễn Cơ Thạch và ctv, (2000) đã nhận định thức ăn không những ảnh hưởng đến tỷ lệ sống còn ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của ấu trùng Zoea. Việc tìm ra loại thức ăn thích hợp cho từng giai đoạn phát triển của ấu trùng cua biển có ý nghĩa quan trọng trong quá trình nghiên cứu xây dựng quy trình sinh sản nhân tạo cua biển.
So sánh ở 3 lô thí nghiệm Artemia, Artemia - Brachionus và Artemia - Brachionus - Phytoplankton thì thời gian kết thúc sự phát triển của ấu trùng Zoea chênh lệch 3 ngày
theo trình tự 24 ngày ở lô đầu tiên, 21 ngày ở 2 lô còn lại. Kết thúc sớm thời gian ương nuôi rất có ý nghĩa trong sản xuất cua giống, giúp tiết kiệm được thức ăn và điều rất quan trọng là có thể tránh được bệnh cua [27].
Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả tiến hành làm giản đồ sử dụng thức ăn phù hợp cho mỗi giai đoạn ấu trùng.
Loại thức ăn cho ăn Giai đoạn phát triển
Z1 Z1Z2 Z2Z3 Z3Z4 Z4Z5 Z5M Brachionus plicatilis
Nauplius của Artemia Artemia
Tảo biển đơn bào
Chú thích: Dấu hiệu biểu thị loại thức ăn thích hợp trong từng giai đoạn phát triển của ấu trùng.
Nguyễn Cơ Thạch và ctv, 2004 nhận định rằng liều lượng và thời gian cung cấp Artemia làm thức ăn cho ấu trùng là vấn đề cần quan tâm. Khi cung cấp Artemia quá sớm và liều lượng nhiều (4 cá thể/ml) gây ra sự thay đổi về hình thái ấu trùng. Tỉ lệ chiều dài càng và giáp đầu ngực có thể sử dụng như dấu hiệu để đoán tỷ lệ sống đến giai đoạn Megalope; ở tỉ lệ 40% sẽ cho tỉ lệ lột xác của Megalope giảm. Ngoài ra theo tác giả, Artemia cần được cung cấp thức ăn cho ấu trùng cua tùy thuộc vào giai đoạn Zoea để tránh việc ăn nhau và thức ăn dư thừa trong giai đoạn ấu trùng [28].
Ngoài thức ăn tự nhiên, thức ăn công nghiệp được Trần Minh Nhất (2010), Tô Văn Sơn (2010) và Châu Tài Tảo và ctv (2013) đã đưa kết hợp vào khẩu phần ăn của ấu trùng cua; kết quả đạt được rất khả quan, làm tăng tỷ lệ sống và rút ngắn thời gian biến thái của ấu trùng [15], [23], [25]. Năm 2010, Trần Minh Nhất cũng đã nghiên cứu thí nghiệm thức ăn gồm 2 chế độ cho ăn với liều lượng khác nhau: 20 luân trùng/ml, 5 Artemia bung dù/ml, 10 ấu trùng Artemia/ml và thức ăn nhân tạo (TANT) 1g/m3 và 30 luân trùng/ml, 10 Artemia bung dù/ml, 15 ấu trùng Artemia/ml và TANT 1,5 g/m3 nhằm góp phần nâng cao năng suất và tỷ lệ sống trong ương nuôi ấu trùng của biển (Scylla paramamosain). Kết quả đạt được: Chế độ cho ăn với liều lượng cao hơn cho tỷ lệ sống cao hơn so với chế độ cho ăn còn lại [15].
Năm 2010, tác giả Tô Văn Sơn đã thu được tỷ lệ sống cua 1 tốt nhất (10,l%) khi thí nghiệm ương ấu trùng ấu trùng cua đá được cho ăn Artemia và Lansy từ giai đoạn Zoea 1. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức thức ăn: Chỉ sử dụng Artemia; Artemia và Lansy từ Zoea 1; Artemia và Lansy từ Zoea 2; Artemia và Lansy từ Zoea 3. [23]. Một nghiên cứu khác về thức ăn công nghiệp vào năm 2013, tác giả Châu Tài Tảo và ctv khi thí nghiệm có 4 chế độ ăn khác nhau: Chỉ cho ăn hoàn toàn Artemia, Artemia và Lansy PL bổ sung từ giai đoạn Zoea 1, Artemia và Lansy PL bổ sung từ giai đoạn Zoea 2, Artemia và Lansy PL bổ sung từ giai đoạn Zoea 3 đến thời gian và tỷ lệ sống của cua đá (Myomenippe hardwickii). Tác giả nhận định rằng kết hợp thức ăn Artemia và Lansy PL bổ sung từ giai đoạn Zoea 1 cũng thu được tỷ lệ sống tốt nhất (10,1%), thời gian biến thái ngắn nhất (22 ngày) [25].