Vật liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thức ăn và mật độ đến thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển scylla serrata (forsskal, 1775) giai đoạn zoea đến megalope (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.2. Vật liệu nghiên cứu

- Hệ thống thí nghiệm 1: Gồm 15 bể composite hình trụ tròn được bố trí trong nhà, thể tích 500 lít. Mỗi bể cung cấp 1 dây sục khí 24/24 h, 15 bóng đèn compac ánh sáng trắng, dụng cụ siphon, 15 thiết bị nâng nhiệt.

- Hệ thống thí nghiệm 2: Gồm 15 can nhựa có thể tích 10 lít, 1 bể composite thể tích 500 lít, mỗi can nhựa cung cấp 1 dây sục khí 24/24 h, 1 bóng đèn compac ánh sáng trắng, dụng cụ siphon, 1 thiết bị nâng nhiệt.

- Thiết bị nghiên cứu:

+ Kính hiển vi, máy đo đa thông số: pH, DO, nhiệt độ; bộ test kit NH3; bộ test kit Nitrite, bộ test kit Base, bộ test kit Chlorine.

+ Hệ thống sục khí: Ống dẫn khí, van điều chỉnh, đá bọt…

+ Bể xử lý nước và bể chứa nước.

+ Và các vật dụng cần thiết khác như: Cân tiểu ly, máy bơm, ống siphon, thau nhựa, cốc thủy tinh, túi lọc, giá thể lưới và nilon, vợt, thùng ấp Artemia…

- Hóa chất và các chất bổ sung: Chlorine, formol, EDTA (Ethylene Diamine Tetraacetic Acid), thuốc đỏ BitenDinie, ET800, Zp -25, Rifamycin và Nystatin.

ET800: Nâng cao sức khỏe, phát triển nhanh, lột xác đông loạt, chống sốc, ngăn ngừa viêm đường ruột. Liều lượng: nồng độ 0,5 ppm (0,5 g/m3) cho 1 lần. Hòa với nước ngọt, sử dụng trước khi cho ăn 30 phút sẽ giúp ấu trùng kích thích ăn mạnh hơn.

Zp - 25: Giúp ấu trùng tiêu hóa tốt. Liều lượng 0,5 ppm, dùng vào buổi tối.

Rifamycin và Nystatin: Thuốc chống nấm.

Bảng 2.3. Hóa chất và liều lượng sử dụng trong quá trình thí nghiệm

STT Thuốc

(hoá chất)

Liều lượng sử dụng (gam)

Thời gian sử dụng hằng ngày (giờ)

1 ET800 0,5g/1m3/ngày 8

2 ZP25 0,5g/1m3/ngày 19

3 Rifamycin và Nystatin 1 viên/1m3/2 ngày 8 3.4.2.2. Nguồn nước thí nghiệm

Nước được sử dụng trong quá trình thí nghiệm lấy từ 2 nguồn. Nước biển có độ mặn 29‰ và nước sinh hoạt (nước máy) có độ mặn 0‰ đều được xử lý, lắng lọc trước khi cấp vào hệ thống. Nước được cho vào ao lắng sau đó qua bể lọc cơ học bằng sỏi, cát, than hoạt tính. Nước được xử lý bằng chlorine với nồng độ 30 ppm, diệt khuẩn

bằng Rifamycin và Nystatin với liều lượng 1 viên/1m3, dùng EDTA 5 g/m3 để xử lý kim loại nặng, sục khí liên tục 48 - 72 h. Sau đó kiểm tra lượng chlorine trong nước nếu chlorine còn dư thì tiến hành sục khí tiếp cho đến khi không còn cholorine trong nước. Các thí nghiệm được sử dụng chung một nguồn nước.

Hình 2.3. Sơ đồ chuẩn bị nước phục vụ thí nghiệm

Nước được pha ở mức độ mặn 27‰ từ nước biển tự nhiên (29‰) ở giai đoạn Megalope (nghiệm thức 1). Phương pháp pha độ mặn theo công thức (Nguyễn văn Hòa và ctv, 2007) [8]:

S (ppt) = (𝑽𝟏×𝑺𝟏)+ (𝑽𝟐×𝑺𝟐) (𝑽𝟏+𝑽𝟐)

Trong đó:

S : Độ mặn trong bể cần pha (ppt)

V1, S1 : Thể tích (m3), độ mặn (ppt) trong bể trước khi cấp nước V2, S2 : Thể tích (m3), độ mặn (ppt) của nguồn nước cấp

3.4.2.3. Nguồn cua thí nghiệm

Cua mẹ khỏe mạnh có nguồn gốc Cà Mau, đạt khối lượng từ 400 - 600 g, cơ thể lành mạnh không bị xây xát, trứng có màu xám tro, đồng đều, yếm xòe ra hình tán nấm, sau 3 ngày trứng nở thành ấu trùng. Cua mẹ khi đưa về phải tắm qua formol 200 ppm trong 15 - 20 phút để khử trùng. Cua được nuôi vỗ trong bể 1000 lít (nhiệt độ dao động 29 - 30oC, độ mặn 29‰ và được cho ăn Trìa mỡ mỗi ngày một lần vào buổi tối khoảng 5 - 8% trọng lượng cơ thể. Thức ăn thừa được loại bỏ ra khỏi bể vào buổi sáng. Hôm sau, ấu trùng mới nở được sử dụng để bố trí thí nghiệm và ấu trùng lấy từ cùng một cua mẹ đẻ ra.

Ấu trùng Zoea được thu bằng cách: Giảm thật nhẹ sục khí sao cho toàn bộ chất bẩn (trứng hư, lông tơ, nhầy, ấu trùng yếu, ấu trùng chết) lắng xuống đáy bể; sau đó dùng vợt mịn, mềm có đường kính 15 cm vớt nhẹ ấu trùng Zoea 1 tụ nổi trên mặt, không nên thu ấu trùng yếu, lơ lửng ở tầng giữa và chìm đáy. Cách này sẽ hạn chế rất lớn sự xâm nhập của mầm bệnh từ cua mẹ vào bể ương nuôi (Trương Trọng Nghĩa, 2004) [67].

Tắm ấu trùng qua dung dịch formol trong vòng 10 giây và thuốc đỏ BitenDine 2 - 3 giọt trong 10 giây để sát khuẩn, sau đó ấu trùng được bố trí vào bể ương.

Ao lắng

Nước biển Bể lọc Bể chứa Bể nuôi

3.4.2.4. Nguồn thức ăn

a) Thức ăn công nghiệp (50% F1 + 50% Lansyport)

Xuất xứ từ Thái Lan, công ty TNHH TM SX DV Ngọc Trai - Vĩnh Hòa - Nha Trang - Khánh Hòa phân phối.

Thức ăn công nghiệp F1:

Bảng 2.4. Thành phần dinh dưỡng thức ăn F1

Thành phần Tỷ lệ Thành phần Tỷ lệ

Độ ẩm ≤ 10% Carbohydrate ≥ 9%

Protein thô ≥ 60% Chất béo ≤ 6%

Khoáng tổng số ≤ 10% HCl không hòa tan ≤ 3%

Lansyport: Thành phần nguyên liệu: Đạm động vật biển, Lecthin, chất khoáng, tảo, Vitamin, chất chống oxi hóa.

Bảng 2.5. Thành phần dinh dưỡng thức ăn Lansyport

Thành phần Tỷ lệ Thành phần Tỷ lệ

Độ ẩm ≤ 8% Carbohydrate ≥ 9%

Protein thô ≥ 48% Chất xơ thô ≤ 2,5%

Chất béo ≤ 13% Tro thô ≤ 12%

b) Artemia

Artemia Vĩnh Châu do công ty TNHH SX TM DV thủy sản Toàn cầu - Quận Bình Tân - Hồ Chí Minh sản xuất. Sản phẩm là loại đóng lon có bán sẵn trên thị trường. Mật độ ấp nở: 2 - 3 gr/l nước biển, tỷ lệ nở: > 90%.

Tẩy vỏ trứng bằng dung dịch chlorine có nồng độ 200 ppm, thời gian tẩy vỏ từ 10 - 20 phút. Rửa sạch trứng Artemia đã tẩy vỏ bằng nước ngọt nhiều lần, sau đó ấp Artemia trong nước biển đã lọc sạch có độ mặn 29‰, pH: 7,9 - 8,2 và nhiệt độ: 28 - 30oC. Artemia thu từ bể ấp được khử trùng bằng formol nồng độ 150 ppm trong 30 giây và rửa sạch lại bằng nước ngọt rồi sử dụng cho ấu trùng cua ăn.

Thời gian ấp Artemia theo từng giai đoạn: Zoea 1 ấp trong 6 - 7 h, Zoea 2 ấp trong 8 - 9 h, Zoea 3 ấp trong 10 - 11 h, Zoea 4 ấp trong 12 - 13 h, Zoea 5 và Megalope ấp đến lúc nở.

+ Các bước để thu hoạch nauplius Artemia :

➢ Tắt sục khí ở dụng cụ ấp trứng.

➢ Để như vậy trong thời gian 5 phút.

➢ Loại bỏ toàn bộ vỏ trứng nổi trên mặt.

➢ Cho nauplius có lẫn vỏ trứng và trứng không nở vào xô nước biển lọc sạch.

➢ Để như vậy trong thời gian 5 phút.

➢ Loại bỏ vỏ trứng lần 2.

➢ Cho nauplius và trứng chưa nở vào xô chứa nước ngọt.

➢ Để như vậy trong 10 phút.

➢ Loại bỏ trứng chưa nở và thu nauplius sạch.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thức ăn và mật độ đến thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển scylla serrata (forsskal, 1775) giai đoạn zoea đến megalope (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)