CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.4. Tình hình nghiên cứu về mật độ trên thế giới và trong nước trong ương nuôi
Ở Việt Nam và trên thế giới đã có những thành công rất lớn trong việc nghiên cứu ảnh hưởng của các mức mật độ ương đến thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển. Ở mức mật độ từ 25 - 100 ấu trùng/l, các nhà nghiên cứu đánh giá tỷ lệ sống giảm dần khi gia tăng mật độ ương như Yunus và ctv (1994), Trần Ngọc Hải, Trương Trọng Nghĩa (2004) và Phạm Văn Quyết (2008) [72], [5], [20]. Yunus và ctv (1994) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương lên sự phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển Scylla serrata đã kết luận tỷ lệ sống giảm dần khi gia tăng mật độ ương từ 25, 50, 75, và 100 ấu trùng/l: 18,4%, 12,7%, 9,3% và 8,2% ứng với các mật độ [72]. Cùng nghiên cứu về mật độ 50 con/l, 75 con/l và 100 con/l, tác giả Trần Ngọc Hải và Trương Trọng Nghĩa (2004) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương lên sự phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển (Scylla paramamosain) trong mô hình nước xanh.
Chế độ cho ăn luân trùng và Artemia. Kết quả sau 24 ngày thí nghiệm, hầu hết ấu trùng ở các nghiệm thức đều chuyển sang cua con, sự biến thái và tỷ lệ sống từ ấu trùng sang Cua 1 ở nghiệm thức mật độ ương 100 con/l đạt tỷ lệ sống 9,11% cao hơn so với mật độ 50 con/l, 75 con/l [6]. Có sự tương đồng khi so sánh kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Quyết (2008) ở mật độ 75, 50 và 25con/l đạt tỷ lệ sống tương ứng 9,7%; 13,7% và 18,9 %; riêng mật độ 100 con/l là 9,7% - 11% [20].
Những năm về sau, đã có nhiều nghiên cứu về các mức mật độ lớn hơn từ 100 - 300 con/l, kết quả đạt được tỷ lệ sống cao ở mật độ 200 - 300 con/l. Nghiên cứu tiêu biểu của tác giả Quách Kha Ly (2007) ương ấu trùng S. paramamosain theo hai giai đoạn: Giai đoạn Z1 - Z5 các mật 100, 200, 300 con/lít và giai đoạn Z5 - C1 nghiên cứu ở mật độ 20 và 40 con/l. Kết quả đạt được mật độ ương 200 con/l ở giai đoạn Z1 - Z5 cho tỷ lệ sống 80,2% cao hơn các nghiệm thức còn lại. Nhưng trong giai đoạn Z5 - C1 ương ở mật thấp 20 con/l đạt tỷ lệ sống cao hơn (21,9%) so với mật độ 40
con/l (12,2%) [11]. Và trong nghiên cứu của Trần Văn Đầy (2010), ương ấu trùng được tiến hành ở giai đoạn ương từ Zoea l - Zoea 5 ở các mật độ 200, 250 và 300 con/l. Kết quả trong giai đoạn ương đầu tiên mật độ 300 con/l đạt tỷ lệ sống cao nhất (91,8%) kế đến là 250 con/l (88,6%) và thấp nhất là 200 con/l (87,5%); tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,5) [3].
Năm 2010, Trần Minh Nhất đã tiến hành nghiên cứu thí nghiệm ương ấu trùng từ Zoea 1 đến Zoea 5 ở mật độ ương 100, 150, 200, 250 và 300 con Zoea 1/l. Kết quả chiều dài các giai đoạn ấu trùng Zoea 5 ở các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tỷ lệ sống đến giai đoạn Zoea 5 ở các nghiệm thức khá cao, cao nhất ở mật độ 300 con/l từ 74,7 ± 3,51% đến 89,0 ± 6,2%. Mật độ ương khác nhau 100 - 300 con/l ảnh hưởng không có ý nghĩa thống kê đến tỷ lệ sống của ấu trùng Zoea 5 (p>0,5) [15].
Các tác giả Nguyễn Trường Sinh (2009), Lê Minh Tân (2011) đã có nghiên cứu thành công khi ương nuôi cua biển ở mật độ khá cao từ 100 - 400 con/l từ giai đoạn Z1 - Z5 và đạt kết quả tốt nhất ở mật độ 200 con/l và 300 con/l [21], [24]. Theo Nguyễn Trường Sinh (2009) khi nghiên cứu ương nuôi ấu trùng cua biển (Scylla Paramamosain, 1949) ở các mật độ khác nhau 100, 200, 300, 400 con/l lên sự phát triển, tỷ lệ sống và năng suất của ấu trùng cua biển. Kết quả mật độ ương 200 con/l cho hiệu quả cao nhất về kích thước ấu trùng và tỷ lệ sống đến giai đoạn Zoea 5 đạt 61,0 ± 4,6% [21]. Lê Minh Tân (2011) đã tiến hành thí nghiệm ương nuôi ấu trùng cua biển (Scylla paramamosain) ở mật độ 300 con/l và 400 con/l trong hệ thống tuần hoàn.
Kết quả thu được tỷ lệ sống cao nhất ở mật độ 300 con/l khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) khi so sánh mật độ 400 con/l [24].
Tuy nhiên năm 2010, Nguyễn Thanh Hùng đã tiến hành nghiên cứu ở mật độ lớn hơn 300 con/l, 400 con/l và 500 con/l từ Zoae 1 - Zoae 5. Kết quả thí nghiệm mật độ ương 500 con/l đạt tỷ lệ sống (14,7 ± 10,9%) cao hơn mật độ 400 con/l (10,1 ± 1,9%) có ý nghĩa thống kê (p<0,05) và cao hơn nghiệm thức ở mật độ 300 con/l (12,5 ± 2,78) không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Qua thí nghiệm tác giả nhận định khi ương ấu trùng cua từ giai đoạn Zoae 1 - Zoae 5 ở mật độ 500 con/l sẽ cho tỷ lệ sống cao hơn từ đó giúp tiết kiệm thể tích ương đồng thời tiết kiệm được lượng thức ăn, làm giảm chi phí sản xuất góp phần tăng thêm lợi nhuận cho nhà sản xuất giống. Vì vậy trong tương lai cần phải có định hướng ương cua ở giai đoạn Megalope - Cua 1 ở mật độ cao hơn nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao lợi nhuận cho các nhà sản xuất [9].
Trong sản xuất nhân tạo cua giống, giai đoạn từ Zoea 5 - Cua 1 là một trong những giai đoạn quan trọng và quyết định sự thành công rất lớn. Nhiều tác giả đã nghiên cứu ở mật độ ương khác nhau từ 25 - 100 con/l và đạt tỷ lệ sống cao ở mật độ 25 - 30 con/l trong giai đoạn này. Trần Văn Đầy (2010) ương ấu trùng cua biển từ
Zoea 5 đến Cua l ở mật độ 25 và 50 con/l. Tỷ lệ sống đạt cao nhất khi ương mật độ 25 con/l (18,4%) và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với mật độ 50 con/l (9,7%) [4]. Theo Nguyễn Trường Sinh (2009), thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương lên sự phát triển, tỷ lệ sống và năng suất của ấu trùng cua biển từ giai đoạn Zoea 5 đến Cua 1 gồm 4 nghiệm thức có mật độ tương ứng 10, 30, 50, 70 ấu trùng/l được bố trí ngẫu nhiên; kết quả tốt nhất khi ương ấu trùng ở mật độ 30 con/l [21].
Một nghiên cứu khác đã được tiến hành về ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển từ Zoae 5 - Cua 1 ở mật độ 30 con/l, 40 con/l và 50 con/l. Kết quả cho thấy, mặt dù tỷ lệ sống ở nghiệm thức ương mật độ 30 con/l (11,8 ± 1,6%) cao hơn so với nghiệm thức mật độ 40 con/l (9 ± 2,05%) và nghiệm thức mật độ 50 con/l (7,4 ± 2,06) nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) [9]. Lê Minh Tân (2011), ương ấu trùng cua biển từ giai đoạn Zoea 5 đến Cua 1 với các mật độ khác nhau (25 con/l, 50 con/l, 75 con/l và 100 con/l). Kết quả: Uơng ấu trùng ở mật độ 25 con/l đạt tỷ lệ sống cao nhất khác biệt có ý nghĩa thống kê với 3 nghiệm thức còn lại. Ở mật độ 50 con/l và 75 con/l thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05) [24].
CHƯƠNG 2