Đánh giá cơ sở giết mổ nhỏ lẻ theo quy định tại thông tư 09/2016/TT-

Một phần của tài liệu Đánh giá cơ sở giết mổ và mức độ ô nhiễm vi khuẩn trong thịt lợn trên địa bàn huyện quảng trạch và thị xã ba đồn, tỉnh quảng bình (Trang 46 - 49)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CƠ SỞ GIẾT MỔ LỢN

3.1.2. Đánh giá cơ sở giết mổ nhỏ lẻ theo quy định tại thông tư 09/2016/TT-

Để đánh giá điều kiện vệ sinh thú y của cơ sở giết mổ nhỏ lẻ ta cần đánh giá đầy đủ 9 chỉ tiêu theo yêu cầu tại thông tư 09/2016/BNNPTNT. Bảng 3.2 thể hiện rõ kết quả đánh giá cơ sở giết mổ nhỏ lẻ theo từng chỉ tiêu.

Bảng 3.2. Kết quả xếp loại cơ sở giết mổ nhỏ lẻ theo từng chỉ tiêu

TT Chỉ tiêu đánh giá

Kết quả đánh giá Đạt (Ac) Lỗi nhẹ (Mi) Lỗi nặng

(Me)

Lỗi nghiêm trọng (Se) Số

lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1 Địa điểm sản xuất 24 21 38 32 50 43 5 4

2

Kết cấu nhà xưởng, bố trí

sản xuất

35 30 62 53 20 17 0 0

3 Trang thiết bị

sản xuất 5 4 45 38 65 56 2 2

4

Vệ sinh nhà xưởng, trang

thiết bị

2 2 68 58 47 40 0 0

5

Người trực tiếp sản xuất, vệ sinh

công nhân

1 1 80 68 36 31 0 0

6

Nguyên liệu và các yếu tố đầu

vào sản xuất thực phẩm

2 2 58 50 50 43 7 5

7

Phòng, chống động vật gây hại và xử lý chất thải,

nước thải

4 3 78 67 35 30 0 0

8

Điều kiện bảo đảm vệ sinh thú y, ATTP

7 6 76 65 34 29 0 0

9 Ghi chép và truy

xuất nguồn gốc 1 1 55 47 61 52 0 0

3.1.2.1. Địa điểm sản xuất

Với yêu cầu địa điểm tách biệt với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm như nhà vệ sinh của gia đình và các hộ xung quanh, chuồng nuôi động vật, bệnh viện, nghĩa trang; không bị đọng nước, ngập nước.

Kết quả điều tra cho thấy tất cả 117 cơ sở do các hộ kinh doanh giết mổ tự xây dựng, hoặc tận dụng một phần nhà ở, công trình phụ làm nơi giết mổ lợn, không chấp hành hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, chưa đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y.

Với yêu cầu đó có 24/117 cơ sở đạt tiêu chí về địa điểm sản xuất chiếm tỷ lệ 21%

trên toàn bộ các cơ sở. Tất cả các CSGM nhỏ lẻ đều phân bố trong khu dân cư nên có 93 cơ sở, mắc lỗi nhẹ, lỗi nặng và lỗi nghiêm trọng (chiếm 79%) vì cơ sở tiếp xúc gián tiếp với nhà vệ sinh của gia đình hoặc các hộ xung quanh, chuồng nuôi động vật.

3.1.2.2. Kết cấu nhà xưởng, bố trí sản xuất

* Về kết cấu nhà xưởng: Qua điều tra cho thấy có 17% (20 cơ sở) CSGM mắc lỗi nặng do cơ sở giết mổ lợn trên sàn, thân thịt và phủ tạng tiếp xúc trực tiếp với nền sàn; một số cơ sở có sàn không nhẵn, có đọng nước thành vũng. Có 62 cơ sở (53%) mắc lỗi nhẹ đáp ứng được các yêu cầu: kết cấu vững chắc, phù hợp với quy mô giết mổ động vật. Có 35 cơ sở đạt (chiếm 30%). Khu vực sản xuất được bố trí phù hợp với quy trình giết mổ động vật để hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm chéo, thuận lợi cho hoạt động giết mổ động vật và làm vệ sinh; Nơi nuôi giữ động vật chờ giết mổ phải có đủ diện tích, có mái che, nền sàn được làm bằng các vật liệu bền nhẵn, chống trơn trượt, dễ thoát nước, dễ vệ sinh, tiêu độc, khử trùng; bảo đảm cung cấp đủ nước cho gia súc, gia cầm uống; Khu vực giết mổ: Mái hoặc trần được làm bằng vật liệu bền; Tường phía trong được làm bằng vật liệu chắc chắn, bền, chịu nhiệt, nhẵn, chống ẩm mốc, dễ vệ sinh và khử trùng; chân tường, nơi tiếp giáp giữa mặt sàn và góc cột được xây tròn hay ốp nghiêng; Sàn: Được làm bằng vật liệu bền, không thấm nước, chống trơn trượt, dễ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc; thiết kế dốc về phía hệ thống thu gom chất thải, bảo đảm thoát nước tốt và không đọng nước trên sàn; Đối với cơ sở giết mổ gia súc: Có móc treo hoặc giá đỡ bảo đảm thân thịt cao hơn mặt sàn ít nhất 0,3m; nếu lấy phủ tạng trên bệ mổ, bệ phải cao hơn sàn ít nhất 0,4m; nơi làm sạch lòng, dạ dày phải tách biệt với nơi để tim, gan, thận và thịt để tránh làm vấy nhiễm chéo.

3.1.2.3. V trang thiết bị sản xuất

Kết quả điều tra cho thấy có 7 cơ sở (6%) mắc lỗi nghiêm trọng do bị phát hiện bề mặt tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến ATTP của sản phẩm. Có 45 cơ sở (38%) mắc lổi nhẹ, và 65 cơ sở (56%) mắc lổi nặng như chưa có đủ trang thiết bị phục vụ việc giết mổ, chứa đựng, pha lóc và vận chuyển gia súc, được thiết kế, chế tạo phù hợp, bảo đảm an toàn thực phẩm và trong tình trạng vệ sinh, bảo trì tốt; Bề mặt các thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm được làm

bằng vật liệu bền, nhẵn, không thấm nước, dễ làm sạch, không ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm. Chỉ có 5 cơ sở đạt (4%).

3.1.2.4. Vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị

Phát hiện có 5 cơ sở đạt (4%). Có tới 47 cơ sở giết mổ (40%) bị mắc lỗi nặng do không làm sạch khu vực giết mổ và không thu gom chất thải rắn sau mỗi ca giết mổ. và 68 cơ sở (58%) bị lỗi nhẹ do mắc một trong một số lỗi như: Sử dụng chất tẩy rửa có nhãn mác rõ ràng; Khu vực giết mổ phải được vệ sinh, thu gom chất thải rắn sau mỗi ca giết mổ và định kỳ khử trùng, tiêu độc; Dao và dụng cụ cắt thịt được bảo quản ở nơi quy định trong cơ sở giết mổ; được rửa sạch, khử trùng trước và sau khi sử dụng.

3.1.2.5. Người trực tiếp sản xuất

Kết quả điều tra có 80 cơ sở (chiếm 68%) mắc lỗi nhẹ. 36 cơ sở mắc lỗi nặng (chiếm 31%), do người công nhân trực tiếp sản xuất không có bảo hộ lao động, chưa được kiểm tra sức khỏe định kỳ và một số người có mắc một số bệnh ngoài da. Chỉ có 1 cơ sở đạt (chiếm 1%).

3.1.2.6. Nguyên liệu và các yếu tố đầu vào sản xuất thực phẩm

Tất cả các CSGM đều chú trọng đến các yếu tố đầu vào sản xuất, họ đều chủ yếu bắt lợn ở trong dân về giết mổ, tuy nhiên một số cơ sở còn giết mổ lợn có biểu hiện, triệu chứng lâm sàng của bệnh chiếm (50%) ở 58 cơ sở . Có 50 cơ sở (chiếm 43%) mắc lỗi nặng hoặc là dùng nước không đảm bảo vệ sinh hoặc giết mổ động vật đang điều trị bệnh bằng kháng sinh bị mắc lỗi nặng. chỉ có 2 cơ sở đạt (2%).

3.1.2.7. Phòng, chống động vật gây hại và xử lý chất thải, nước thải

Kết quả điều tra 117 cơ sở cho thấy các cơ sở giết mổ cho nước thải bị ứ đọng gây nguy cơ nhiễm bẩn cho thân thịt và không có nắp đậy cho vật chứa chất thải rắn, kết quả có 35 cơ sở (chiếm 30%) mắc lỗi nặng. và 78 cơ sở (chiếm 67%) mắc lổi nhẹ.

Có 4 cơ sở đạt (3%).

3.1.2.8. Điều kiện đảm bảo vệ sinh thú y, ATTP

Về điều kiện đảm bảo vệ sinh thú y các cơ sở giết mổ đều thực hiện quy trình giết mổ theo trình tự đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn thực phẩm, không lây nhiễm chéo vào thân thịt. Tuy nhiên vẫn còn 34 cơ sở chiếm 29% thực hiện chưa đúng thao tác kỹ thuật.

3.1.2.9. Ghi chép và truy xuất nguồn gốc

Trong 117 cơ sở giết mổ đều chủ yếu phân bố trong khu vực dân cư, nguồn lợn giết mổ chủ yếu được bắt trong các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và công suất giết mổ khoảng 1-2 con/ngày nên hầu hết các cơ sở đều chưa có sổ ghi chép nguồn gốc gia súc khi đưa vào giết mổ. Kết quả cho thấy 61 cơ sở giết mổ bị mắc lỗi nặng (52%). Lỗi nhẹ 55 cơ sở (chiếm 47%). Chỉ có 1 cơ sở đạt (1%).

Một phần của tài liệu Đánh giá cơ sở giết mổ và mức độ ô nhiễm vi khuẩn trong thịt lợn trên địa bàn huyện quảng trạch và thị xã ba đồn, tỉnh quảng bình (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)