Định nghĩa và phân loại cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp á châu (Trang 23 - 26)

1.2. Cơ sở lý thuyết

1.2.1. Tổng quan về tín dụng ngân hàng

1.2.2.1. Định nghĩa và phân loại cho vay tiêu dùng

Cho vay tiêu dùng là một trong các nghiệp vụ của ngân hàng, là mối quan hệ về kinh tế trong đó ngân hàng chuyển cho khách hàng quyền sử dụng một lƣợng giá trị (tiền) với những điều kiện mà hai bên đã thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi trong một thời gian nhất định nhằm giúp người tiêu dùng có thể sử dụng hàng hóa, dịch vụ trước khi họ có khả năng chi trả.

Phân loại cho vay tiêu dùng:

- Căn cứ vào thời hạn tín dụng:

 Cho vay tiêu dùng ngắn hạn: là khoản vay với thời hạn dưới 12 tháng. Loại cho vay này áp dụng lãi suất ngắn hạn.

 Cho vay tiêu dùng trung hạn: thời hạn vay từ 1 năm đến 5 năm

 Cho vay tiêu dùng dài hạn: thời hạn vay trên 5 năm.

- Căn cứ vào phương thức cho vay:

 Cho vay trả góp: là khoảng cho vay mà người vay vốn phải trả nợ vay (cả tiền gốc và lãi) cho tổ chức tín dụng làm nhiều kỳ liên tiếp nhƣ đã thoả thuận (thường là tháng hay quý).

 Cho vay trả một lần: là khoảng cho vay mà người vay vốn chỉ thanh toán một lần với tổ chức tín dụng (cả tiền gốc và lãi) vào lúc đáo hạn hợp đồng theo thoả thuận của hai bên. Thông thường đây là những khoản vay có qui mô vốn vay nhỏ đi kèm với thời hạn ngắn và sử dụng cho những mục đích nhƣ chi trả cho những chuyến đi nghỉ...

- Căn cứ vào tài sản đảm bảo khi vay:

12

 Cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo (Cho vay thế chấp): là loại cho vay tiêu dùng dựa trên cơ sở các bảo đảm của tiền vay nhƣ thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác.

 Cho vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo (Cho vay tín chấp): là loại cho vay tiêu dùng không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay.

- Căn cứ vào mục đích vay cho vay tiêu dùng có thể chia thành 2 loại:

 Cho vay tiêu dùng cƣ trú (Residential mortgage loan) là các khoản cho vay nhằm phục vụ nhu cầu xây dựng, mua sắm hoặc cải tạo nhà ở của cá nhân, hộ gia đình.

 Cho vay tiêu dùng phi cƣ trú (Nonresidential mortgage loan) đó là các khoản cho vay phục vụ nhu cầu cải thiện đời sống như mua sắm phương tiện, đồ dùng, du lịch, học hành hoặc giải trí…

- Căn cứ vào hình thức cho vay tiêu dùng có thể chia thành 2 loại:

 Cho vay gián tiếp (Indirect consumer loan) là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh của các doanh nghiệp đã bán chịu hàng hoá hoặc đã cung cấp các dịch vụ cho người tiêu dùng. Hình thức này ngân hàng cho vay thông qua các doanh nghiệp bán hàng hoặc làm các dịch vụ mà không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng.

Hình thức cho vay này có những ƣu điểm là:

- Các ngân hàng thương mại dễ dàng mở rộng và tăng doanh số cho vay,

- Các ngân hàng thương mại sẽ tiết kiệm và giảm được các chi phí khi cho vay, - Là cơ sở để mở rộng quan hệ với khách hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động khác của ngân hàng,

- Nếu ngân hàng thương mại quan hệ tốt với các doanh nghiệp bán lẻ, thì hình thức cho vay tiêu dùng gián tiếp có mức độ rủi ro thấp hơn cho vay tiêu dùng trực tiếp.

Tuy nhiên, hình thức cho vay này có những hạn chế là:

13

- Khi cho vay, các ngân hàng thương mại không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng (người vay vốn) mà thông qua các doanh nghiệp đã bán chịu hàng hoá, dịch vụ. Do đó, ngân hàng không thể biết đƣợc đầy đủ thông tin về khách hàng.

- Thiếu sự kiểm soát của ngân hàng (cả trước, trong và sau khi vay vốn) khi doanh nghiệp thực hiện bán lẻ hàng hoá, dịch vụ, nhất là trong việc lựa chọn khách hàng.

- Kỹ thuật và quy trình nghiệp vụ với hình thức cho vay này rất phức tạp.

 Cho vay tiêu dùng trực tiếp (Direct consumer loan) là hình thức cho vay trong đó ngân hàng và khách hàng trực tiếp gặp nhau để tiến hành cho vay hoặc thu nợ.

Hình thức này có những ƣu điểm sau:

- Ngân hàng có cán bộ tín dụng thẩm định khách hàng trực tiếp. Các cán bộ tín dụng này đã đƣợc đào tạo đầy đủ về trình độ, kỹ năng nghiệp vụ và có kinh nghiệm thực tế. Do đó các khoản cho vay này thường có chất lượng cao hơn so với cho vay thông qua doanh nghiệp bán lẻ.

- Cán bộ tín dụng khi cho vay đặc biệt coi trọng đến chất lƣợng các khoản vay. Tuy nhiên doanh nghiệp bán lẻ hàng hoá, dịch vụ thường coi trọng nhiều đến việc tăng doanh số bán hàng hơn là chất lượng các khoản vay. Các doanh nghiệp thường đưa ra quyết định cho vay một cách nhanh chóng, dẫn đến tình trạng có những khoản tín dụng ngân hàng cấp ra không chính đáng, hoặc ngƣợc lại có thể từ chối cho vay đối với những khách hàng tốt của mình.

- Hình thức cho vay tiêu dùng trực tiếp linh hoạt hơn hình thức cho vay gián tiếp. Vì khi ngân hàng quan hệ trực tiếp với khách hàng sẽ xử lý tốt các vấn đề phát sinh.

Quyền lợi cho cả ngân hàng và khách hàng có khả năng đƣợc đảm bảo tốt hơn khi thỏa thuận trực tiếp.

- Đối tƣợng khách hàng rất rộng. Ngân hàng không bị phụ thuộc vào từng nhóm khách hàng mà doanh nghiệp phục vụ, chủ động trong việc tìm kiếm và phát triển thị trường. Do đó việc ngân hàng đưa ra các dịch vụ, tiện ích mới hay bán chéo sản phẩm là rất thuận lợi, đồng thời là hình thức để tăng cường quảng bá hình ảnh của ngân hàng đến với khách hàng.

14

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp á châu (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)