Phương pháp phân tích và tổng hợp dữ liệu, số liệu

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp á châu (Trang 44 - 48)

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN 29

2.3 Phương pháp phân tích và tổng hợp dữ liệu, số liệu

2.3.1 Phương pháp phân tích dữ liệu, số liệu

Trên cơ sở các tài liệu đã được tổng hợp, vận dụng các phương pháp phân tích thống kê như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân gia quyền, lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn, tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ tăng (giảm) liên hoàn, phương pháp dãy số theo thời gian và phương pháp so sánh để phân tích kết quả kinh doanh cũng nhƣ tình hình phát triển dịch vụ của ngân hàng qua các năm nhằm đáp ứng được mục đích nghiên cứu của đề tài đã đặt ra. Các phương pháp phân tích, xử lý số liệu thống kê đƣợc thực hiện nhờ vào công cụ tin học. Toàn bộ việc xử lý số liệu đƣợc tiến hành trên phần mềm Excel. Trong nghiên cứu này sử dụng thang điểm gồm 5 mức được sử dụng để người được phỏng vấn lựa chọn như: Rất tán thành, Tán thành, Không có ý kiến, Không tán thành, Hoàn toàn phản đối. Với thang điểm này, điểm 5 là cao nhất, thể hiện mức độ tốt nhất, thuận tiện, hợp lý nhất và điểm 1 thể hiện mức độ kém nhất, bất hợp lý nhất… Trong quá trình nghiên cứu,luận văn còn bổ sung thêm thang điểm gồm 4 mức lựa chọn nhƣ: Không quan trọng, Bình thường, Quan trọng, Rất quan trọng . Những ý kiến đánh giá của các nhóm khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng đƣợc phân tổ theo từng tiêu thức khác nhau, kiểm tra có hay không có sự khác biệt khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn. Từ đó, đƣa ra các ứng xử phù hợp đối với từng nhóm khách hàng khác nhau.

Đối với số liệu thứ cấp

Sau khi đƣợc ngân hàng cung cấp và thu thập từ các nguồn bên ngoài, sẽ tiến hành phân loại, hệ thống, kiểm tra sau đó sử dụng phương pháp tỷ trọng, phương pháp so sánh để phân tích về thực trạng của khoản vay tiêu dùng tại ngân hàng.

 Phương pháp tỷ trọng

Xác dịnh phần trăm của từng yếu tố chiếm đƣợc trong tổng thể các yếu tố đang xem xét phân tích.

33

 Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng nhƣ trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế -xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô.

- Nguyên tắc so sánh + Tiêu chuẩn so sánh

∙ Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh

∙ Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua

∙ Chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành

∙ Chỉ tiêu bình quân của ngành

∙ Các thông số thị trường

∙ Các chỉ tiêu có thể so sánh đƣợc + Điều kiện so sánh:

Các chỉ tiêu so sánh đƣợc phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian; cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán; quy mô và điều kiện kinh doanh.

- Các phương pháp so sánh

+ Phương pháp so sánh số tuyệt đối

Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

∆F = Ft– F0 Trong đó:

F t là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích F0 là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc

+ Phương pháp so sánh số tương đối

Là kết quả của phép chia giữa trị số kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

∆Fo = (Ft- Fo) / Fo * 100

34

Đối với số liệu sơ cấp

Tiến hành kiểm tra chỉnh lý các dữ liệu (làm sạch dữ liệu) đã thu thập đƣợc trong quá trình phỏng vấn. Sau đó tiến hành mã hóa số liệu, nhập số liệu vào máy tính. Sử dụng phần mềm EXCEL thống kê để phân tích dữ liệu. Các chỉ số đƣợc sử dụng là:

- Số trung bình cộng.

Luận văn sử dụng thang đo Likert với bậc thang điểm là 5 lựa chọn trong bảng khảo sát. Khi đó:

Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum) / n = (5-1)/5 = 0.8 Ý nghĩa các mức nhƣ sau:

1.00 – 1.80: Hoàn toàn phản đối 1.81 – 2.60: Không tán thành 2.61 – 3.40: Không có ý kiến 3.41 – 4.20: Tán thành

4.21 – 5.00: Rất tán thành

Thông qua các giá trị này có thể giúp cho người nghiên cứu có một đánh giá chính xác đối với thang đo mà mình phát triển hoặc hỗ trợ cho việc chứng minh giả thuyết nghiên cứu đặt ra.

- Số trung vị.

Trung vị của một dãy số là giá trị ở vị trí chính giữa khi dãy số đó đƣợc sắp xếp theo thử tự từ nhỏ đến lớn (hay ngƣợc lại), kí hiệu là Me.

Me = (n+1)/2

+Nếu số phần tử n của dãy số là lẻ thì số trung vị là số ở vị trí thứ (n+1)/2.

+Nếu số phần tử n của dãy số là chẵn thì số trung vị là trung bình của 2 số ở vị trí ở thứ n/2 và n/2+1.

Nhƣ vậy, trung vị là trung tâm của dãy số liệu về mặt vị trí.

Cuối cùng, tác giả tóm tắt các kết quả phân tích đƣợc, hình thành biểu bảng và diễn giải kết quả.

35

2.3.2 Phương pháp tổng hợp dữ liệu, số liệu

Việc tổng hợp số liệu được tiến hành bằng phương pháp phân tổ thống kê, được sử dụng chủ yếu để tổng hợp kết quả điều tra phỏng vấn khách hàng sử dụng dịch vụ. Việc phân tổ căn cứ vào kết quả điều tra phỏng vấn theo các tiêu thức khác nhau thông qua các tiện ích của phần mềm tin học ứng dụng EXCEL. Trong đó, nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng Á Châu, đặc biệt là hoạt động tín dụng là hướng chủ đạo được thể hiện trong quá trình tổng hợp và hệ thống hóa tài liệu, để đề ra giải pháp nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu đề ra.

36

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp á châu (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)