CHƯƠNG 3: MÔ TẢ DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2 Mô tả dữ liệu nghiên cứu
3.2.1 Rủi ro thanh khoản của hệ thống NHTMCP Việt Nam.
Tỷ lệ khe hở tài trợ được xem là yếu tố đại diện cho RRTK của nhóm NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn năm 2007-2017. Do sự tăng trưởng tín dụng rất cao của các ngân hàng, đồng thời sự cạnh tranh gay gắt về huy động vốn của các ngân hàng, đã tạo cho các ngân hàng có nguy cơ đối mặt với RRTK cao hơn.
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ khe hở tải trợ bình quân (2007-2017)
Nguồn: Tác giả tự tính toán từ BCTC của 17 NHTMCP Việt Nam.
Từ biểu đồ trên cho thấy xu hướng tăng dần của khe hở tài trợ. Năm có RRTK thấp nhất là năm 2011 với -38,05% và cao nhất là năm 2017 với -28,12%. Giai đoạn đột biến RRTK cao nhất là năm 2011-2012, với sự tăng lên của khe hở là 8,9% so với năm 2011. Nguyên nhân là do dấu hiệu phục hồi của các doanh nghiệp trong nước (đặc biệt là các doanh nghiệp liên quan tới xuất nhập khẩu hàng hóa) sau khi bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng toàn cầu năm 2008. Các doanh nghiệp bắt đầu mở rộng lại quy mô sản xuất thông qua vốn vay và sự hỗ trợ từ các ngân hàng. Từ đó, doanh số tín dụng của nhóm NHTMCP tăng trưởng 17,51% so với năm 2011; trong khi huy động vốn chỉ tăng 8,48%. Tính tới thời điểm 2017, ngân hàng có nguy cơ gặp RRTK cao nhất đó chính là NHTMCP Công Thương Việt Nam với khe hở tài trợ đạt mức -10,58%; ngân hàng có khe hở tài trợ an toàn nhất là Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam với -52,08%. Tuy vậy, cần phải xem xét vấn đề khi khe hở tài trợ quá thấp vì có thể hoạt động của ngân hàng chưa hiệu quả cao.
3.2.2 Tỷ lệ các khoản cho vay trên tổng tài sản.
-37.11%
-32.36%
-32.88%
-37.26%
-38.05%
-29.15% -29.02%
-31.25% -30.01% -28.45%
-28.12%
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Khe hở tài trợ
Từ biểu đồ 3.2 cho thấy giai đoạn trước năm 2014, nhóm NHTMCP Việt Nam nghiên về cho vay ngắn hạn. Giai đoạn năm 2015-2017 xu hướng cho vay trung và dài hạn của ngân hàng trở nên vượt trội hơn so với cho vay ngắn hạn.
Biểu đồ 3.2: Xu hướng cho vay của nhóm NHTMCP Việt Nam (2007-2017)
Nguồn: Tác giả tự tính toán từ BCTC của 17 NHTMCP Việt Nam.
3.2.2.1 Tỷ lệ cho vay ngắn hạn trên tổng tài sản.
Trong giai đoạn năm 2015-2017, hệ thống NHTMCP Việt Nam có xu hướng cho vay ngắn hạn ít hơn so với cho vay trung và dài hạn. Tỷ lệ cho vay ngắn hạn trên tổng tài sản của 17 ngân hàng bình quân trong ba năm là 22,55%. Trong giai đoạn này, ngân hàng có xu hướng cho vay ngắn hạn nhiều nhất do chính là ngân hàng BIDV với tỷ lệ cho vay ngắn hạn trên tổng tài sản là 40,44%; ngân hàng có tỷ lệ cho vay ngắn hạn thấp nhất là ngân hàng SeaBank với bình quân là 12,05%.
3.2.2.2 Tỷ lệ cho vay trung và dài hạn trên tổng tài sản.
Trong giai đoạn năm 2015-2017 các NHTMCP Việt Nam có xu hướng nghiên về cho vay trung và dài hạn với tỷ lệ bình quân 32,76%. Điều này sẽ trở thành nguyên nhân khiến cho các ngân hàng có khả năng gặp rủi ro thanh khoản cao hơn
22.5% 24.5%
28.88%
26.28%
25.38%
29.29%
28.7%
25.4% 24.89% 25.28%26.49%
19.5%
24.4% 23.9% 23.1%
21.2% 21.5% 22.1%
26.23%
31.1%
33.6% 33.6%
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Tỷ lệ các khoản cho vay/ Tổng tài sản
Cho vay ngắn hạn/ Tổng tài sản Cho vay trung và dài hạn/ Tổng tài sản
nếu như không gia tăng được nguồn vốn huy động dài hạn có tính chất ổn định. Bên cạnh đó, ngân hàng có thể gặp rủi ro từ các khoản cho vay bất động sản và các khoản cho vay dài hạn với các khách hàng là doanh nghiệp có biến động tiêu cực về tài chính.
Trong giai đoạn này, ngân hàng VPBank đang dẫn đầu về tỷ lệ cho vay trung và dài hạn trên tổng tài sản với 45,3%; ngân hàng có tỷ lệ cho vay trung và dài hạn thấp nhất là NHTMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) với 18,79%.
3.2.3 Quy mô tổng tài sản của ngân hàng.
Tính đến năm 2017 tổng quy mô tài sản của 17 NHTMCP đã đạt 5.518.218 tỷ đồng, gấp 5,94 lần so với năm 2007 (928.796 tỷ đồng). Nhóm ngân hàng hiện đang có quy mô lớn nhất bao gồm: BIDV, Vietcombank, Vietinbank với quy mô tổng tài sản lần lượt là 1.202.284 tỷ đồng, 1.035.293 tỷ đồng, 1.095.061 tỷ đồng. Nhóm ngân hàng có quy mô bé nhất bao gồm: PGbank (29.928 tỷ đồng) và NHTMCP Kiên Long (37.327 tỷ đồng); tuy nhiên, hai ngân hàng này lại không phải là ngân hàng có chỉ số khe hở tài trợ thấp nhất.
Biểu đồ 3.3: Quy mô tài sản của nhóm NHTMCP Việt Nam (2007-2017) (Đơn vị: tỷ đồng)
Nguồn: Tác giả tự tính toán BCTC liệu của 17 NHTMCP Việt Nam.
- 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Quy mô tổng tài sản
Bằng cách cổ phần hóa, các ngân hàng đã gia tăng được vốn tự có và đồng thời có thể huy động thêm từ các thành phần trong kinh tế mà vẫn đảm bảo được khả năng chi trả. Qua biểu đồ, cho thấy giai đoạn tăng trưởng quy mô ngân hàng cao nhất trong lịch sử là giai đoạn năm 2009-2010 với tỷ lệ tăng trưởng lần lượt là:
35,11 %; 42,55%.
Biểu đồ 3.4: Tốc độ tăng trưởng quy mô tài sản của nhóm NHTMCP Việt Nam (2007-2017)
Nguồn: Tác giả tự tính toán từ BCTC của 17 NHTMCP Việt Nam.
3.2.4 Tỷ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn.
Theo Nghị định 141/2006NĐ-CP do NHNN ban hành, mức vốn pháp định tối thiểu mà các NHTM phải đạt được là 3000 tỷ đồng với thời hạn đến ngày 31/12/2010. Các ngân hàng đã gia tăng việc cổ phần hóa để đạt được con số vốn chủ sở hữu mà NHNN đề ra. Tuy nhiên, nguồn huy động vốn từ khách hàng gia tăng vượt trội đã làm cho tỷ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn có xu hướng giảm đi.
Tính đến thời điểm năm 2017, tỷ lệ vốn chủ sở hữu bình quân của nhóm 17 ngân hàng đã giảm sút ở mức còn 7,45%; điều này có thể sẽ gây nguy cơ RRTK cho hệ thống ngân hàng.
17.12%
35.11%
42.55%
21.03%
2.05%
10.31%
15.21%
19.03%
17.41%
20.11%
2,007 2,008 2,009 2,010 2,011 2,012 2,013 2,014 2,015 2,016 2,017
Tăng trưởng quy mô tài sản
Biểu đồ 3.5: Quy mô vốn chủ sở hữu của nhóm NHTMCP Việt Nam (2007-2017)
(Đơn vị: tỷ đồng)
Nguồn: Tác giả tự tính toán từ BCTC của 17 NHTMCP Việt Nam.
Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn bình quân (2007-2017)
Nguồn: Tác giả tự tính toán từ BCTC của 17 NHTMCP Việt Nam.
3.2.5 Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.
Từ hình 3.7 cho thấy tình hình hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng có xu hướng giảm trong gian đoạn năm 2007-2017. Năm 2011 là năm có tỷ lệ lợi
10.75%
15.63%
10.77%
10.32%
9.48%
10.96%
9.75% 8.81% 8.72%
8.08% 7.45%
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn
nhuận cao nhất, tuy nhiên các năm tiếp theo tỷ lệ lợi nhuận của các ngân hàng giảm sút mạnh dù vốn tự có và vốn huy động của các ngân hàng ngày càng gia tăng. Đây là dấu hiệu cho thấy tình hình quản lý và sử dụng vốn của các ngân hàng đang giảm tính hiệu quả.
Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (2007-2017)
Nguồn: Tác giả tự tính toán từ BCTC của 17 NHTMCP Việt Nam.
3.2.6 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ.
Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng bình quân ngành trong thời gian qua có xu hướng tăng và biên độ giao động thấp, dưới 1%. Tuy nhiên, gần đây NHTMCP Hàng Hải có tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng rất cao là 4,5% vào năm 2016, cao gấp 3,52 lần so với bình quân ngành; năm 2017 NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng với tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng đứng đầu là 4,33%, cao gấp 3,49 lần so với bình quân ngành.
Có thể thấy rằng, dưới góc độ xem xét bình quân ngành, các khoản dự phòng rủi ro tín dụng có giá trị nhỏ; nhưng dưới góc độ xem xét các chủ thể riêng biệt thì vẫn tồn tại những ngân hàng có tỷ lệ chi phí dự phòng rất cao, từ đó có thể tác động mạnh tới RRTK của chính ngân hàng đó.
Kết hợp hình 3.1 và hình 3.8, có thể thấy rằng khe hở tài trợ và tỷ lệ dự phòng có chung xu hướng gia tăng.
Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng bình quân (2007-2017)
Nguồn: Tác giả tự tính toán từ BCTC của 17 NHTMCP Việt Nam.
3.2.7 Tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát.
Tuy rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các năm không có sự đột biến lớn nhưng tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này có tính ổn định hơn so với tỷ lệ lạm phát.
Do tác động khủng hoảng toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 bị sụt giảm còn 5,23%. NHNN đã nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm kích thích đầu tư và tiêu dùng nên tình trạng kinh tế Việt Nam đã có dấu hiệu phục hồi ở giai đoạn năm 2010-2011.
Từ năm 2014 trở đi, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn cao hơn mức lạm phát. Có thể thấy rằng tình trạng kinh tế của Việt Nam ngày càng có xu hướng tốt hơn.
Biên độ giao động tỷ lệ lạm phát rất lớn, cao nhất là 22,97% (năm 2008) và thấp nhất là với 2,05% (năm 2015). Từ năm 2012, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam có xu hướng giảm dần, dưới mức hai con số và có tính ổn định hơn với giai đoạn trước đó.
Dựa vào biểu đồ 3.1 và biểu đồ 3.9, cho thấy không có sự tự tương quan rõ ràng giữa tăng trưởng kinh tế và RRTK; tuy nhiên RRTK lại có xu hướng tương quan âm với tỷ lệ lạm phát.
Biểu đồ 3.9: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam (2007-2017)
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam.