Mục tiêu chủ yếu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2015

Một phần của tài liệu Hoàn thiện môi trường kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh hà tĩnh (Trang 77 - 80)

Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở TỈNH HÀ TĨNH

3.1. Những căn cứ để hoàn thiện môi trường kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Hà Tĩnh

3.1.3 Mục tiêu chủ yếu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2015

Quán triệt đầy đủ các Nghị quyết của Trung ƣơng, của Tỉnh uỷ, đặc biệt là Nghị quyết số 22/NQ-CP, ngày 05/5/2010 của Chính phủ về triển khai thực hiện Nghị định 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Nghị quyết 02/NQ-TU ngày 24/8/2006 của Tỉnh ủy (khoá XVI) về tăng cường công tác lãnh đạo, phát triển DN đến năm 2010 và những năm tiếp theo, Kế hoạch 184/KH-UBND ngày 18/9/2006 của UBND tỉnh về phát triển DN trong đó có DNNVV. Tỉnh Hà Tĩnh cần xác định rõ các mục tiêu chủ yếu phát triển DNNVV nhƣ sau:

- Phát triển DNNVV phải phù hợp với mục tiêu phấn đấu đƣa GDP bình quân đấu người năm 2015 của Hà Tĩnh đạt 1.500 USD (bằng 68% so cả nước) cần ưu tiên mục tiêu phát triển DNNVV, coi đó là phương thức phát huy nội lực, sức năng động sáng tạo của dân cư, bám sát nhu cầu thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. DNNVV cần từng bước phát triển về số lượng, củng cố chất lƣợng quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, cùng với các loại hình doanh nghiệp khác thực hiện các mục tiêu chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Cụ thể là:

+ Phấn đấu đến năm 2015 toàn tỉnh có gần 5000 doanh nghiệp, trong đó số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chiếm 25%, xây dựng 22%; Thương mại - dịch vụ và vận tải chiếm 30%; Chế biến nông, lâm, thủy sản chiếm 25%. Đồng thời, để đảm bảo phát triển bền vững, bên cạnh phát triển về số lƣợng, cần chú trọng nâng cao chất lƣợng các doanh nghiệp.

+ Ƣu tiên phát triển DNNVV thuộc lĩnh vực công nghiệp, chế biến nông, lâm, thủy hải sản, xuất khẩu, các lĩnh vực trọng điểm, du nhập nghề mới, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống.

+ Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp với loại hình doanh nghiệp nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tƣ phát triển, ƣu tiên phát triển các DNNVV ở vùng sâu, vùng xa nhằm xóa bỏ cách biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi.

+ Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh; đổi mới công nghệ, thiết bị theo hướng tiên tiến, hiện đại.

- Đẩy mạnh liên doanh, liên kết giữa các khu vực kinh tế, các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp để tăng cường vai trò hỗ trợ phát triển.

+ Song song với việc chỉ đạo phát triển các DNNVV, cần xây dựng kế hoạch, biện pháp để tập trung phát triển một số doanh nghiệp đủ mạnh trên các lĩnh vực nhƣ công nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng, giao thông thủy lợi, thủy hải sản để làm đối tác, đối trọng liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước vừa tạo tiền đề thúc đẩy phát triển các DNNVV.

+ Quan tâm phát triển các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất vật chất, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng chuyên môn hóa với quy mô tập trung.

3.2. Định hướng hoàn thiện môi trường kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Hà Tĩnh

Thứ nhất, hoàn thiện môi trường kinh doanh đối với DNNVV phải phù hợp với luật pháp Việt Nam, cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước và phù hợp với các quy định, thông lệ quốc tế.

Trong quá trình hoàn thiện môi trường kinh doanh, việc ban hành các chủ trương, cơ chế, chính sách của địa phương phải căn cứ vào hệ thống pháp luật, nhất là đối với những bộ luật có liên quan nhƣ: luật doanh nghiệp, luật

đầu tư nước ngoài, luật đất đai, luật xây dựng, luật thuế… đồng thời tuân thủ những cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước đã ban hành. Những yếu tố khác của môi trường kinh doanh như xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, cải cách thủ tục hành chính, phát triển nguồn nhân lực, phát triển đồng bộ các loại thị trường… đều phải dựa vào luật pháp và các quy định và thông lệ quốc tế, nếu không đảm bảo đƣợc yêu cầu đó thì hiệu quả từ việc hoàn thiện môi trường kinh doanh mang lại sẽ bị hạn chế.

Hoàn thiện môi trường kinh doanh của DNNVV phải phù hợp, tương đồng với môi trường kinh doanh nói chung. Trong quá trình CNH, HĐH, tỉnh Hà Tĩnh phải đồng thời thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước.

Việc hoàn thiện môi trường kinh doanh là nhằm để khai thác được các nguồn vốn đầu tƣ phát triển mạnh mẽ DNNVV, một lực lƣợng xã hội có khả năng khai thác có hiệu quả các tiềm năng, đóng góp đáng kể cho nền kinh tế, đồng thời góp phần giải quyết các vấn đề xã hội khác nhƣ: giải quyết việc làm, giảm các tệ nạn xã hội, hoàn thiện đời sống nhân dân, nhưng môi trường kinh doanh của DNNVV không đƣợc phép mâu thuẩn hoặc trái ngƣợc với môi trường kinh doanh nói chung, nếu không giải quyết được hài hoà, phù hợp, đồng bộ với môi trường kinh doanh nói chung thì sẽ phản tác dụng.

- Thứ hai, hoàn thiện môi trường kinh doanh của DNNVV phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh.

Tỉnh Hà Tĩnh đang là một tỉnh nghèo, tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế ở mức trung bình, thu ngân sách, thu nhập bình quân đầu người được xếp vào những tỉnh thấp nhất nước, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, bất cập. Việc hoàn thiện môi trường kinh doanh của DNNVV phải căn cứ vào tình hình thực tế khách quan để có sự phù hợp, môi trường kinh doanh đó đƣợc doanh nghiệp, doanh nhân chấp nhận nhƣng đồng thời cũng phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, đơn vị, từ đó để có cắn cứ

thu hút các nguồn vốn đầu tƣ đảm bảo phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, không thu hút các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng, sản phẩm mà pháp luật không khuyến khích hoặc điều kiện của tỉnh chƣa có khả năng thực hiện.

Thứ ba, hoàn thiện môi trường kinh doanh ở tỉnh Hà Tĩnh phải tạo được môi trường thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng, đây là mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất cần phải đạt đƣợc.

Môi trường kinh doanh thuận lợi chính là đảm bảo được sự ổn định về kinh tế, chính trị - xã hội, có hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách hoàn chỉnh, thông thoáng; có hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đảm bảo tốt cho quá trình sản xuất, kinh doanh; nguồn nhân lực dồi dào, chất lƣợng cao, giá cả cạnh tranh; thủ tục hành chính đơn giản, gọn nhẹ; các loại thị trường, dịch vụ đầy đủ phục vụ cho đầu tư kinh doanh; đôi ngũ cán bộ quản lý nhà nước và cán bộ quản trị các doanh nghiệp có đầy đủ năng lực, trình độ, kinh nghiệm…

Một phần của tài liệu Hoàn thiện môi trường kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh hà tĩnh (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)