Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở TỈNH HÀ TĨNH
3.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện môi trường kinh doanh của
3.3.1. Nhóm giải pháp thuộc về Nhà nước
3.3.1.1. Hoàn thiện luật pháp và cơ chế, chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nhà nước tạo môi trường về pháp luật và các cơ chế, chính sách thuận lợi cho DNNVV thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh nhằm huy động mọi nguồn lực trong nước kết hợp với nguồn lực từ bên ngoài cho đầu tƣ phát triển. Trong đó cần cần tập trung vào những nội dung chủ yếu cầu:
- Tổ chức tốt việc cụ thể hoá Luật doanh nghiệp, Luật đầu tƣ, Nghị định 56/2009-NĐ/CP của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV. Khắc phục những nội dung chƣa rõ ràng, chồng chéo giữa các văn bản luật; điều
chỉnh cơ chế phân cấp và phối hợp giữa Trung ương và địa phương trong quản lý Nhà nước về đầu tư; quan tâm đến việc bảo vệ nhà đầu tư.
- Tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách để tiếp tục tạo điều kiện hơn nữa phát triển DNNVV. Sửa đổi, bổ sung một số quy định để giải quyết những vấn đề bất cập trong thực hiện chính sách về đất đai, hoàn thiện luật đất đai hiện hành; đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, rà soát, thu hồi những diện tích đất bỏ hoang, sử dụng sai mục đích theo quy định của pháp luật; khuyến khích sử dụng đất ở những vùng đất trống, đồi núi trọc.
- Quan tâm sửa đổi các quy định chi tiết thi hành Luật quản lý thuế theo hướng đơn giản hoá các thủ tục hành chính; ban hành cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp, sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán cho phù hợp với trình độ, quy mô, phạm vi hoạt động DNNVV; có cơ chế để doanh nghiệp tƣ nhân được vay vốn ODA như các doanh nghiệp nhà nước; nghiên cứu bổ sung và mở rộng hình thức bảo lãnh cho DNNVV nhƣ: bảo lãnh đầu tƣ, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh tín dụng, xuất khẩu, hỗ trợ chuyển giao và đổi mới công nghệ;
nghên cứu ban hành Luật hỗ trợ các DNNVV. Khẩn trương xây dựng quỹ bảo hiểm xuất khẩu và bảo hiểm nông nghiệp; tiếp tục rà soát bãi bỏ các khoản phí, lệ phí không hợp lý; giành ƣu tiên nhiều hơn cho DNNVV phát triển sản xuất kinh doanh ở những khu vực khó khăn, vùng núi, biên giới, hải đảo.
Nhà nước có biện pháp quan tâm hỗ trợ tài chính và tín dụng cho các DNNVV. Nhƣ chúng ta biết, vốn là vấn đề bức xúc nhất hiện nay đối với các DNNVV, do đó ở tầm vĩ mô Nhà nước cần phải đẩy mạnh việc hình thành thị trường vốn phù hợp với yêu cầu chuyển sang nền kinh tế thị trường, tạo thuận lợi cho việc vay và gửi tiền. Bao gồm các giải pháp nhƣ:
+ Thành lập hệ thống tín dụng thương mại đầy đủ.
+ Thành lập hệ thống tín dụng có tính chất hỗ trợ đối với DNNVV của
Nhà nước như: ngân hàng đầu tư và phát triển hỗ trợ cho DNNVV vay với lãi xuất ƣu đãi, bảo trợ đổi mới công nghệ thông qua trả chậm...
+ Giảm lãi xuất cho vay của ngân hàng tới mức cần thiết để hỗ trợ tích cực hơn cho các DNNVV.
+ Cải tiến, đơn giản thủ tục vay vốn để sát thực với từng loại hình DN.
+ Hình thành những dự án, những chương trình tầm cỡ quốc gia nhằm gắn kết các DNNVV với nhau, qua đó Nhà nước gọi vốn đầu tư, hỗ trợ đầu tư có tập trung, có trọng điểm, tránh dàn trải.
- Nhà nước có chính sách hỗ trợ về đào tạo cho các DNNVV, bao gồm cả về việc đào tạo các nhà quản lý và công nhân lao động. Ngoài ra còn phải phát hiện, đào tạo những người có khả năng nhưng chưa thành lập công ty để họ mạnh dạn bước vào thành lập và kinh doanh tốt.
- Hình thành và phát triển các tổ chức quản lý nhà nước, tổ chức đại diện và tổ chức tƣ vấn để hỗ trợ, giúp đỡ, quản lý các DNNVV. Xác định DNNVV là một đối tƣợng quản lý, đối tƣợng này đa dạng về ngành nghề, hình thức sở hữu... Hiện nay DNNVV đang bị phân tán quản lý bởi nhiều đầu mối, có doanh nghiệp thuộc sự quản lý của địa phương, có doanh nghiệp thuộc sự quản lý của các cơ quan của trung ƣơng, có doanh nghiệp chịu sự quản lý của các tổng công ty... Sự phân tán đầu mối đã gây ra tình trạng phân tán, chồng chéo. Vì vậy, cần có sự thống nhất trong việc quản lý để phát huy hiệu quả hoạt động cao hơn của các loại hình doanh nghiệp.
- Tăng cường và đổi mới công tác quản lý của Nhà nước đối với DNNVV. Mở rộng, tăng cường hệ thống dịch vụ thông tin kỹ thuật, dịch vụ tƣ vấn hỗ trợ các DNNVV trong việc chuẩn bị kế hoạch kinh doanh, tiếp cận thị trường vốn, tài chính, tín dụng, khai thác thị trường...
- Nhà nước có những giải pháp tích cực trong nâng cao quan hệ quốc tế nhằm hỗ trợ các DNNVV. Tạo mối quan hệ tốt đẹp với các nước trên thế giới
để tìm ra thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiếp cận với khoa học công nghệ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Đặc biệt là hỗ trợ vốn cho các DNNVV thông qua nguồn vốn ODA, thông qua các hình thức thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
* Đối với tỉnh Hà Tĩnh cần phải quan tâm những nội dung sau:
Thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển DNNVV. Xác định rõ mục tiêu trợ giúp là nhằm tạo điều kiện cho các nhà DNNVV khởi sự doanh nghiệp và phát triển trong một môi trường thuận lợi, giúp cho các DNNVV nâng cao năng lực, tăng sức cạnh tranh trong kinh tế thị trường để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, từ đó phát huy đƣợc vai trò và tác dụng đối với nền kinh tế Hà Tĩnh. Về phương thức hỗ trợ:
+ Hỗ trợ trực tiếp: Tỉnh cần phải đơn giản hóa các thủ tục đăng ký kinh doanh, xóa bỏ các loại giấy phép không cần thiết (giấy phép con), cung cấp thông tin, cung cấp mặt bằng kinh doanh, xây dựng kết cấu hạ tầng, đào tạo nhân lực.
+ Hỗ trợ gián tiếp, thông qua các giải pháp, cơ chế, chính sách có hiệu quả cao và hiệu ứng rộng và tác động đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, ví dụ như tạo lập đồng bộ các yếu tố của thị trường, thực hiện các chính sách miễn giảm thuế, hỗ trợ các tổ chức tƣ vấn để các tổ chức này có thêm thuận lợi hỗ trợ DNNVV.
- Về chính sách thị trường:
Đối với DNNVV trên địa bàn Hà Tĩnh hiện nay đều gặp phải những khó khăn lớn về thị trường đầu ra (thị trường tiêu thụ sản phẩm) và cả thị trường các yếu tố đầu vào (thiết bị công nghệ, vốn…). Để giúp các DNNVV tháo gỡ những khó khăn này, có thực hiện một số giải pháp: Thực hiện các hoạt động cụ thể nhằm tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại; Hỗ trợ tư vấn cho các DNNVV về các kiến thức kinh doanh, cách tiếp cận thị trường;
cung cấp các thông tin về thị trường, giá cả; Tích cực và chủ động mở rộng quan hệ với Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt nam, trung tâm hỗ trợ DNNVV của Liên minh hợp tác xã Việt Nam; tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV tham gia vào các dự án lớn trên địa bàn; khuyến khích các mối quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp lớn như Tổng công ty khoán sản Thương mại Hà Tĩnh, Công ty khai thác mỏ sắt Thach Khê có thể hỗ trợ cho các DNNVV thông qua việc ký kết các hợp đồng cung ứng nguyên vật liệu, phân phối sản phẩm, làm thầu phụ, làm đại lý… nhằm có tác dụng vừa đảm bảo thị trường, công ăn việc làm ổn định, vừa tạo điều kiện thuận lợi để chuyển giao công nghệ, kỷ năng quản lý từ doanh nghiệp lớn sang DNNVV.
- Về chính sách đất đai
DNNVV chủ yếu sử dụng công nghệ thấp, sử dụng nhiều lao động, trụ sở và nơi sản xuất thường là công trình đơn giản (1 tầng, cấp 4), gặp khá nhiều khó khăn về mặt bằng sản xuất. Nguyên nhân chính là do các DNNVV thiếu vốn, giá đất khá cao và một phần khác là những quy định về đất đai còn nhiều vướng mắc. Vì vậy Tỉnh cần tăng cường các biện pháp hỗ trợ trong chính sách đất đai nhằm tạo cho các DNNVV có điều kiện thuận lợi để ổn định và mở rộng mặt bằng, đồng thời có đủ giấy tờ hợp pháp về đất đai để làm thủ tục thế chấp vay vốn. Các giải pháp cụ thể:
Một là, đẩy nhanh các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thực hiện triệt để việc giao đất lâu dài.
Hai là, xây dựng hệ thống thông tin đất đai cũng nhƣ công bố công khai quy hoạch sử dụng đất đai.
Ba là, Nhà nước có vai trò trung gian cho các DNNVV đang hoạt động tại các làng nghề truyền thống muốn mở rộng diện tích mặt bằng cần mua lại hay thuê lại đất của dân.
Bốn là, thực hiện nhanh thỏa mãn công tác đền bù giải phóng mặt bằng
để thực hiện các dự án đầu tư cũng như đền bù lợi ích cho người dân.
Năm là, tạo quỹ đất để tạo điều kiện các DNNVV có mặt bằng hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Về chính sách vốn - tín dụng:
+ Về phía các ngân hàng: Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Hà Tĩnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và các ngân hàng thương mại xây dựng đề án tín dụng theo hướng tạo điều kiện thuận lợi, vận dụng linh hoạt các thủ tục cho doanh nghiệp thế chấp, tín chấp để tiếp cận các nguồn vốn tín dụng thương mại, đáp ứng nhu cầu vay vốn đầu tư; Chi nhánh Ngân hàng phát triển thực hiện hỗ trợ lãi suất sau đầu tƣ và ƣu tiên nguồn vốn ƣu đãi cho các dự án trọng điểm, các dự án đủ điều kiện.
+ Về phía UBND Tỉnh: Chỉ đạo các sở, ban ngành chức năng hướng dẫn doanh nghiệp lập dự án đạt tính khả thi cao, đảm bảo điều kiện vay vốn các ngân hàng; Khuyến khích các doanh nghiệp cùng góp vốn để hình thành các Quỹ tự hỗ trợ lẫn nhau.
Căn cứ vào Nghị định 56/2009/NĐ-CP về việc trợ giúp phát triển DNNVV của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của các Bộ, Ngành Trung ƣơng, triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ DNNVV, đồng thời ban hành một số văn bản cụ thể hoá phù hợp với tình hình thực tế tỉnh Hà Tĩnh.
- Về chính sách công nghệ môi trường: Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý chất lƣợng tiên tiến của quốc tế, khu vực và quốc gia, đăng ký bản quyền sở hữu công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa và xây dựng thương hiệu hàng hóa.
- Về chính sách thuế: Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chính sách thuế để các DNNVV nắm đƣợc đầy đủ các thông tin về thuế và các ƣu đãi về thuế. Cơ quan thuế phối hợp với các cơ quan liên quan giúp đỡ và thúc đẩy các DNNVV thực hiện tốt chế độ sổ sách kế toán. Đối
với các DNNVV chƣa có điều kiện thực hiện đầy đủ, đúng đắn chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ cần bổ sung phương thức tính và thu thuế hợp lý.
- Về chính sách đào tạo nguồn nhân lực: Thực hiện tốt chương trình hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các DNNVV theo Quyết định 143/2004/QĐ- TTg ngày 10/8/2004 của Thủ tướng chính phủ. Hàng năm, tổng hợp nhu cầu đào tạo của các doanh nghiệp để xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện chương trình và hỗ trợ kinh phí đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp.
- Phát triển các tổ chức đại diện, tổ chức tƣ vấn và tổ chức quản lý đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm:
+ Thành lập tổ chức xúc tiến đầu tƣ phát triển DNNVV của tỉnh.
+ Khuyến khích thành lập các tổ chức trợ giúp DNNVV nhƣ Hiệp hội, câu lạc bộ doanh nghiệp.
+ Tăng cường cán bộ quản lý các DNNVV trong các cơ quan nhà nước.
+ Tăng cường chức năng của bộ máy quản lý nhà nước đối với DNNVV.
3.3.1.2. Đẩy mạnh phát triển kinh tế nhiều thành phần và phát triển đồng bộ các loại thị trường
Nền kinh tế thế giới đã và đang phát triển rất thành công nền kinh tế thị trường, vì vậy khi đất nước ta nói chung và tỉnh Hà Tĩnh nói riêng muốn phát triển kinh tế, thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH, thì phải có nền kinh tế thị trường với các yếu tố của thị trường đồng bộ mới tạo ra sự phù hợp, tương đồng với sự phát triển kinh tế thế giới, khi đó sẽ không có “rào cản”
đối với các nhà đầu tƣ, cơ hội đầu tƣ sẽ nhiều hơn. Muốn vậy, chúng ta cần phải thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất, phát triển kinh tế nhiều thành phần.
Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Trên cơ sở đa dạng hoá các hình thức sở hữu, tỉnh Hà Tĩnh phải thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Lấy việc phát triển sức sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, hoàn thiện đời sống nhân dân làm mục tiêu quan trọng để khuyến khích các thành phần kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh. Theo đó tất cả các thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật, đều được khuyến khích phát triển. Phải thực hiện đa sở hữu, công khai minh bạch, nâng cao chất lƣợng quản trị doanh nghiệp và quan trọng hơn là đặt doanh nghiệp nhà nước vào môi trường cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác trong cơ chế thị trường. Chỉ có như vậy mới nâng cao được hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước và sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước mới không chèn lấn các nguồn lực để phát triển khu vực tư nhân - một động lực chủ yếu của tăng trưởng.
Trong những năm tới, thực hiện đường lối CNH, HĐH, tỉnh Hà Tĩnh cần sử dụng thành phần kinh tế Nhà nước như một công cụ điều tiết vĩ mô thật sự hiệu quả. Muốn vậy cần phải tập trung nguồn lực phát triển có hiệu quả kinh tế nhà nước trong những lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế, sắp xếp lại khu vực doanh nghiệp nhà nước. Đẩy mạnh việc đổi mới kỹ thuật, công nghệ trong các doanh nghiệp nhà nước. Phát triển kinh tế tập thể dưới nhiều hình thức đa dạng, đông thời khuyến khích kinh tế cá thể, tiểu chủ phát triển ở cả thành thị và nông thôn. Chính quyền các cấp tạo điều kiện để giúp đỡ kinh tế cá thể, tiểu thủ phát triển có hiệu quả. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ thúc đẩy phát triển DNNVV theo tinh thần Nghị quyết số 02 - NQ/TU, ngày 24/8/2006 của tỉnh uỷ Hà Tĩnh. Khuyến khích kinh tế tƣ bản tƣ nhân phát triển trong những ngành nghề sản xuất kinh doanh mà pháp luật không cấm. Phát triển kinh tế tư bản nhà nước dưới các hình thức liên doanh, liên kết giữa kinh tế tư nhân trong và ngoài nước, tạo điều kiện tốt nhất để
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển.
Thứ hai, đẩy mạnh phát triển khoa học - công nghệ, để trên cơ sở đó đẩy nhanh việc phân công lao động xã hội.
Tỉnh Hà Tĩnh cần có biện pháp để chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu theo chiều rộng, dựa vào sự gia tăng vốn đầu tƣ và nguồn nhân lực chất lượng thấp hiện nay sang kết hợp hợp lý giữa tăng trưởng theo chiều rộng với tăng trưởng theo chiều sâu trên cơ sở áp dụng các tiến bộ về khoa học, công nghệ, chất lƣợng nguồn nhân lực và kỹ năng quản lý hiện đại. Để tăng trưởng theo chiều sâu, trước hết phải sử dụng công nghệ hiện đại và phải có nguồn nhân lực chất lƣợng cao, đây là quá trình tích luỹ vốn và phát triển nguồn nhân lực trong từng doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Hơn nữa, phát triển bền vững phải gắn với yêu cầu giải quyết việc làm, nhất là ở khu vực nông thôn; hai là từng bước thực hiện tái cấu trúc các doanh nghiệp, xây dựng lực lượng DN với nhiều thương hiệu mạnh, hiệu quả và có sức cạnh tranh cao; ba là điều chỉnh chiến lược thị trường, đa dạng hoá, mở rộng thị trường trong nước và nước ngoài. Thực hiện tốt các nội dung trên đây, chẳng những nâng cao được chất lượng tăng trưởng, khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế, hạn chế được các tác động tiêu cực trước những biến động từ bên ngoài, mà còn thúc đẩy việc phân công lao động xã hội, giải quyết việc làm cho nhiều lao động trong các khu vực kinh tế.
Thứ ba, hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường, hầu hết các nguồn lực kinh tế đều thông qua thị trường mà được phân bổ vào các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế một cách tối ưu. Vì vậy, để xây dựng và phát triển kinh tế thị trường, chúng ta cũng phải hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường. Trong những năm tới, muốn thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH tỉnh Hà Tĩnh cần phải hoàn thiện thể chế cho việc phát triển đầy đủ và đồng bộ hệ thống thị