Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở TỈNH HÀ TĨNH
3.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện môi trường kinh doanh của
3.3.2. Nhóm giải pháp thuộc về các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hà Tĩnh
3.3.2.1. Đổi mới quản lý và tổ chức trong nội bộ DNNVV tỉnh Hà Tĩnh - Các DNNVV tỉnh Hà Tĩnh cần phải đổi mới công tác quản lý và tổ chức bộ máy theo hướng: thiết thực, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, gắn sản xuất với thị trường, tạo động lực phát triển. Đây là một nội dung quan trọng làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của DNNVV trong cơ chế thị trường, đáp ứng những đòi hỏi khắt khe của cơ chế thị trường.
- Vì quy mô DN là nhỏ do đó cần tinh giảm đến mức tối đa bộ máy quản lý của DNNVV, tập chung cho sản xuất với nguồn nhân lực hiệu quả nhất. Bộ máy quản lý càng nhỏ gọn, càng dễ quản lý, dễ hoạt động đặc biệt là càng chủ động.
- Thực hiện triệt để khoán doanh thu, khoán thu nhập, khoán lương cho tổ phân xưởng, người lao động. Gắn lợi ích của người lao động với hiệu quả làm việc của người lao động. Trong cơ chế thị trường, lợi ích của người lao động là mục tiêu hoạt động và làm việc của họ.
- Nâng cao khả năng Marketing cho DNNVV. Hầu nhƣ tất cả các DNNVV tỉnh Hà Tĩnh hiên nay chƣa chú ý nhiều đến công việc này. Đây là một yếu kém cần khắc phục ngay. Trong cơ chế thị trường, một DN không làm tốt công tác Marketing coi nhƣ là sắp thất bại. Marketing là cầu nối Doan nghiệp với khách hàng.
- Với quy mô nhỏ gọn, DN luôn luôn phải tìm thị trường ngách cho mình nếu có thể thì tiến hành liên doanh, liên kết nhằm tăng sức mạnh của DN, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá.
- Phải xây dựng cho mình một kế hoạch, chiến lƣợc mang tính khả thi, làm kim chỉ nam cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
- Cuối cùng, các chủ doanh nghiệp luôn luôn phải có ý thức tự trau dồi kiến thức về quản lý kinh tế, nâng cao tay ngề cho người lao động. Tạo điều kiện tiếp xúc với công nghệ mới. DNNVV phải tiến hành đổi mới toàn diện đặc biệt là đổi mới công nghệ, theo kịp với tình hình thế giới và khu vực, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO.
3.3.2.2. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hà Tĩnh
Để có đội ngũ người lao động có tay nghề cao, doanh nghiệp phải có chiến lược đào tạo và giữ người tài. Trong xã hội hiện đại đào tạo nguồn nhân lực, nhà nước và người lao động có vai trò quyết định. Để nâng cao năng suất lao động và tạo điều kiện cho người lao động sáng tạo mỗi DN phải có chiến lƣợc đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu, phù hợp với yêu cầu của mình. Do đó, chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo hiệu quả chính là một trong những phương thức mà DN sử dụng để nâng cao năng lực cạnh tranh. Đồng thời, DN cần chú trọng xây dựng chính sách đãi ngộ như chính sách lương, thưởng hợp lý để giữ ổn định lực lƣợng lao động của mình, nhất là những lao động giỏi.
Để có đƣợc đội ngũ lao động đủ khả năng đáp ứng đƣợc yêu cầu kinh
doanh trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường mở cửa, cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:
Tiến hành sắp xếp bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ quản lý và lao động hiện có ở các doanh nghiệp. Đổi mới cơ cấu quản lý, hoàn thiện kỹ năng quản lý của đội ngũ lãnh đạo DNNVV tỉnh Hà Tĩnh. Cần phát hiện người có năng lực, bố trí họ vào những công việc phù hợp với ngành nghề, trình độ và năng lực sở trường. Bổ sung những cán bộ, lao động đủ tiêu chuẩn, có triển vọng phát triển, đồng thời thay thế những cán bộ, nhân viên không đủ năng lực, không đủ tiêu chuẩn, vi phạm pháp luật và đạo đức. Đây là giải pháp quan trọng để nâng cao năng suất, chất lƣợng và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ hiện có mà chƣa cần đến việc đào tạo, bồi dƣỡng.
Tạo sự gắn bó về quyền lợi và trách nhiệm của người lao động với DN bằng các chính sách nhƣ: đầu tƣ cho đào tạo, bảo đảm công ăn việc làm ổn định cho người lao động kể cả khi có biến động, xây dựng chế độ tiền lương và thưởng theo hướng khuyến khích người lao động có những sáng kiến, sáng tạo đóng góp tích cực cho sự phát triển của DN. Đa dạng hóa các kỹ năng và đảm bảo khả năng thích ứng của người lao động khi cần có sự điều chỉnh lao động trong nội bộ doanh nghiệp. Biện pháp này sẽ giúp các DN có thể dễ dàng điều chỉnh lao động khi có những biến động, giảm đƣợc chi phí để tuyển dụng hay thuyên chuyển lao động.
Tiêu chuẩn hóa cán bộ, lao động trong DN. Ở mỗi ngành nghề, vị trí công tác, cung bậc công việc đòi hỏi kiến thức, kỹ năng về chuyên môn khác nhau.
Do đó tiêu chuẩn hóa cán bộ phải cụ thể hóa đối với từng ngành nghề, từng loại công việc và phải phù hợp, đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển trong từng thời kỳ.
Khi xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, cần phải tham khảo điều kiện khu vực và đặc thù của tỉnh Hà Tĩnh, tôn trọng tính văn hóa kinh doanh của DN.
Áp dụng cơ chế bổ sung và đào thải nhân lực để duy trì đội ngũ cán bộ
quản lý kinh doanh, nhân viên tinh thông nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh thị trường.
Đào tạo và bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ, lao động để có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, am hiểu thị trường thế giới và luật lệ buôn bán quốc tế.
3.3.2.3. Hoàn thiện hệ thống thông tin, chủ động áp dụng thương mại điện tử trong việc điều hành kinh doanh
Để thúc đẩy hoạt động kinh doanh, các DNNVV tỉnh Hà Tĩnh cần phải xây dựng được hệ thống thông tin như: thông tin về môi trường kinh doanh, thông tin về hệ thống phân phối, giá cả mặt hàng hiện hành, thông tin về tình hình và viễn cảnh của thị trường, thông tin về hệ thống giao thông vận tải...
Để có đƣợc hệ thống thông tin trên, đòi hỏi hệ thống thông tin của doanh nghiệp ngày càng đƣợc hoàn thiện và có chất lƣợng cao. Các biện pháp sau đây có thể phần nào đóng góp cho việc xây dựng hệ thống thông tin này:
Xây dựng các chi nhánh nhằm thu đƣợc thông tin chính xác, kịp thời về giá cả, chất lƣợng, điều kiện giao hàng…
Liên kết vời các bạn hàng truyền thống để họ có thể giúp đỡ về vấn đề thông tin. Xây dựng một đội ngũ cán bộ chuyên trách nhằm nghiên cứu đầy đủ, cung cấp thông tin về thị trường có thể dự báo về các biến động của thị trường.
Áp dụng biện pháp tin học hóa vào hoạt động kinh doanh thông qua việc hòa mạng với hệ thống thông tin đã có trên thế giới. Các doanh nghiệp cần phải xây dựng một mạng tin học có thể nối mạng với Intemet nhằm thu thập thông tin ở thị trường thế giới.
Dưới tác động của khoa học và công nghệ, mà đặc biệt là công nghệ thông tin đã làm xuất hiện hình thức thương mại tiên tiến - thương mại điện tử. Tuy thị trường hoạt động của các DNNVV tỉnh Hà Tĩnh còn hạn chế, nhưng cũng phải chủ động áp dụng và phát triển thương mại điện tử, nếu
không sẽ bị cô lập với thế giới bên ngoài. Việc triển khai áp dụng thương mại điện tử có thể được tiến hành từng bước, từ thấp tới cao. Giai đoạn đầu tư có thể triển khai chủ yếu ở khâu xúc tiến hoạt động kinh doanh, dưới hình thức mở trang web quảng cáo trên mạng, tìm kiếm thông tin về thị trường và bán hàng trên mạng, tiến hành các giao dịch trước khi ký kết hợp đồng và sử dụng cho các mục đích quản - trị bên trong doanh nghiệp. Khi điều kiện cơ sở hạ tầng và cơ sở pháp lý cho phép thì có thể tiến tới ký kết hợp đồng và thực hiện thanh toán trên mạng.
Để phát triển thương mại điện tử, các doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp sản xuất và thương mại cần chủ động xây dựng và triển khai áp dụng các hệ thống quản lý chất lƣợng quốc tế nhƣ ISO: 9000, 9001... vì kinh doanh trên mạng đòi hỏi rất cao về tiêu chuẩn hóa sản phẩm và chất lƣợng.
3.3.2.4. Xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm
Một là, DN phải phát triển sáng tạo nhãn hiệu. Các DNNVV tỉnh Hà Tĩnh cần trao việc hoạch định chiến lƣợc và sáng tạo nhãn hiệu cho các chuyên gia nhằm mục đích là biến mình thành người thẩm định, sử dụng các dịch vụ tƣ vấn nhƣ: tƣ vấn sáng tạo phát triển nhãn hiệu, tƣ vấn về pháp lý, tƣ vấn kinh doanh và hoạch định chiến lƣợc, tƣ vấn về quảng cáo và truyền thông, giám sát các nhà cung cấp dịch vụ tƣ vấn. Việc sử dụng dịch vụ này sẽ đƣa lại những điều tốt hơn cho DN
Hai là, xây dựng thương hiệu phải khơi dậy cảm xúc của khách hàng.
Để xây dựng một thương hiệu được khách hàng tin cậy thì doanh nghiệp Hà Tĩnh cần phải hiểu rõ người hách hàng của mình hơn ai hết và luôn lấy sự hài lòng của khách hàng làm trọng tâm cho mọi hoạt động.
Ba là, DN phải coi thương hiệu là công cụ bảo vệ lợi ích của mình. Để làm được điều này, trước tiên phải mở rộng thương hiệu bằng cách sử dụng thương hiệu đã thành danh của sản phẩm này cho một loại sản phẩm khác có
chung kỹ năng, hoặc tạo ra một sản phẩm mới bổ sung cho sản phẩm đã có để làm tăng sự hài lòng và mức độ cảm nhận của khách hàng mục tiêu với sản phẩm đó.
Bốn là, nâng cao nhận thức về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Các DN cũng cần nhận thức rằng mình là chủ thể trong các quan hệ về sở hữu trí tuệ.
Các nhãn hiệu, kiểu đáng hàng hóa xuất khẩu là tài sản của doanh nghiệp. Do vậy, việc đăng ký sở hữu công nghiệp, đăng ký độc quyền nhãn hiệu hàng hóa, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thương hiệu tại các thị trường mà DN có chiến lược đầu tư kinh doanh là rất cần thiết.
3.3.2.5. Xây dựng các chiến lƣợc kinh doanh
Sự yếu kém về tầm nhìn chiến lƣợc trong phát triển kinh doanh là một trong những nguyên nhân của sự thất bại trong phát triển dài hạn. Có DN hoạt động rất thành công ở quy mô nhỏ nhưng thất bại ngay khi bước vào giai đoạn mở rộng quy mô. Các DNNVV tỉnh Hà Tĩnh cần phải xây dựng khả năng phát triển một cách bền vững, nếu không sẽ khó trụ vững trong cuộc cạnh tranh. Những trường hợp DN phát triển rầm rộ trong một vài năm, sau đó suy yếu nhanh, thậm chí tan vỡ là các minh chứng.
Để bồi dƣỡng, phát triển năng lực quản lý chiến lƣợc và tƣ duy chiến lƣợc cho đội ngũ giám đốc và cán bộ kinh doanh trong các doanh nghiệp, cần chú trọng đặc biệt những kỹ năng: Phân tích kinh doanh, dự đoán và định hướng chiến lược, lý thuyết và quản trị chiến lược, quản trị rủi ro và tính nhạy cảm trong quản lý.
Về mặt chiến lƣợc cạnh tranh, các doanh nghiệp còn rất yếu về liên kết nhóm. Vừa cạnh tranh vừa hợp tác, hợp tác để tăng cường khả năng cạnh tranh; nếu các doanh nghiệp chỉ thuần tuý chú ý đến mặt cạnh tranh mà bỏ qua mặt hợp tác thì rất sai lầm. Phải biết hợp tác đi đôi với cạnh tranh để giảm bớt căng thẳng và tăng cường năng lực cạnh tranh của DN.
Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của DN, về cơ bản phụ thuộc vào chiến lƣợc của từng doanh nghiệp cụ thể. Thực trạng các DNNVV tỉnh Hà Tĩnh hiện nay có một số điểm chung cần lưu ý như:
- Các DN chƣa khai thác hết khả năng tạo uy tín và hiệu quả thông qua chính sách tài chính hỗ trợ tối đa cạnh tranh để có thể tiếp cận nguồn vốn không đến nỗi khan hiếm hiện nay. Các tổ chức ngân hàng Hà Tĩnh dù tiềm lực chƣa lớn, nhƣng nguồn vốn không phải là nhỏ và hiện nay vẫn khan hiếm các dự án hiệu quả để cho vay. Vấn đề là các doanh nghiệp phải năng động, phải đầu tư để có thông tin thị trường và thông tin về đối thủ để có quyết sách đầu tƣ đúng đắn, qua đó mới có sức mạnh về sản phẩm, về giá cả và quy mô để thắng thế trong cạnh tranh. Các chính sách này không những phải có tầm nhìn dài hạn mà còn phải đủ linh hoạt và năng lực thực hiện.
- Phải biết sử dụng đúng đắn tiềm năng con người và xã hội trong tỉnh Hà Tĩnh. Lƣợng lao động xã hội khá lớn và độ tuổi trung bình trẻ là lợi thế giúp DN nhanh chóng đổi mới kỹ thuật mà không vấp phải lực cản lớn. Tuy nhiên, kỷ luật lao động cần phải đƣợc chú trọng nhằm giữ ổn định tổ chức sản xuất và kiểm soát chất lượng. Do tính tiểu nông còn nặng nề, nên người lao động tỉnh Hà Tĩnh chƣa có tác phong công nghiệp, nên tính tự giác lao động chƣa cao, còn chuyển công việc theo thu nhập, chƣa trung thành với công ty.
Do đó, không thể áp dụng nguyên xi các mô hình quản lý doanh nghiệp của phương Tây, nhưng cũng không nên thụ động chờ hoàn cảnh. Điều căn bản trong DN là ban quản lý phải gắn với lợi ích của công nhân, công khai các lo lắng cùng công nhân và tạo nên không khí cởi mở, tin tưởng lẫn nhau. DN tỉnh Hà Tĩnh hiện nay cũng còn chi phí quá ít cho đào tạo lâu dài nguồn nhân lực, chất lượng lao động chưa được tiêu chuẩn hóa, ảnh hưởng lớn đến chất lƣợng sản phẩm và năng suất lao động của DN. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, DNNVV tỉnh Hà Tĩnh phải nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập
cho công nhân, đồng thời giảm chi phí lương trong sản phẩm. Đặc biệt, cần có chiến lƣợc thu hút và sử dụng nhân tài làm việc trong công ty. Có đội ngũ cán bộ quản lý đầy năng lực, tích cực, năng động và tận tụy là lợi thế so sánh của DN trong cạnh tranh.
3.3.2.6. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa có vai trò quan trọng trong sự phát triển, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội. Văn hóa doanh nghiệp, nói một cách khái quát là “đạo làm giàu”, tức là làm giàu một cách có văn hóa: Làm giàu cho bản thân, làm giàu cho doanh nghiệp, làm giàu cho xã hội và cho đất nước. Sự giàu có về trí tuệ, về của cải và tính năng động sáng tạo là những giá trị xã hội mà mỗi doanh nhân, mỗi doanh nghiệp phải có. Vì vậy, xây dựng văn hóa doanh nghiệp tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh, tích cực luôn là động lực thúc đẩy sức sáng tạo và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp.
3.3.2.7. Tăng cường khả năng liên kết, hợp tác các DNNVV với nhau DNNVV tỉnh Hà Tĩnh phải tích cực mở cửa liên doanh, liên kết với doanh nghiệp khác, kể cả doanh nghiệp ngoài tỉnh, mở rộng hơn là các doanh nghiệp nước ngoài. Kinh nghiệm của các doanh nghiệp thành đạt trên thế giới cho thấy: không có doanh nghiệp nào đủ sức bao trùm mọi thế mạnh của ngành. Đợi chờ sự tích tụ năng lực trong từng doanh nghiệp ngày nay thì rất chậm. Tăng quy mô sản xuất bằng vốn vay cũng chỉ giải quyết đƣợc những lợi thế hạn hẹp của một doanh nghiệp, còn liên doanh, liên kết, thậm chí sát nhập để trở thành các tập đoàn kinh tế lớn sẽ ngay lập tức hội tụ đƣợc các lợi thế mà từng doanh nghiệp đã tích lũy được theo những con đường khác nhau.
Để có thể liên doanh, liên kết thành công, phải biết hy sinh những lợi ích ngắn hạn, biết lựa chiều đối phương để có thể thông qua kế hoạch. Liên kết để cùng hợp lực cạnh tranh có lẽ là mặt yếu kém lớn nhất của doanh nghiệp tỉnh Hà Tĩnh. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, các doanh nghiệp còn cần đến cả
những liên kết xã hội mang tính ngành nghề nhằm hỗ trợ nhau về mặt tổ chức và pháp lý trong môi trường cạnh tranh quốc tế.
Hiện nay đa số các DNNVV tỉnh Hà Tĩnh đều có quy mô nhỏ, vốn ít;
trình độ học vấn, kiến thức kinh doanh, hiểu biết luật pháp (nhất là luật pháp quốc tế) không cao; trình độ tay nghề của người lao động thấp... Vì vậy, để thực hiện chiến lược cạnh tranh cần phải và nhất thiết phải thực hiện phương châm liên kết và hợp tác để nâng cao chất lƣợng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Sự liên kết và hợp tác không phải là phép tính cộng tổng số các doanh nghiệp, mà chính là tạo ra sức mạnh bội phần của các nhóm, các tập đoàn kinh tế cùng sản xuất kinh doanh một (hoặc một số) sản phẩm nhất định và cùng thực hiện chiến lược thương hiệu, xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm trên thị trường.
3.3.2.8. Tăng cường vai trò hỗ trợ của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hà Tĩnh
Hiệp hội DNNVV tỉnh Hà Tĩnh có vai trò rất quan trọng đối vớ việc phát triển các doanh nghiệp, là cầu nối giữa cấp uỷ, chính quyền các cấp với các DNNVV. Những hoạt động của Hiệp hội cần tập trung nâng tuyên truyền cho đoàn viên, hội viên về vai trò, trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong sự phát triển chung của tỉnh Hà Tĩnh. Không ngừng nâng cao vai trò của hội trong việc tập hợp các lực lƣợng, tạo sức mạnh tổng hợp nâng cao vị thế của DNNVV trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Đồng thời, hoạt động của Hiệp hội là đại diện tiếng nói, hành động của doanh nghiệp tác động tới Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh về nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong hoạt động của chính quyền các cấp đó chính là là tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để phát triển doanh nghiệp, từ đó tạo sự chuyển biến tích cực trọng chyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội.
Hoạt động của Hiệp hội phải tăng cường hợp tác với hoạt động của