3. Đối tượng nghiên cứu
4.2. Giải pháp giáo dục và truyền thông
- Giáo dục môi trường cho các nhà quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh và hoạch định chính sách các cấp các ngành.
- Thông báo thường xuyên liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, tivi...) về tác dụng của việc sử dụng tiết kiệm tài nguyên và ý thức bảo vệ môi trường.
- Tuyên truyền về mức độ nguy hiểm của các chất thải nguy hại có thể gây ra đối với sức khỏe con người.
- Đưa các kiến thức về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên vào trong giáo dục ở tất cả các cấp học từ mẫu giáo đến đại học, tổ chức nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên.
- Đối với các doanh nghiệp cần tuyên truyền về bảo vệ môi trường, cho họ nhận thức được trách nhiệm với cộng đồng đặc biệt là quán triệt cho họ nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền và người sử dụng phải trả tiền”.
KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường đã được áp dụng một thời gian dài ở trên thế giới. Ở Việt nam một số công cụ cũng được áp dụng và thu được những kết quả quan trọng.
Công cụ kinh tế trong quản lý môi trường được áp dụng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên bao gồm phí thu gom rác thải, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và phí khai thác khoáng sản, quỹ bảo vệ môi trường, đây là những công cụ kinh tế cơ bản được sử dụng. Việc áp dụng các công cụ kinh tế vừa thực hiện được mục tiêu bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm, vừa tạo được nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đặc biệt nó được sự đồng tình chấp thuận của cộng đồng dân cư và doanh nghiệp. Tuy nhiên do còn nhiều hạn chế trong công tác tổ chức, trình độ quản lý và trình độ chuyên môn, hệ thống thiết bị còn thiếu và lạc hậu...nên hiệu quả đạt được thấp hơn yêu cầu đặt ra.
Trong giai đoạn hiện tại thì các công cụ quản lý môi trường đang dần được hoàn thiện và mang lại hiệu quả cao. Một số công cụ kinh tế được xây dựng và mở rộng phạm vi áp dụng trong thời gian tới.
Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường được đưa ra bao gồm cả công cụ chính sách và các biện pháp về giáo dục tuyên truyền. Các công cụ trong hệ thống quản lý môi trường hỗ trợ, bổ sung cho nhau để đạt được kết quả tốt nhất.
Áp dụng CCKT trong quản lý môi trường là cách tiếp cận đúng đắn nhằm hạn chế ô nhiễm và suy thoái môi trường. Việc áp dụng CCKT trong quản lý môi trường đã được Chính phủ quan tâm. Một số CCKT đã được triển khai áp dụng ở các quy mô khác nhau. Bước đầu, các công cụ kinh tế đã có tác dụng tích cực giúp hạn chế ô nhiễm, suy thoái môi trường. Tuy nhiên, do chưa có nghiên cứu đầy đủ về các CCKT nên quá trình triển khai các công cụ này trên địa bàn Thành Phố còn gặp nhiều khó khăn và hiệu quả thực thi chưa cao.
Trong thời gian tới, để tăng cường áp dụng CCKT trong quản lý môi trường theo tinh thần Nghị Quyết 27- NQ/BCSĐ-TNMT, xin kiến nghị cơ quan quản lý “Tổng Cục Môi Trường” chỉ đạo thực hiện các hoạt động: Nâng cao năng lực nghiên cứu về áp dụng CCKT thông qua đào tạo và hợp tác quốc tế, rà soát các CCKT đang áp dụng để điều chỉnh, bổ sung những vướng mắc, bất cập, nghiên cứu và triển khai áp dụng một số CCKT mới. Nên áp dụng các công cụ này trong phạm vi thí điểm nhằm học hỏi kinh nghiệm trước khi mở rộng áp dụng ở quy mô lớn. Đặc biệt là các CCKT nên được thiết kế theo hướng đơn giản, dễ áp dụng để phù hợp với bối cảnh thực tiễn hiện nay, tiếp tục đẩy mạnh thanh tra kiểm tra tuyên truyền, giáo dục nhằm tạo tiền đề cho CCKT phát huy hiệu quả.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thế Chinh, giáo trình kinh tế và quản lý môi trường, NXB Thống kê 2003.
2. Trần Thanh Lâm, Quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế, NXB Lao động 2006.
3. Tạp chí nhà nước và pháp luật: Thực trạng áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường Việt Nam hiện nay và giải pháp hoàn thiện, số 1 2006.
4. Phạm Ngọc Đăng, Quản lý môi trường và khu công nghiệp, NXB xây dựng hà nội 2008.
5. Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.
6. Niên giám thống kê Thái Nguyên năm 2011, Thái Nguyên năm 2012. 7. . Đổi mới quản lý kinh tế và môi trường sinh thái, Viện nghiên cứu
quản lý kinh tế trung ương, NXB Chính trị quốc gia 2003.
8. Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2012 – Tổng quan môi trường Việt Nam.
9. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2013 của TPTN 10. Các trang web: www.moitruong.xaydung.gov.vm www.chatthainguyhai.net www.vietnamnet.vn www.tcvn.gov.vn www.oecd.org