0
Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG THEO LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (Trang 57 -61 )

3. Đối tượng nghiên cứu

3.2.2.3. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

Ngày 13/6/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định 67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và ngày 18/12/2003 Bộ Tài chính và Bộ Tài Nguyên & Môi Trường đã có Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT- BTC/ BTNMT về hướng dẫ thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP, theo đó Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/01/2004.

Theo Nghị định số 67 thì đối tượng áp dụng tính phí là nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. Theo đó các hộ gia đình và các cơ sở sản xuất phải đóng một khoản phí trả cho việc xả nước thải ra môi trường.

*- đối với nước thải sinh hoạt:

Do đặc thù nước thải sinh hoạt là tương đối giống nhau ở các hộ gia đình, công sở, nên mức phí được tính theo tỷ lệ % giá bán với 1m3 nước cấp (tối đa 10%) mà các hộ gia đình, công sở đó sử dụng.

Như vậy, với 1m3 nước có giá 3000 đồng thì người sử dụng phải đống thêm khoản phí bảo vệ môi trường tối đa là 300 đồng.

Số phí thu = Khối lượng nước sử dụng x mức phí x 10%

(đồng) (m3) (đồng/m3)

Số tiền phí thu được của công ty cấp nước được giữ lại tối đa là 10% số phí để phục vụ cho công tác thu phí. Còn lại 90% số phí sẽ được nộp vào kho bạc nhà nước, trong đó 50% nộp vào Ngân sách trung ương để hình thành Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, 50% còn lại được UBND thành phố giữ lại cho hoạt động BVMT của thành phố.

Bảng 3.8. Tiền thu phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt

Đơn vị tính (đồng) STT Năm Số tiền nộp NSNN 1 2010 2.155.327.470 2 2011 2.198.178.427 3 2012 3.717.121.403 4 2013 1.905.657.680

Tổng 9.976.284.980

(Nguồn Quỹ BVMT- Sở Tài Nguyên Môi Trường Thái nguyên)

Từ bảng số liệu trên cho thấy, tiền thu phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt qua các năm từ 2010 - 2013 có mức tăng trưởng, giai đoạn từ năm 2010 - 2012 mức phí cho BVMT tăng lên nhiều hơn hẳn, điều đó phản ánh thực trạng áp dụng phí trong BVMT ngày càng được nâng cao. Các khoản thu từ hoạt động BVMT một phần được nộp cho ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo cho quá trình triển khai và cấp vốn bổ sung hàng năm phục vụ cho các hoạt động BVMT.

*- Đối với nước thải công nghiệp:

Do mỗi loại có tính chất và mức độ nguy hiểm khác nhau nên không thể tính đồng đều nước thải công nghiệp như nước thải sinh hoạt mà tính theo khối lượng các chất gây ô nhiễm.

Số phí thu = Tổng nước thải x Hàm lượng chất gây ô nhiễm x Mức phí

Số phí thu được sẽ trích 20% cho đơn vị tổ chức thu phí là Sở tài Nguyên Môi Trường, trong đó:

- 5% tổng số tiền phí được sử dụng cho công tác quản lý và trang trải chi phí cho việc thu phí.

- 15% còn lại được sử dụng để trang trải cho việc đánh giá, lấy mẫu, phân tích nước thải phục vụ cho việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất với nước thải công nghiệp từ lần 2 trở đi.

Các đối tượng chịu phí nước thải gồm: - Cơ sở sản xuất công nghiệp - Cơ sở chế biến nông sản

- Các khu công nghiệp - Cơ sở sản xuất làng nghề

- Cơ sở chăn nuôi công nghiệp tập trung - Cơ sở sửa chữa ô tô, xe máy tập trung - Bệnh viện

Thành phố Thái Nguyên có tỷ lệ thu phí đạt thấp do một số nguyên nhân sau:

- Số lượng cơ sở sản xuất có quy mô vừa và nhỏ của thành phố rất lớn (chiếm 85%), với các cơ sở hoạt động như vậy thì việc thống kê, đo đạc và kiểm tra chất lượng nước thải là rất khó thực hiện. Hơn nữa, hầu hết các doanh nghiệp này thường trốn tránh không kê khai nộp phí nước thải để giảm chi phí đầu vào.

- Nước thải của các cơ sở sản xuất bao gồm cả nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp, do đó để có thể bóc tách riêng nước thải công nghiệp để xác định mức thu phí là rất khó khăn.

- Công tác quản lý chưa chặt chẽ, thiếu sự giám sát đối với các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng. Đồng thời, do hạn chế về thiết bị, đội ngũ cán bộ tiến hành quan trắc thẩm định chất lượng nước thải nên không thể tiến hành đo đạc ngay tại cơ sở, quá trình kiểm định diễn ra chậm chạp…

Bảng 3.9. Tiền thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp

Đơn vị tính (đồng)

STT Năm Số tiền nộp NSNN

2 2010 983.534.415

3 2011 897.960.319

4 2012 285.780.957

5 2013 356.087.275

Tổng 2.527.803.812

(Nguồn Quỹ BVMT – Sở Tài Nguyên Môi Trường Thái Nguyên)

Tương tự như phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt, tiền thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp qua các năm từ 2009- 2013 có sự chuyển biến qua các năm, trên thực tế cho thấy việc các doanh nghiệp chủ trương áp dụng nộp phí theo đúng Luật đề ra còn hạn chế nên mức phí hàng năm có sự thay đổi, điều đó phản ánh thực trạng áp dụng phí trong BVMT cần được nâng cao và hoàn thiện hơn nữa. Các khoản thu từ hoạt động BVMT một phần được nộp cho ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo cho quá trình triển khai và cấp vốn bổ sung hàng năm phục vụ cho các hoạt động BVMT.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG THEO LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (Trang 57 -61 )

×