3. Đối tượng nghiên cứu
3.2.2.2. Phí bảo vệ môi trường đối với rác thải
Nghị định 174/2007/NĐ-CP ngày 27/11/2007 của Chính phủ quy định về mức phí BVMT đối với chất thải rắn, trong đó quy định từng mức phí phải nộp với từng nhóm đối tượng. Đơn vị thu phí là các công ty môi trường đô thị của thành phố, các đơn vị này thực hiện công tác thu gom và xử lý rác thải đồng thời đảm nhiệm việc thu phí từ các đối tượng tạo chất thải.
Trên địa bàn thành phố Thái Nguyên lượng rác thải phát sinh hằng ngày rất lớn. Theo số liệu của Công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Thái Nguyên thì chỉ tính riêng rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, khối lượng thu gom lên tới 2500 tấn/ngày.đêm.
Bảng 3.2. Khối lượng rác thải phát sinh năm 2013
Nguồn phát sinh Khối lượng (tấn/ngày)
Khối lượng (tấn/năm)
Tỷ lệ (%)
Chất thải sinh hoạt 2350 803.000 58,43% Chất thải công nghiệp 350 128.000 8.7 Chất thải xây dựng 950 347.000 23.62 Chất thải y tế nguy hại 2 720 0.05
(Nguồn Công ty cổ phần MT và công trình đô thị Thái Nguyên).
*- Đối với rác thải sinh hoạt:
Phí thu gom rác thải sinh hoạt hiện nay được triển khai theo hình thức bao cấp trong quản lý, mỗi hộ gia đình chỉ phải đóng 10.000 – 15.000 đồng/tháng rồi có thể đổ thoải mái với đủ các loại chất thải sinh hoạt, chất thải nguy hại, túi ni lông mà không cần phân loại. Cách thu phí như vậy không hiệu quả cả về mặt kinh tế cũng như mục tiêu giảm chất thải bảo vệ môi trường.
Đối với các công ty môi trường đô thị thì số tiền phí thu được từ các hộ gia đình quá thấp không đủ để chi phục vụ cho công tác thu gom, xử lý chất thải.
Đối với các chất thải xây dựng, chất thải công nghiệp, chất thải y tế thì mức phí thu gom thường được thỏa thuận giữa một bên là các đơn vị thu gom và các bên tạo nguồn thải. Mức phí thỏa thuận giữa hai bên thường thấp hơn mức phí quy định chung, tuy nhiên nếu hai bên không đưa ra được mức phí thỏa thuận thì sẽ áp dụng mức phí theo quy định.
Thành phố Thái Nguyên đã thực hiện thông tư từ Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, chủ trương thắt chặt dần công tác quản lý chất thải nguy hại từ chủ nguồn thải cho đến các đơn vị hành nghề vận chuyển, xử lý, tiêu thụ chất thải nguy hại. Tuy nhiên cho đến nay việc quản lý vẫn chưa hiệu quả và chỉ có khoảng 30 doanh nghiệp chịu đứng ra đăng ký là chủ nguồn thải, chủ yếu là các doanh nghiệp lớn. Chi phí xử lý chất thải nguy hại là 6 triệu đồng/tấn, một mức giá khá cao nên các doanh nghiệp thường chốn tránh và tìm đến các cơ sở xử lý nhỏ không đủ năng lực xử lý gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Các chất thải xây dựng, chất thải công nghiệp và chất thải y tế có mức phí tương đối cao nên một bộ phận những tổ chức, cá nhân thiếu ý thức đổ trộm rác ra lòng đường, vỉa hè, nơi công cộng, với những đối tượng như vậy thì không thể thu phí thu gom. Đồng thời các công ty, xí nghiệp môi trường đô thị thiếu về thiết bị, phương tiện thu gom và tải trọng nhỏ, cũ, hỏng… nên mới chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu thực tế.
Bảng 3.3. Thực trạng nộp phí thu gom rác thải sinh hoạt
STT Chỉ tiêu Nghề nghiệp của các hộ Mức phí (đồng) Ý thức của các hộ từ khi áp dụng phí BVMT 1 13 hộ Kinh doanh TM- DV 15.000 Tốt 2 10 hộ Nông nghiệp 10.000 Tốt 3 7 hộ Cán bộ 10.000 Tốt
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ)
Qua thực tế cho thấy, các hộ trước khi thực hiện áp dụng phí thu gom rác thải sinh hoạt vẫn còn xả rác bừa bãi ra ngoài môi trường, vệ sinh khu vực nơi sống còn bị ô nhiễm. Ý thức của người dân chưa cao trong việc tự làm sạch môi trường sống xung quanh mình, rác thải không được thu gom đồng bộ. Sau khi áp dụng thực hiện đóng phí thu gom rác thải sinh hoạt trong BVMT với mức phí hàng tháng cho mỗi hộ là từ 10.000 – 15.000 nghìn đồng thì sự phản ứng của các hộ trên địa bàn rất đồng tình và thực hiện theo đó. Rác thải hàng ngày được thu gom đến nơi tập kết, môi trường khu vực sống của các hộ ngày càng được cải thiện hơn. Qua đó cho thấy được rằng việc thực hiện mức phí cho việc thu gom rác thải sinh hoạt đối với các hộ gia đình là rất tốt, vừa tạo cảnh quan môi trường sạch,
không bị ô nhiễm và bổ sung cho các hoạt động vì môi trường xanh – sạch – đẹp, một xã hội bền vững và ngày càng phát triển.
Bảng 3.4. Thống kê số hộ gia đình thực hiện nộp phí rác thải sinh hoạt STT Tổng số hộ điều tra Số hộ thực hiện nộp phí
Có Không Số hộ gia đình 30 30 Tỷ lệ (%) 100,00 100,00
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ)
Qua bảng trên cho thấy, số hộ gia đình thực hiện nộp phí thu gom rác thải sinh hoạt chiếm 100%. Điều này chứng tỏ rằng việc áp dụng phí trong thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố ngày càng được chú trọng quan tâm và đạt hiệu quả cao. Với 100% số hộ đều thực hiện đóng phí thu gom rác thải sinh hoạt đảm bảo cho môi trường ngày càng trong lành và sức khỏe của người dân được bảo đảm tốt hơn.
Bảng 3.5. Kết quả điều tra về hiện trạng thu gom rác thải của các hộ gia đình
Rác thải sinh hoạt
Có hố rác riêng Thu gom về bãi rác chung Đổ rác tùy nơi Thu gom theo hợp đồng dịch vụ Hộ gia đình 5 3 0 22
Tỷ lệ (%) 16,67 10 0 73,33
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ).
Từ bảng số liệu trên có thể thấy rằng có tới 73,33% số hộ gia đình đăng ký thu gom rác thải theo hợp đồng dịch vụ. Điều này cho thấy công tác quản lý rác thải tại thành phố đang được thực hiện tốt. Công tác thu gom rác thải được thực hiện 2 lần/ tuần vừa đảm bảo vệ sinh môi trường vừa thuận tiện trong công tác xử lý rác thải.
Bảng 3.6. Thống kê nguồn lực phục vụ công tác thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
STT Nguồn lực Đơn vị tính Số lượng
1 Xe chở rác Xe 400
2 Thùng rác Thùng rác 600
3 Số tổ vệ sinh môi trường Tổ 72
4 Số người thu gom rác Người 200
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Thái Nguyên)
Việc thực hiện, khắc phục tiêu chí vệ sinh môi trường trong chương trình xây dựng và phát triển bền vững. Thành phố Thái Nguyên hoàn tất xây dựng và đưa vào sử dụng 72 điểm tập kết, xử lý rác thải sinh hoạt với tổng nguồn vốn đầu tư gần 18 tỷ đồng. Để hỗ trợ cho các hoạt động thu gom, xử lý rác thải, thành phố đầu tư mua 400 xe chở rác cho các phường xã, cấp thùng rác hợp quy chuẩn vệ sinh cho các cơ quan công sở. Tổ chức xác nhận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường cho hàng chục doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể.
Bảng 3.7. Thực trạng nộp phí trong hoạt động BVMT của các doanh nghiệp (công ty)
sản xuất hàng năm (đồng)
1 Doanh nghiệp tư nhân Phương Tân
Chế biến xỉ Tổ 31- phường Cam Giá- TP. Thái
Nguyên
3.072.000
2 Công ty CP cơ điện luyện kim Thái
Nguyên
Chế tạo, sửa chữa, lắp đặt thiết bị luyện
kim
Phường Cam Giá – TP. Thái Nguyên
2.056.000
3 Doanh Nghiệp Khang Ninh Chế biến mua bán xỉ, phế liệu Tổ 3- Phường Cam Giá- TP. Thái Nguyên 1.238.000 4 Công ty TNHH đúc và thương mại Vạn Hưng
Đúc phôi thép Tổ 14- phường Gia Sàng- TP.Thái Nguyên 2.982.000
5 Công ty CP đầu tư và xây dựng Bắc Thái
Sản xuất cột, kiểm bê tông
Số 434/1DTM- phường Hoàng Văn
Thụ 2.325.000 6 Công ty CP Bắc Thái Hà Chế biến gỗ, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng Tổ 32- phường Hoàng Văn Thụ 2.356.012 7 Công ty CP hóa chất xây lắp khu vực I Mua bán và xuất nhập khẩu hóa chất Tổ 17 – phường Phan Đình Phùng- TP Thái Nguyên 1.023.456
8 Công ty đầu tư và thương mại Hiệp Linh
Cán thép Phường Phú Xá – TP Thái Nguyên
9 Công ty nhiệt điện Cao Ngạn Sản xuất nhiệt điện Phường Quán Triều- TP Thái Nguyên 2.013.000 10 Công ty CP thương mại và dịch vụ Khánh Thịnh Vận tải và sửa chữa ô tô
Tổ 10- phường Quang Vinh- TP.
Thái Nguyên
1.235.036
(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra các doanh nghiêp- công ty)
Qua quá trình điều tra, khảo sát thực tế cho thấy, từ khi các doanh nghiệp (công ty) đi vào hoạt động đều phải đóng một khoản phí cho hoạt động BVMT, bên cạnh đó khi các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất mức thải ra môi trường ngày càng tăng cao, tùy vào từng ngành nghề kinh doanh, sản xuất và mức độ ô nhiễm mà có mức phí phù hợp cho quá trình kinh doanh sản xuất mà doanh nghiệp đã thải vào môi trường đó. Mỗi năm sẽ có nhiều nhất 2 lần đoàn thanh tra BVMT về kiểm tra, giám sát và thu phí hàng năm của từng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đều nghiêm chỉnh chấp hành đóng phí cho hoạt động BVMT theo đúng quy định, đúng thời hạn phải nộp và đảm bảo không xả thải ra môi trường khi đã cam kết thực hiện BVMT trong sản xuất và kinh doanh.