lang thí nghiệm vụ Đông năm 2013 tại trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên
Sự sinh trưởng thân lá và phát triển củ ở cây khoai lang từ sau khi trồng đến khi thu hoạch luôn là hai quá trình diễn ra song song và đồng thời. Sau khi bén rễ hồi xanh thì quá trình sinh trưởng thân lá diễn ra tương đối mạnh. Khoai lang cũng như các cây trồng khác, muốn đạt năng suất cao và phẩm chất tốt thì quá trình tích lũy vật chất khô là vấn đề quan trọng, quá trình đó phụ thuộc rất lớn vào đặc tính của giống, điều kiện ngoại cảnh và kĩ thuật canh tác. Qua các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển có thể đánh giá được đặc điểm của giống, khả năng thích ứng của giống với điều kiện môi trường.
Cùng với sự sinh trưởng thân lá thì rễ củ cũng được hình thành và lớn lên, hai quá trình này có mối liên hệ mật thiết với nhau, vừa có tác dụng thúc đẩy và khống chế lẫn nhau. Do đó khi nghiên cứu quá trình sinh trưởng và phát triển của các giống khoai lang giúp ta nắm được quá trình sinh lý sinh hóa diễn ra trong cây, để từ đó có các biện pháp kĩ thuật canh tác phù hợp nhằm đạt năng suất và phẩm chất tốt, đáp ứng được mục đích sử dụng của con người.
Bảng 4.1: Một số giai đoạn sinh trưởng của các giống khoai lang thí nghiệm
Đơn vị: ngày
CTTN Tên giống
Thời gian từ trồng đến ngày… Vụ Đông 2013 Bén rễ, Hồi xanh Hình thành củ Phủ luống Thu hoạch 1 Hoàng Long (đ/c) (đ/c) 20 52 69 105 2 CIP57-18 (lá nhỏ) 23 53 74 110 3 CIP08-2OP (lá to) 22 54 71 110 4 Hàn Quốc 22 57 77 107 5 Nhật Tím 17 49 66 110
Qua số liệu bảng 4.1 ta thấy:
Thời gian bén rễ hồi xanh biểu hiện khả năng mọc mầm, ra rễ của các giống khoai lang, thời gian bén rễ hồi xanh ngắn thì cây sẽ mọc mầm ra rễ nhanh và đây chính là cơ sở cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây khoai lang sau này.Vì nếu cây khoai lang hồi xanh sớm thì bộ rễ được hình thành nhanh để hút chất dinh dưỡng. Tuy nhiên thời gian bén rễ hồi xanh sớm hay muộn còn phụ thuộc vào điều kiện sinh thái từng vùng và từng mùa vụ khác nhau.
Thời gian từ trồng đến bén rễ, hồi xanh của của các giống khoai lang thí nghiệm biến động từ 17- 23 ngày. Trong thí nghiệm giống Nhật Tím có thời gian bén rễ hồi xanh (17 NST) nhanh hơn đối chứng (Hoàng Long: 20 NST). Các giống còn lại từ trồng đến bén rễ hồi xanh chậm hơn đối chứng, biến động từ 22 NST (ở giống CIP08-2OP và Hàn Quốc) 23 NST đối với giống CIP57-18 (lá nhỏ).
Thường sau trồng 30 - 40 ngày trở đi một số rễ con có đủ 2 lớp tượng tầng (sơ cấp và thứ cấp) phát triển chiều dài và chiều ngang để trở thành củ. Quá trình hình thành củ phụ thuộc rất lớn vào điều kiện ngoại cảnh như độ xốp của đất, độ ẩm đất, kỹ thuật trồng thời vụ trồng…
Các giống khoai lang thí nghiệm có khả năng hình thành củ từ 49 - 57 ngày sau trồng. Trong đó giống Nhật Tím hình thành củ sớm nhất 49 NST sớm hơn đối chứng (Hoàng Long: 52 ngày), các giống còn lại thời gian hình thành củ muộn hơn đối chứng. Muộn nhất là giống Hàn Quốc (57 NST).
Thời gian phủ luống của các giống khoai lang thí nghiệm dao dộng trong khoảng 66 - 77 này sau trồng. Trong đó Nhật Tím có thời gian phủ luống (66 NST) sớm hơn đối chứng (Hoàng Long:69 NST). Các giống còn lại có thời gian phủ luống muộn hơn đối chứng.
Thời gian sinh trưởng của các giống khoai lang được tính từ khi trồng đến thu hoạch. Các giống khoai lang trong thí nghiệm vụ Đông năm 2013 tại
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên có thời gian sinh trưởng từ 105 - 110 ngày, các giống thí nghiệm đều thuộc nhóm sinh trưởng trung bình.
Đối với khoai lang chiều dài thân chính là chỉ tiêu quan trọng phản ánh quá trình sinh trưởng của cây vì đây là cơ quan vận chuyển các chất dinh dưỡng và sản phẩm quang hợp về củ. Do vậy sự phát triển của chiều dài thân chính là cơ sở cho sự phát triển các bộ phận khác, chiều dài thân phụ thuộc chủ yếu vào đặc tính giống và thời vụ trồng. Kết quả theo dõi chỉ tiêu sinh trưởng được trình bày ở bảng 4.2.
Bảng 4.2: Khả năng sinh trưởng của các giống khoai lang thí nghiệm
Đơn vị: cm
CTTN Tên giống Chiều dài thân
chính Đường kính thân
1 Hoàng Long (đ/c) 112,30 Trung bình
2 CIP57-18 98,60 Trung bình
3 CIP08-2OP 105,90 Trung bình
4 Hàn Quốc 86,40 Trung bình
5 Nhật Tím 118,50 Trung bình
Số liệu bảng 4.2 cho thấy:
Chiều dài thân chính của các giống khoai lang thí nghiệm biến động từ 86,4 - 118,5cm, trong thí nghiệm Nhật tím là giống có chiều dài thân chính (118,5cm) dài hơn đối chứng (Hoàng Long: 112,3). Các giống còn lại ngắn hơn đối chứng. Hàn Quốc là giống có chiều dài thân chính ngắn nhất (86,4cm). Đường kính thân của các giống đều ở mức trung bình dao động ở mức 7 -9 mm.
Điều kiện thời tiết vụ Đông 2013 cho thấy, nhìn chung các tháng 10, 11
nhiệt độ trung bình tương ứng đạt 26,4 và 24,6o C; ẩm độ không khí trong
ngày trung bình đạt 85% - 78% phù hợp với sinh trưởng thân lá của khoai lang. Sự tăng trưởng chiều dài thân chính đã phản ánh rõ nét khả năng sinh trưởng phát triển ở khoai lang. Vào giai đoạn đầu (45-75 ngày sau trồng) chiều dài thân chính của các dòng khoai lang phát triển mạnh, ở giai đoạn
cuối tuy có tăng nhưng tăng chậm hơn. Điều đó giải thích rằng một phần là do, ở cuối thời vụ tháng 12 và tháng 1 nhiệt độ xuống thấp (trung bình đạt
15,0o C) không phù hợp với sinh trưởng của cây khoai lang đặc biệt là sự phát
triển lớn lên của củ, rét đậm nhiệt độ thấp ảnh hưởng xấu đến năng suất của khoai lang và quá trình tích lũy chất khô về củ. Động thái tăng trưởng chiều dài thân chính của các giống khoai lang thí nghiệm trong vụ Đông năm 2013 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên được thể hiện ở bảng 4.3.
Bảng 4.3: Động thái tăng trưởng chiều dài thân chính của các giống khoai lang thí nghiệm
Đơn vị tính: cm
CTTN
Tên giống Giai đoạn sau trồng...
30 NST 60 NST 90 NST 1 Hoàng Long (đc) 35,4 84 102,7 2 CIP57-18 30,6 69,3 85,8 3 CIP08-2OP 34,3 77,6 97,1 4 Hàn Quốc 27,4 58,7 79,7 5 Nhật Tím 39,1 93,5 113 Cv % 7,8 4,1 5,5 LSD 0,05 4,9 5,9 9,9
Qua số liệu bảng 4.3 cho thấy:
Động thái tăng trưởng chiều dài thân chính tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 30 NST đến 60 NST. Ở giai đoạn 30 ngày sau trồng chiều dài thân chính của các giống dao động trong khoảng 27,4cm - 39,1cm. Ở mức độ tin cậy 95% giống Nhật Tím (39,1cm) có chiều dài tương đương đối chứng (Hoàng Long: 35,4 cm), các giống còn lại đều thấp hơn đối chứng.
Nhưng đến giai đoạn 60 NST giống Nhật Tím (93,5cm) có chiều dài thân chính lớn hơn giống đối chứng (Hoàng Long: 84cm) ở mức tin cậy 95%, sự tăng trưởng chiều dài thân chính của các giống khoai lang đã có sự sai khác rõ rệt.
Đến giai đoạn 90 NST các giống khoai lang thí nghiệm có chiều dài thân chính biến động trong khoảng 79,7 - 113cm. Động thái tăng trưởng đã giảm hơn so với giai đoạn 60 NST. Lúc này giống Nhật Tím (113cm) vẫn có
chiều dài thân chính lớn hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%. Giống CIP08- 2OP (lá to) có chiều dài thân chính tương đương giống đối chứng. Các giống còn lại thấp hơn đối chứng. Thấp nhất là giống Hàn Quốc (79,7cm).
Khả năng che phủ luống là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự sinh trưởng phát triển của các giống khoai lang. Nếu khả năng che phủ càng sớm thì sự vân chuyển chất khô về củ càng sớm và ngược lại. Kết quả theo dõi được trình bày ở bảng 4.4.
Bảng 4.4: Độ che phủ luống của các giống khoai lang thí nghiệm ở giai đoạn 30,60 và 90 ngày sau trồng
Đơn vị tính: %
CTTN Tên giống Giai đoạn sau trồng ...
30 NST 60 NST 90 NST 1 Hoàng Long (đc) 54 84 100 2 CIP57-18 49 81 100 3 CIP08-2OP 54 84 100 4 Hàn Quốc 46 79 100 5 Nhật Tím 57 89 100
Qua số liệu bảng 4.4 cho thấy:
Giai đoạn sau trồng 30 ngày các giống khoai lang thí nghiệm có độ che phủ biến đông từ 46 -57%, giống Nhật Tím (57%)có độ che phủ luống cao hơn đối chứng Hoàng Long (54%)
Sau trồng 60 ngày độ che phủ luống biến động trong khoảng từ 79 - 89%. Trong đó giống Nhật Tím (89%) có độ che phủ luống cao hơn đối chứng (84%), giống CIP08-2OP (lá to) có độ che phủ luống đương đương đối chứng, các giống còn lại có độ che phủ luống thấp hơn đối chứng. Thấp nhất là giống Hàn Quốc có độ che phủ luống là 79%.
90 ngày sau trồng tất cả các giống khoai lang đều đạt độ che phủ luống 100%.