Đặc điểm hình thái của các giống khoai lang tham gia thí nghiệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống khoai lang chất lượng cao vụ đông năm 2013 (Trang 41 - 63)

Nghiên cứu đặc điểm hình thái để phân biệt sự khác nhau giữa các giống khoai lang. đồng thời đây cũng là tính trạng mà người sử dụng quan tâm. Kết quả theo dõi đặc điểm hình thái được trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5: Đặc điểm hình thái các giống tham gia thí nghiệm

CTTN Tên giống Dạng thân

(đứng, bò, nửa đứng)

Mầu sắc củ Vỏ củ ruột củ

1 Hoàng Long (đ/c) Bò trung bình Cam Vàng

2 CIP57-18 Bò trung bình Vàng Vàng

3 CIP08-2OP Bò trung bình Cam Vàng cam

4 Hàn Quốc Bò trung bình Đỏ Vàng

5 Nhật Tím Bò trung bình Tím Tím

Qua số liệu bảng 4.5:

Thấy các giống khoai lang thí nghiệm đều có dạng thân bò trung bình. Vỏ

củ của giống CIP08-2OP (lá to) và giống đối chứng Hoàng Long có màu cam,

CIP57-18 (lá nhỏ) vỏ củ có màu vàng, Hàn Quốc có màu đỏ, Nhật Tím có vỏ màu tím. CIP57-18 (lá nhỏ) và Hàn Quốc có màu ruột củ giống với đối chứng đều là màu vàng. Màu vàng cam (CIP08-2OP lá to), màu tím (Nhật Tím).

4.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống khoai lang thí nghiệm

Năng suất là yếu tố quan trọng hàng đầu trong công tác chọn tạo giống cây trồng nói chung và với cây khoai lang nói riêng. Để xác định, đánh giá và chọn lọc được giống khoai lang triển vọng chỉ tiêu cuối cùng là phải dựa vào yếu tố cấu thành năng suất. Các yếu tố cấu thành năng suất được đánh giá thông qua các chỉ tiêu số củ/dây, khối lượng trung bình củ.

Số củ trên dây càng nhiều thì khối lượng TB củ càng thấp và ngược lại. Do vậy muốn đạt năng suất cao phải có sự kết hợp hài hòa giữa 2 yếu tố trên. Để đạt được như vậy thì đòi hỏi củ khoai lang phải được hình thành sớm, tập trung và ổn định sớm, không tăng số củ hình thành về sau. Nếu củ hình thành muộn thời gian tích lũy vật chất về củ ngắn, củ sẽ nhỏ, số củ nhiều sẽ làm giảm năng suất củ thương phẩm, đây là đặc tính riêng của từng giống.

Số củ/dây cho biết khả năng phân hóa, hình thành củ khoai lang cao hay thấp, số củ trên cây phụ thuộc vào giống, điều kiện nghiên cứu và các biện pháp kỹ thuật.

Bảng 4.6: Năng suất cá thể của các giống khoai lang tham gia thí nghiệm

CTTN Tên giống Số củ/dây KLTB củ (g)

1 Hoàng Long (đc) 4,4 97,3 2 CIP57-18 4,1 89,0 3 CIP08-2OP 4,8 99,2 4 Hàn Quốc 3,7 81,9 5 Nhật Tím 5,3 132,1 CV% 12,2 7,7 LSD0.05 1,02 14,47

Qua số liệu bảng 4.6 cho thấy:

Số củ/dây của các giống khoai lang tham gia thí nghiệm biến động từ 3,7 củ/dây (giống Hàn Quốc) đến 5,3 củ/dây (giống Nhật Tím). Trong đó Nhật tím có số củ/dây cao hơn đối chứng (Hoàng Long: 4,4 củ/dây) ở mức tin cậy 95%. CIP08-2OP (lá to) có số củ/dây tương đương đối chứng. Các giống còn lại thấp hơn đối chứng.

Khối lượng trung bình củ các giống tham gia thí nghiệm dao động từ 81,9g (giống Hàn Quốc) đến 132,1g (giống Nhật Tím). Trong đó giống Nhật Tím có khối lượng củ trung bình cao hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%. CIP08-2OP (lá to) có khối lượng củ trung bình tương đương đối chứng.

Khối lượng trung bình củ có liên quan đến tỉ lệ lấy củ khi thu hoạch. Nếu tỉ lệ củ thương phẩm cao thì P củ TB cao.

Bảng 4.7: Tỉ lệ củ thương phẩm và củ nhỏ của các giống thí nghiệm

CTTN Tên giống Tỷ lệ củ (%) Củ thương phẩm Củ nhỏ 1 Hoàng Long (đc) 64,8 35,2 2 CIP57-18 63,7 36,3 3 CIP08-2OP 62,3 37,6 4 Hàn Quốc 59,9 39,8 5 Nhật Tím 68,0 32,0 CV% 3,9 LSD 0.05 4,67

Qua số liệu bảng 4.7 cho thấy:

Giống khoai lang Hàn Quốc (59,9%) có tỉ lệ củ thương phẩm thấp hơn đối chứng (Hoàng Long:64,8%) với mức tin cậy 95%. Các giống còn lại tương đương đối chứng dao động từ 62,3 đến 68,0%.

Khoai lang là cây trồng có thể sử dụng cả hai bộ phận thân lá và củ. Thân lá khoai lang có thể sử dụng làm rau xanh và làm thức ăn cho gia súc. Do vậy năng suất khoai lang được quan tâm cả năng suất thân lá và năng suất củ. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 4.8 và biểu đồ 4.1.

Bảng 4.8: Năng suất củ, năng suất thân lá, năng suất sinh khối của các giống khoai lang thí nghiệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ĐVT: tấn/ha

CTTN

Tên giống NS. Củ Năng suấtNSTL NSSK

1 Hoàng Long (đc) 15,3 16,1 31,4 2 CIP57-18 13,7 14,1 27,8 3 CIP08-2OP 16,1 21,0 37,1 4 Hàn Quốc 12,6 13,6 26,2 5 Nhật Tím 21,0 18,5 39,5 CV% 10,4 12,1 8,4 LSD 0.5 3,08 3,8 5,1

Biểu đồ 4.1: Năng suất củ, năng suất lý thuyết, năng suất sinh khối của các giống khoai lang thí nghiệm.

Qua số liệu bảng 4.8 và biểu đồ 4.1:

Ta thấy năng suất củ của các giống khoai lang thí nghiệm biến động từ 12,6 tấn/ha (giống Hàn Quốc) đến 21,0 tấn/ha (giống Nhật Tím). Năng suất củ của giống khoai lang Nhật Tím cao hơn đối chứng (Hoàng Long: 15,3 tấn/ha) ở mức tin cậy 95%. Giống CIP08-2OP (lá to) có năng suất củ tương đương đối chứng. Các giống còn lại có năng suất củ thấp hơn đối chứng.

Năng suất thân lá biến động từ 13,6 tấn/ha (giống Hàn Quốc) đến 21,0 tấn/ha (giống CIP08-2OP lá to). Giống CIP08-2OP (lá to) có năng suất thân lá cao hơn đối chứng (Hoàng Long: 16,1 tấn/ha) ở mức tin cây 95%. Giống khoai lang Hàn Quốc (13,6 tấn/ha) và giống CIP57-18 (lá nhỏ) (14,1 tấn/ha) có năng suất thân lá thấp hơn đối chứng. Năng suất thân lá của giống Nhật Tím tương đương đối chứng

Năng suất sinh khối của các giống khoai lang thí nghiệm dao động trong khoảng 26,2 tấn/ha (giống Hàn Quốc) đến 39,5 tấn/ha (giống Nhật Tím). Trong số các giống tham gia thí nghiệm thì giống Nhật Tím có năng suất sinh khối cao hơn đối chứng (Hoàng Long: 31,4 tấn/ha) ở mức tin cậy 95%. Các giống còn lại tương đương hoặc thấp hơn đối chứng.

4.4. Khả năng chống chịu của các giống tham gia thí nghiệm

Khoai lang là cây trồng ít bị sâu bệnh hại hơn so với các loại cây trồng nông nghiệp khác. Tuy nhiên trong quá trình sinh trưởng và phát triển khoai lang thường bị một số loài sâu bệnh như bọ hà, sâu đục dây, bệnh xoăn lá… làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và năng suất của củ.

Bảng 4.9: Mức độ nhiễm sâu hại của giống khoai lang tham gia thí nghiệm CTTN Tên giống Sâu đục thân (% bị hại) Bọ hà (% bị hại) Bệnh xoăn (% bị hại) Bệnh thối đen (% bị hại) 1 Hoàng Long (đc) 6,7 5 0 0 2 CIP57-18 3,3 10 0 0 3 CIP08-2OP 0 3,4 0 0 4 Hàn Quốc 0 7,6 0 0 5 Nhật Tím 0 3,3 0 0

Từ số liệu bảng 4.9 ta thấy:

Giống Nhật Tím, Hàn Quốc, CIP08-2OP (lá to) không bị sâu đục thân. Hoàng Long (đối chứng) bị sâu đục thân hại 6,7%, tiếp đến là giống CIP57-18 (lá nhỏ) bị hại 3,3%.

Bọ hà hay còn gọi sùng hà.

Tác hại: Bọ hà gây hại trên thân cây và củ, chủ yếu là gây hại trên củ sau khi bọ trưởng thành đẻ trứng vào củ, sâu non ăn phần thịt củ thành những hang hốc và bài tiết ra ngay tại hang, từ đó có một loại nấm sống trên đó làm cho củ khoai lang đắng và có mùi rất khó chịu, người và gia súc đều không thể ăn được.

Nguyên nhân: Luống trồng khoai lang thấp, không vun cao để hở củ khoai lang ra ngoài và để quá khô. Khoai lang trồng thường xuyên trên một vùng đất, đặc biệt là đất cao, khô.

Biện pháp phòng trừ tổng hợp

-Vun cao sau trồng 15-25 ngày sau trồng và giữ ẩm cũng là biện pháp kỹ thuật làm giảm tác hại của bọ hà.

-Thực hiện luân canh với cây trồng nước (tốt nhất là trồng trên đất sau

khi thu hoạch lúa).

-Dùng bẫy bả (ví dụ: củ khoai lang đã được cắt nhỏ, dải đều bẫy ngoài khu

bảo quản hoặc xung quang ruộng khoai thời kỳ đang xuống củ 70-80 ngày sau trồng...) để nhử bọ trưởng thành đẻ trứng vào, sau đó thu bả diệt sâu non.

Biện pháp dùng thuốc hoá học bảo vệ thực vật

-Dùng Basudin 10H rắc vào rạch trước hoặc rắc sau khi trồng 45-50

ngày với lượng 27kg/ha

-Nhúng dây giống vào dung dịch Trebon 0.1% trước khi trồng, cũng hạn

chế sự xâm nhập của bọ hà.

Trong vụ Đông năm 2013 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên qua theo dõi chúng tôi thấy các giống khoai lang thí nghiệm bị bọ hà ở tỉ lệ thấp dao động trong khoảng 3,3 - 10%. Giống Nhật Tím (3,3%) và CIP08- 2OP (3,4%) có % bị bọ hà thấp hơn giống đối chứng Hoàng Long (5%) các giống còn lại cao hơn đối chứng. Đồng thời không thấy xuất hiện bệnh xoăn lá và bệnh thối đen ở khoai lang trong thí nghiệm.

PHẦN 5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

- Các giống khoai lang thí nghiệm có thời gian sinh trưởng biến động từ 105 - 110 ngày, thuộc nhóm thời gian sinh trưởng trung bình.

- Các giống khoai lang thí nghiệm có đặc điểm thực vật học rất khác nhau. Tuy nhiên các giống khoai lang tham gia thí nghiệm đều có dạng thân bò trung bình. Vỏ củ của các giống khoai lang là khác nhau, giống CIP08- 2OP (lá to) màu cam, CIP57-18 (lá nhỏ) màu vàng. Hàn Quốc màu đỏ, Nhật Tím màu tím. Ruột củ của giống CIP57-18 (lá nhỏ) và Hàn Quốc màu vàng. CIP08-2OP (lá to) màu vàng cam, Nhật Tím màu tím.

- Năng suất:

Năng suất củ của các giống khoai lang thí nghiệm biến động từ 12,6 - 21,0 tấn/ha. Năng suất củ của giống khoai lang Nhật Tím (21,0 tấn/ha) cao nhất hơn đối chứng (15,3 tấn/ha) và các giống tham gia thí nghiệm CIP08- 2OP (16,1 tấn/ha), CIP57-18 (13,7 tấn/ha), Hàn Quốc (12,6 tấn/ha).

Năng suất thân lá biến động từ 13,6 - 21,0 tấn/ha. Giống CIP08-2OP (lá to) (21,0 tấn/ha) có năng suất thân lá cao nhất hơn đối chứng Hoàng Long (16,1 tấn/ha) và các giống khác Nhật Tím (18,5 tấn/ha), CIP57-18 (14,1 tấn/ha), Hàn Quốc (13,6 tấn/ha).

Năng suất sinh khối của các giống khoai lang thí nghiệm dao động trong khoảng 26,2 - 39,5 tấn/ha. Trong số các giống tham gia thí nghiệm thì giống Nhật Tím (39,5 tấn/ha) có năng suất sinh khối cao nhất hơn đối chứng Hoàng Long (31,4 tấn/ha) và các giống còn lại CIP08-2OP (37,1 tấn/ha), CIP57-18 (27,8 tấn/ha), Hàn Quốc (26,2 tấn/ha).

- Khả năng chống chịu một số loại sâu bệnh hại

Tất cả các giống tham gia thí nghiệm đều không bị bệnh xoăn lá và bệnh thối đen. Giống CIP08-2OP, giống Hàn Quốc và Nhật Tím không bị ssâu đục thân. Hoàng Long (đối chứng) bị sâu đục thân hại 6,7%, giống

CIP57-18 bị hại 3,3%. Các giống tham gia thí nghiệm đều bị bọ hà ở tỉ lệ tương đối thấp dao động trong khoảng 3,3-10%. Giống khoai lang Nhật Tím (3,3%) và CIP01-2OP (3,4%) có % bị bọ hà thấp hơn đối chứng Hoàng Long (5%). Giống Hàn Quốc bị hại 7,6%, giống CIP57-18 là 10%.

5.2. Đề nghị

- Tiếp tục đánh giá giống khoai lang Nhật Tím ở các thời vụ trồng khác nhau để có được kết luận chính xác về khả năng thích nghi trước khi đưa vào nhân rộng sản xuất trong tỉnh.

- Nghiên cứu về các mức độ phân bón khác nhau ảnh hưởng đến năng suất của giống khoai lang để xác định được lượng phân bón thích hợp nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1.Bùi Huy Đáp (1984), Hoa màu Việt Nam, Tập I: Cây khoai lang, Nxb Nông

nghiệp, Hà Nội.

2.Nguyễn Tấn Hinh, Vũ Văn Chè, Trương Công Tuyện và CTV (2003), “Kết

quả chọn tạo giống khoai lang KB4”, Tạp chí NN-PTNN, số 9/2003,

tr.1126 - 1127.

3.Phùng Huy - Trịnh Viết Tì (1980), Kinh nghiệm trồng khoai lang ở Thanh

Hóa, NXB Thanh Hóa.

4.Vũ Đình Hòa (1996), Hệ số di triền về năng suất và hàm lượng chất khô của

khoai lang, Kết quả nghiên cứu trồng trọt 1995-1996, NXB Nông Nghiệp, Tr.88-91.

5.Vũ Tuyên Hoàng, Mai Thạch Hoành, Nguyễn Thế Yên và cs (1992). Kết

quả bước đầu chọn tạo giống khoai lang chất lượng, Kết quả nghiên cứu khoa học 1986 - 1990 tại Viện CLT - CTP, Nxb Nông nghiệp- Hà Nội.

6.Vũ Tuyên Hoàng, Mai Thạch Hoành, Nguyễn Thế Yên (1993), “Bước đầu

chọn tạo giống khoai lang làm thức ăn gia súc”, Tạp chí NN - CNTP, số

374, tr.306 - 307.

7.Mai Thạch Hoành (1998), Giáo trình cây có củ, Viện khoa học kỹ thuật Nông (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghiệp Việt Nam

8.Mai Thạch Hoành (2004), “Kết quả chọn tạo giống khoai lang những năm

qua và phương hướng cho những năm tới ở Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo

nghiên cứu và khuyến nông để phát triển sản xuất cây có củ ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp.

9.Mai Thạch Hoành (2005), “Chọn tạo và nhân giống cây có củ”, Nxb Nông

nghiệp, Hà Nội.

10. Mai Thạch Hoành (2011), “Nghiên cứu tiềm năng năng suất và chất lượng củ

của các giống khoai lang nhập nội”, Tạp chí KH&CN NN Việt Nam, số 2

(23), tr.116 - 121.

11.Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Nguyễn Văn Kiên, Hoàng Thị Nga (2007), “Kết

quả đánh giá, bình tuyển nguồn gien khoai lang theo hướng sử dụng làm

12.Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Nguyễn Văn Kiên, Hoàng Thị Nga, Mai Thạch Hoành,

Vũ Linh Chi (2008), “Ba giống khoai lang rau KLR1, KLR3 và KLR5”, Tạp

chí KH&CN NN Việt Nam, Viện KHNNVN, số 4 (9), tr.21- 27.

13.Nguyễn Viết Hưng, Đinh Thế Lộc, Nguyễn Thế Hùng, Dương Văn Sơn

(2010), Giáo trình cây khoai lang, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

14.Hoàng Kim (2010), “Giống khoai lang ở Việt Nam”

15.Đinh Thế Lộc và cs (1979), Kỹ thuật thâm canh cây khoai lang, NXB nông nghiệp.

16.Trịnh Xuân Ngọ, Đinh Thế Lộc (2004), Cây có củ và kỹ thuật thâm canh

(Quyển 1 cây khoai lang), NXB lao động xã hội.

17.Vũ Đan Thành (2003),Nghiên cứu chọn tạo giống khoai lang chất lượng củ

cao ở vùng đồng bằng Bắc Bộ”, Luật án Tiến sỹ Nông nghiệp, Viện KHKTNN VN.

18.Viện nghiên cứu Hán nôm (1995), Nghề nông cổ truyền Việt Nam qua thư

tịch Hán nôm, NXB Giáo dục, tr. 296 - 313.

19.Nguyễn Thế Yên, 1999, Nghiên cứu chọn tạo giống khoai lang làm thức ăn

gia súc cho vùng đồng bằng sông Hồng (1993-1999), Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp. Hà Nội.

20.Nguyễn Thế Yên, Mai Thạch Hoành và cs (2007), Kết quả chọc tạo giống

và phát triển khoai lang đa dụng cho vùng Bắc Trung bộ và Miền Bắc Việt Nam giai đoạn 2000-2005. Kết quả nghiên cứu Cây lương thực và

Cây thực phẩm 2001-2005, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Nxb Nông nghiệp

- Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

II. Tài liệu tiếng Anh

21.Austin, D.E. (1977), Another look at the origin of the sweetpotato (Impoea

batatas (L) Lam), Paper sresented at 18th annual meeting of the Society for Economic Botany, 11 - 15 June, University of Miami anh fairchid Tropocal Garden

22.Bourke, R.M. (1985), Sweetpotato (Ipomoea batatas (L.) Lam.). production

anh Research in Papua New Guinea J.Agric. Forest Fish,pp. 89-108.

23.Engel (1970) The influence of ome environment factors to root developing in

sweetpotato. Food Industry Research and Development Institute, Taiwan.

25.Gin Mok, Tjintokohadi, Lisna Ningsih, and Tran Duc Hoang (1996), “Sweetpotato Breeding Strategy and Germplasm Testing in Southeast Asia”

26.Helder da Costa, Colin Piggin, Cesar Jda Cruz and James J Fox (2003).

Performance of some CIP sweetpotato clones under East Timorese condition. Agriculture: New Direction for a new Nation East Timor. ACIAR Proceeding No 113

27.Rees, D., Kaping ga, R., Rwiza, E., Mohammed, R., van Oirschot, Q., Carey,

E. and Westby, A. (1998), “The potential for extending the shelf-life of sweet

potato in East Africa through cultivar selection”, Tropical Agriculture 75

(1/2), pp. 208 - 211, Printed version Published.

28.Spence and Hunphris (1972), The studies on temperature and moisture

sutable to sweetpotato, CIP, Lima, Peru, pp.87-97.

29.Woolfe J.A (1992), “Sweet Potato - An untapped food resource”.

Cambridge University, Press, 1992, 643 p.

30.Xiao - Ding, Yi - Hong Wang, Jing - Yu Wu, Jia-Lian Sheng (1994),

“Maintenance and use of sweetpotato germplasm in China”, Root and

Tuer Crops - MAFF,pp.121.

31.Yen, D.E. (1974), The Sweetpotato and Oceania Bishop Museum Bull,

126, Honolulu.

32.Yen, D.E. (1982), “Sweetpotato in historical perspective”, In Villa real,

R.L. and T.D. Grigg (eds), Sweetpotato Proceedings of the First International Symposium, AVRDC, Shanhua, Tainan, pp.17 - 33.

III. Tài liệu từ Internet

33.http://foodcrops.blogspot. Com/2010/01/giong-khoai-lang-o-viet-nam.html

34.Tổng cục Thống kê, Diện tích và sản lượng khoai lang phân theo địa phương,

Bảng: thời tiết khí hậu vụ Đông năm 2013 tại Thái Nguyên Tháng Nhiệt độ trung bình (0C) Số giờ nắng (giờ) Lượng mưa (mm) ẩm độ không khí trung bình (%) 9/2013 26,4 116 352,2 85 10/2013 24,6 147 83 78 11/2013 22,2 98 44,8 76 12/2013 15,0 186 32,2 75 1/2014 16,6 137 3,7 73

Hình 1: Thời kì phủ luống của giống khoai lang Nhật Tím (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống khoai lang chất lượng cao vụ đông năm 2013 (Trang 41 - 63)