- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 5 công thức và 3 lần nhắc lại. Diện tích 1 ô thí nghiệm: (1,3m x 5m) x 2 luống =
13m2. Diện tích toàn thí nghiệm là 15ô x 13m2 =195m2.
- Công thức thí nghiệm:
1 – Giống Hoàng Long (đối chứng) 2 – Giống CIP57-18 (lá nhỏ)
3 – Giống CIP08-2OP (lá to) 4 – Giống Hàn Quốc
Sơ đồ bố trí thí nghiệm: Lần nhắc lại I II III Bảo vệ 1 4 5 Bảo vệ 3 2 1 4 5 3 2 1 4 5 3 2 Bảo vệ
- Thí nghiệm được tiến hành trên nền đất cát pha của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, có thành phần cơ giới nhẹ.
- Thời vụ: vụ Đông trồng ngày 15/9/2013
- Làm đất: Làm nhỏ, tơi đất kết hợp với thu gom các loại tàn dư thực vật và cỏ dại để hạn chế sâu bệnh hại truyền sang khoai lang.
- Mật độ trồng: 4 dây/1 mét dài luống, tương ứng với lượng dây trồng là 40 dây/ 1 ô thí nghiệm. Sử dụng dây giống đoạn 1 và đoạn 2, dây cách dây 25cm. Các giống được trồng theo phương pháp đặt dây dọc phẳng luống, chỉ sử dụng hom dài từ 25 - 30cm để đảm bảo độ đồng đều về vật liệu thí nghiệm. Các giống được gơ nhân trong thời gian là 60 ngày.
- Phân bón:
+ Lượng phân bón cho 1 ha: 10 tấn phân chuồng (hoặc 2 tấn phân vi
sinh NTT) + 60 kg N + 30 kg P2O5 + 90 kg K2O.
+ Cách bón:
Bón lót: Toàn bộ phân hữu cơ và phân lân, 1/3 phân đạm + 1/3 phân kali. Bón thúc lần 1: Sau trồng 20-25 ngày, bón số phân đạm còn lại. Bón thúc lần 2: Sau lần 1 từ 20-25 ngày, bón số phân kali còn lại.
- Chăm sóc
+ Lần 1: Khi bón thúc lần 1: 20-25 ngày, vun nhẹ và phủ kín gốc, kết hợp làm cỏ.
+ Lần 2: Khi bón thúc lần 2: 40 - 45 ngày, cày xả luống bón phân và vun vồng cao.
- Tưới nước:
+ Giữ ẩm nước khoảng 75 - 80% độ ẩm đồng ruộng. Khi bị hạn, tốt nhất là tưới rãnh.
- Bấm ngọn, nhấc dây:
+ Bấm ngọn để kích thích thân khoai lang ra nhiều nhánh sớm và không cho thân chính mọc quá dài, bấm ở giai đoạn 30 - 40 ngày sau trồng.
+ Nhấc dây để hạn chế không cho rễ phụ trên thân phát triển.
Nhấc dây ở thời điểm 30 - 45 ngày sau trồng và 60 - 75 ngày sau trồng. - Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên theo dõi, kiểm tra sâu bệnh hại, phun thuốc kịp thời khi sâu bệnh tới ngưỡng phòng trừ.