Phương pháp luận nghiên cứu đề tài luận án

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu đặc điểm cơ bản nguồn vật liệu xây dựng tự nhiên trong trầm tích đệ tứ vùng quảng trị thừa thiên huế và giải pháp quản lý, sử dụng (Trang 20 - 23)

Để thực hiện đề tài luận án, nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp luận với hai quan điểm nghiên cứu sau đây:

- Quan điểm nghiên cứu tổng hợp: vật liệu khoáng xây dựng tự nhiên trầm tích Đệ Tứ có nguồn gốc, thời gian thành tạo, thành phần vật chất, tính năng xây dựng, đặc điểm phân bố... biến động phức tạp theo không gian cũng như theo thời gian.

Do đó, để đánh giá, dự báo có độ chính xác cao chất lượng, trữ lượng các thành tạo này cần triển khai quan điểm nghiên cứu tổng hợp bằng vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau.

- Quan điểm tiếp thu, kế thừa có chọn lọc tài liệu, số liệu điều tra nghiên cứu hiện có. Vật liệu khoáng xây dựng trầm tích Đệ Tứ cấu tạo phần trên cùng vỏ Trái đất. Đây cũng là đối tượng mà các nhà khoa học, kinh tế thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau điều tra, nghiên cứu, khai thác, sử dụng từ lâu. Đồng thời, những người đi trước đó cũng để lại một khối lượng tài liệu, số liệu đa dạng cho các thế hệ nghiên cứu về sau thừa kế, sử dụng có chọn lọc cho phù hợp với mục tiêu, nội dung nghiên cứu của mình.

5.2. Các phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của luận án, nghiên cứu sinh sử dụng các phương pháp nghiên cứu:

- Tổng hợp và phân tích tài liệu

Nghiên cứu sinh đã tham khảo, thu thập và tổng hợp các tài liệu có liên quan

4

đến nội dung nghiên cứu của luận án bao gồm:

+ Các công trình đo vẽ địa chất và khoáng sản tỷ lệ 1:200.000; tỷ lệ 1:50.000 trong vùng nghiên cứu [17, 20, 36, 60, 71…];

+ Các đề án, đề tài và báo cáo chuyên đề về trầm tích, địa tầng, địa tầng phân tập, sa khoáng, vật liệu xây dựng... [28, 43, 53, 65…];

+ Các công trình, bài báo chuyên sâu công bố trên các tạp chí [1, 9, 33, 69,

73...].

+ Thu thập, kế thừa có chọn lọc tài liệu, số liệu hiện có ở trong và ngoài nước

có liên quan đề tài nghiên cứu và vùng nghiên cứu.

+ Phân tích ảnh viễn thám: sử dụng ảnh vệ tinh để xác định diện phân bố trên mặt các đối tượng địa chất, các lòng sông cổ, các doi đê cát ven bờ… trong đó có thể nhìn khá rõ diện phân bố của chúng, từ đó định hướng cho công tác nghiên cứu.

Nghiên cứu sinh đã thu thập ảnh viễn thám ở vùng nghiên cứu để sử dụng cho nghiên cứu.

- Phân tích hệ thống: đây là phương pháp sử dụng có hiệu quả khi nghiên cứu

các đối tượng mà sự hình thành và biến đổi của nó bị chi phối hay tác động tương hỗ của nhiều quá trình, tác động khác nhau. Vật liệu xây dựng trầm tích Đệ Tứ là đối tượng nghiên cứu có sử dụng phương pháp phân tích hệ thống.

- Tương tự địa chất: một yếu tố địa chất nào đó có thể đánh giá, dự báo khi nhà nghiên cứu có trong tay số liệu điều tra, quan trắc yếu tố địa chất đó ở khu vực khác có cùng điều kiện địa chất, địa hình địa mạo như khu vực nhà nghiên cứu cần đánh giá yếu tố địa chất nào đó nói trên.

- Chuyên gia: thực tế nghiên cứu cho thấy không ít đối tượng nghiên cứu, nhất là các tai biến địa chất thường chịu tác động của nhiều nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng rất khác nhau mà nghiên cứu sinh không thể am tường hết nên cần có ý kiến tham vấn chuyên gia thuộc nhiều chuyên môn khác nhau.

- Lộ trình địa chất truyền thống: để thực hiện việc nghiên cứu phục vụ các mục tiêu, nhiệm vụ đề tài luận án đặt ra, nghiên cứu sinh đã tổ chức 4 đợt khảo sát thực địa, nghiên cứu thực tế, trong đó có nghiên cứu các mỏ đang khai thác vật liệu xây dựng tự nhiên, các vùng phân bố vật liệu xây dựng cũng như lựa chọn vị trí để

5

lấy mẫu phân tích. Các điểm khảo sát đã phân bố rộng khắp vùng nghiên cứu, các mẫu lấy mang tính đặc trưng cho các thành tạo cũng như các loại vật liệu nghiên cứu. Kết quả đã lấy 35 mẫu trầm tích trên mặt và 10 mẫu trong lỗ khoan.

- Thực nghiệm (trong phòng, ngoài trời): từ việc chọn vị trí và lấy mẫu, nghiên cứu sinh đã gửi phân tích 31 mẫu trầm tích trên mặt và 10 mẫu trong lỗ khoan. Các đơn vị phân tích mẫu như sau: thành phần hóa học cơ bản, bào tử phấn hoa tại Viện Địa chất - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; mẫu khoáng vật phân tích tại Trung tâm Phân tích thí nghiệm địa chất và mẫu cơ lý tại Công ty TNHH Tư vấn khảo sát xây dựng Quang Đạt.

- Toán xác suất - thống kê, công nghệ thông tin và GIS: trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án thì phương pháp toán xác suất thống kê và công nghệ thông tin được sử dụng để giải quyết khá nhiều nội dung từ việc xử lý số liệu đến tính toán tài nguyên dự báo, áp dụng phương pháp hiện đại để tính toán tài nguyên ở các thành tạo phân bố trên mặt đất, sử dụng phần mềm để vẽ và chỉnh lý các sơ đồ, mặt cắt...

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu đặc điểm cơ bản nguồn vật liệu xây dựng tự nhiên trong trầm tích đệ tứ vùng quảng trị thừa thiên huế và giải pháp quản lý, sử dụng (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(221 trang)
w