CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGUỒN VẬT LIỆU
4.3. Một số giải pháp quản lý, sử dụng vật liệu khoáng xây dựng tự nhiên
4.3.1. Nhóm các giải pháp về cơ chế, chính sách
4.3.1.1. Xây dựng, ban hành Tiêu chuẩn về vật liệu xây dựng tự nhiên phù hợp với thực tiễn hiện nay và phù hợp với từng tỉnh, từng khu vực với đặc thù nguồn vật liệu xây dựng tự nhiên khác nhau
Trong một vài năm gần đây, hoạt động xây dựng Ở Việt Nam nói chung, vùng nghiên cứu nói riêng phát triển nhanh, nhu cầu về vật liệu xây dựng ngày càng gia tăng, trong khi đó nguồn cung thì ít đi. Qua nghiên cứu vùng Quảng Trị - Thừa Thiên Huế cho thấy tình hình thiếu vật liệu cho xây dựng đã và đang xảy ra, đặc biệt là ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Do đó, không chủ động được nguồn vật liệu xây dựng tự nhiên, phải mua từ các tỉnh khác với giá thành cao hơn, tình trạng khai thác trái phép xảy ra ngày càng phức tạp, khó kiểm soát...
Thói quen của con người về chất lượng nguồn vật liệu xây dựng sử dụng trong lĩnh vực xây dựng vẫn đòi hỏi ở mức độ cao, trong khi đó nguồn cung vật liệu thì
đang ngày càng khan hiếm, các thủy điện chặn dòng bậc thang ở thượng nguồn... đã làm giảm nguồn cung về cát, sét xây dựng. Ngoài ra, qua tìm hiểu cho thấy hầu hết
126
các tiêu chuẩn về vật liệu xây dựng tự nhiên đã ban hành từ năm 2006 (TCVN 7570:2006), năm 1985 (TCXD 127:1985), năm 1986 (TCVN 4353:1986)… không còn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
Do đó, cần thiết phải ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam mới thay thế cho những tiêu chuẩn trước đây, trong đó cần nêu rõ giá trị tương đối để áp dụng cho từng tỉnh, cho từng khu vực cụ thể.
Đối với vùng nghiên cứu thì giá trị về chất lượng đối với vật liệu xây dựng tự nhiên cũng khác nhau (tỉnh Thừa Thiên Huế đang thiếu hụt trầm trọng nguồn vật liệu xây dựng tự nhiên nên cần áp dụng tiêu chuẩn ở mức trung bình, tỉnh Quảng Trị có thể áp dụng ở mức cao hơn), trên cơ sở cân đối cung cầu về vật liệu khoáng xây dựng tự nhiên hàng năm, 5 năm…, có thể nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để tìm nguồn vật liệu khoáng xây dựng phối trộn với vật liệu khoáng phi xây dựng để từ đó xây dựng tiêu chuẩn riêng (hoặc quy định nội bộ) để áp dụng cho địa bàn mỗi tỉnh. Đây cũng là cơ sở để định hướng công tác tìm kiếm, quy hoạch, thăm dò, khai thác nguồn vật liệu khoáng xây dựng chất lượng cao kết hợp với nguồn vật liệu phi xây dựng để thành nguồn vật liệu khoáng xây dựng chất lượng trung bình phục vụ cho nhu cầu xây dựng.
4.3.1.2. Nghiên cứn ban hành quy định về công tác quản lý, lưu trữ, sử dụng thống nhất dữ liệu về tài liệu khảo sát địa chất công trình
Qua tìm hiểu và kết quả thu thập số liệu về địa chất công trình phục vụ nghiên cứu luận án cho thấy đây là nguồn tài liệu khá phong phú nhưng lại phân tán ở nhiều nơi từ cơ quan nhà nước đến các công ty cổ phần, công ty tư nhân, cá nhân...
nên việc sử dụng trong lĩnh vực nghiên cứu trầm tích Đệ Tứ, định hướng công tác tìm kiếm, quy hoạch thăm dò, khai thác vật liệu xây dựng chưa hiệu quả.
Với rất nhiều lỗ khoan nông sâu khác nhau đã thực hiện, phân bố ở hầu hết đồng bằng ven biển vùng nghiên cứu, đã lấy rất nhiều mẫu để phân tích tính chất cơ lý, thành phần hạt, thí nghiệm hiện trường... thì đây là nguồn số liệu khá quan trọng để tham khảo, tính toán về sự phân bố theo không gian, theo thời gian và xác định giá trị tổng hợp thành phần hạt, tính chất cơ lý của các nhóm đất xây dựng (nhóm đất rời, nhóm đất dính, nhóm đất đặc biệt) phục vụ cho nghiên cứu, định hướng tìm
127
kiếm, đồng thời kết hợp với tài liệu về địa chất Đệ Tứ, địa chất khoáng sản... để khoanh vùng quy hoạch thăm dò, khai thác vật liệu khoáng xây dựng tự nhiên.
Do đó, kiến nghị ban hành quy định về cơ quan có nhiệm vụ lưu trữ dữ liệu về kết quả khảo sát địa chất công trình, xây dựng dữ liệu về địa chất công trình trên địa bàn mỗi tỉnh; hướng dẫn về cách tham khảo, sử dụng nguồn số liệu này để phục vụ cho công tác tìm kiếm, quy hoạch nguồn vật liệu xây dựng kết hợp vật liệu khoáng xây dựng để cấp phép thăm dò tiến đến khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn vật liệu xây dựng tự nhiên trên địa bàn tỉnh, khu vực.
4.3.1.3. Đổi mới công tác lập quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng vật liệu khoáng xây dựng tự nhiên
- Trước tình trạng thiếu hụt trầm trọng nguồn vật liệu xây dựng ở cả nước cũng như vùng nghiên cứu, đặc biệt là tỉnh Thừa Thiên Huế, cho thấy đã bộc lộ hạn chế trong công tác tìm kiếm, quy hoạch thăm dò, khai thác vật liệu khoáng xây dựng tự nhiên. Những năm gần đây, nhu cầu về vật liệu xây dựng tăng cao dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn vật liệu xây dựng tự nhiên (sét, cát sỏi), trong khi đó ở phía thượng nguồn đã xây dựng hàng loạt nhà máy thủy điện bậc thang làm giảm nguồn cung cấp các loại vật liệu từ phía miền núi về phía đồng bằng; thói quen con người sử dụng nguồn vật liệu xây dựng chất lượng cao để xây dựng (cát sông có độ hạt chọn lọc tốt, gạch sử dụng đất sét ruộng trầm tích…); các tiêu chuẩn về xây dựng chưa được nghiên cứu thay đổi kịp thời; chưa có các đề tài dự án nghiên cứu riêng về tìm kiếm, quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng liên quan đến lĩnh vực vật liệu khoáng xây dựng… để giải quyết bài toán cung cầu vật liệu khoáng xây dựng.
- Đổi mới việc lập quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng vật liệu khoáng xây dựng tự nhiên trong trầm tích Đệ Tứ là giải pháp khá quan trọng ở vùng nghiên cứu.
Trên cơ sở bản đồ địa chất khoáng sản đã thành lập và nhu cầu sử dụng vật liệu khoáng xây dựng tự nhiên được phê duyệt và quy định của pháp luật hiện hành về khoáng sản sẽ tiến hành lập quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu khoáng xây dựng thông thường trong đó bao gồm cả vật liệu xây dựng tự nhiên trong trầm tích Đệ Tứ. Quy hoạch để làm cơ sở đấu giá quyền khai thác khoáng sản, cấp phép thăm dò, cấp phép khai thác khoáng sản. Do đó, quy hoạch
128
khoáng sản có vai trò vị trí quan trọng. Tuy nhiên, qua phân tích quy hoạch của tỉnh Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên Huế, cho thấy việc lập quy hoạch chưa được chú trọng đầu tư về kinh phí, công sức để thực hiện. Các quy hoạch này thường là tổng hợp tài liệu địa chất, tổng hợp các mỏ đã thăm dò, khai thác và nhu cầu từ địa phương, doanh nghiệp để thực hiện. Nhà nước đầu tư cho quy hoạch không nhiều.
Do đó, sau khi quy hoạch được phê duyệt, cấp phép để thăm dò đánh giá chất lượng trữ lượng thì không được như mong muốn, không khả thi và đôi khi gây lãng phí.
Do đó, cần phải nâng cao chất lượng các quy hoạch vật liệu xây dựng thông thường, trong đó có vật liệu khoáng xây dựng tự nhiên trong trầm tích Đệ Tứ phải căn cứ vào tài liệu địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình, nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng cho từng giai đoạn… và phải có phương pháp thực hiện từ diện rộng đến chi tiết, từ khảo sát sơ bộ đến khoanh định những khu vực có triển vọng (quy hoạch ở khu vực có nguồn vật liệu khoáng xây dựng chất lượng tốt kết hợp với khu vực vật liệu phi xây dựng để trở thành khu vực có vật liệu khoáng xây dựng có chất lượng đáp ứng cho xây dựng), trên cơ sở đó bố trí các công trình để đánh giá được cơ bản chất lượng, tài nguyên dự báo hoặc trữ lượng để làm cơ sở cho đấu giá quyền khai thác khoáng sản cũng như công tác quản lý. Quy hoạch phải đánh giá được tiềm năng vật liệu khoáng xây dựng tự nhiên, khoanh định, đánh giá được từ tổng quan mang tính định hướng đến chi tiết phù hợp với nhu cầu sử dụng vật liệu khoáng xây dựng hàng năm của địa phương cũng như cả kỳ quy hoạch.
- Công bố quy hoạch và giải pháp quản lý hiệu quả các khu vực vật liệu khoáng xây dựng tự nhiên đã phê duyệt: vùng đồng bằng ven biển thường có các công trình công cộng, khu dân cư, khu công nghiệp… Do đó, sau khi đã nghiên cứu về nguồn vật liệu khoáng xây dựng tự nhiên có chất lượng, trữ lượng đáp ứng yêu cầu đề ra thì cần công khai, công bố và quản lý hiệu quả quy hoạch để làm cơ sở khai thác, sử dụng, tránh một số trường hợp bị chồng chéo giữa các quy hoạch.
Hiện nay, Nghị định quản lý khoáng sản ở các khu vực dự trữ để phát triển các dự án trên mặt đã được ban hành. Nghị định đã quy định rõ những khu vực ưu tiên đưa vào thăm dò, khai thác trước khi cho phép triển khai dự án xây dựng, những khu vực cần đưa vào dự trữ lâu dài và cho phép phát triển xây dựng công trình trên
129
mặt với hạ tầng phù hợp, đồng thời quy định rõ trách nhiệm quản lý, phối hợp quản lý đồng bộ, hiệu quả.
4.3.1.4 Áp dụng hiến chương tài nguyên thiên nhiên và sáng kiến minh bạch trong công nghiệp khai khoáng để quản lý khoáng sản
Hiến chương về Tài nguyên Thiên nhiên (NRC) được xây dựng trên 12 nguyên tắc chính, là bộ quy tắc đề ra nhằm góp phần giúp các quốc gia quản trị tốt tài nguyên thiên nhiên. Đây là phương pháp tiếp cận toàn diện để quản lý ngành công nghiệp khai khoáng nhằm đạt được giá trị lớn hơn và cho lợi ích công cộng.
Sáng kiến minh bạch trong các ngành công nghiệp khai thác (EITI) được thực hiện dựa trên 12 nguyên tắc. Tham gia EITI sẽ mang đến các lợi ích cơ bản như: đảm bảo phần lớn lợi nhuận từ khai thác tài nguyên khoáng sản để phục vụ nhân dân; thông qua các bá ocáo EITI có thể nâng cao khả năng kiểm tra giám sát quỹ. Trong một số trường hợp có thể giúp Chính phủ thu hồi thêm được các khoản thu mà các Công ty còn trốn tránh hoặc nợ; là công cụ hữu hiệu để phòng chống tham nhũng và nâng cao hiệu quả công tác quản trị tài nguyên khoáng sản; củng cố và xây dựng lòng tin của nhân dân với thể chế và Chính phủ; giảm thiểu những mâu thuẫn nảy sinh giữa cơ quan quản lý Nhà nước với Công ty và cộng đồng dân cư;
cải thiện môi trường đầu tư, thu hút được đầu tư tài chính và công nghệ của nước ngoài [2, 7, 8, 70...].