2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Các văn bản pháp lý liên quan đến công tác đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất.
- Cán bộ phụ trách công tác đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất.
- Hộ gia đình, cá nhân đăng ký đất đai, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất.
2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phạm vi về thời gian
Đề tài nghiên cứu trong thời gian Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Quảng Ngãi, chi nhánh huyện Đức Phổ được thành lập cho đến nay (từ 2013 đến 2017).
2.2.2. Phạm vi về không gian
Đề tài được thực hiện tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
2.2.3. Phạm vi về nội dung
Nghiên cứu công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất của hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của huyện Đức Phổ.
- Tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
- Đánh giá công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng việc đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất với hộ gia đình, cá nhân trong thời gian tới.
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu 2.4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Điều tra thu thập tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Đức Phổ. Thu thập những thông tin liên quan đến công tác của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và Văn phòng Đăng ký đất đai trên địa bàn nghiên cứu cụ thể: số liệu về đăng ký biến động đất đai, số liệu về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 2013 đến ngày 31/12/2014 và từ 01/01/2015 đến 31/12/2017.
- Các sách, báo, tạp chí, các văn kiện nghị quyết, các chương trình nghiên cứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tài liệu trên Internet...
- Các tài liệu đã được công bố về tình hình kinh tế xã hội, các ngành sản xuất...
Các số liệu được thu thập từ UBND tỉnh, huyện Đức Phổ, Văn phòng đăng ký đất đai, Phòng Tài nguyên và Môi trường... Trên cơ sở các số liệu đó, tiến hành tổng hợp, đánh giá các thông tin cần thiết để phục vụ cho công tác nghiên cứu.
- Từ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đức Phổ: Thu thập số liệu về tình hình quản lý, sử dụng đất, hiện trạng sử dụng đất của địa phương.
- Các phòng, ban chức năng của huyện như: Thống kê, Tài chính, Y tế, Giáo dục để thu thập số liệu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Từ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Quảng Ngãi, huyện Đức Phổ (trước đây là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đức Phổ) để thu thập số liệu về các số liệu liên quan đến kết quả hoạt động của Văn phòng.
2.4.1.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp
Thu thập số liệu sơ cấp từ việc điều tra, khảo sát các hộ gia đình, cá nhân thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan đến công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận.
Thông tin được thu thập thông qua mẫu phiếu điều tra soạn sẵn. Nội dung thông tin được thu thập bao gồm: Tên đối tượng sử dụng đất, tình hình sử dụng đất, hiện trạng về các giấy tờ pháp lý có liên quan, nhận xét về thực hiện thủ tục hành chính (ưu điểm, hạn chế, mức độ hài lòng, thái độ phục vụ của công chức, viên chức), ... Chọn các điểm nghiên cứu có cùng đặc trưng tương đồng tỷ lệ các thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận, mức độ giao dịch đất đai.
Sử dụng công thức Slovin để tìm ra số lượng phiếu điều tra:
n = N/(1+N.e2) Trong đó:
n: Số mẫu cần thiết N: Tổng thể
e: Sai số cho phép
Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá ở 3 khu vực nghiên cứu có số lượng phiếu điều tra phân bổ như sau:
- Thị trấn Đức Phổ: 52 phiếu, là thị trấn có tỷ lệ các thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận cao nhất trên địa bàn huyện, mức độ giao dịch đất đai cao.
- Xã Phổ Thạnh: 76 phiếu, là xã có tỷ lệ các thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận ở mức trung bình trên địa bàn huyện, mức độ giao dịch đất đai tương đối cao.
- Xã Phổ Phong: 43 phiếu, là xã có tỷ lệ các thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận thấp nhất trên địa bàn huyện, mức độ giao dịch đất đai trung bình.
Thu thập các tài liệu, số liệu, bản đồ, hồ sơ địa chính về công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện Đức Phổ để làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài.
2.4.2. Phương pháp thống kê, tổng hợp
Trên cơ sở các số liệu, tài liệu khảo sát, thu thập được, tiến hành thống kê, lập bảng biểu tổng hợp số liệu qua các các năm để nắm bắt được tổng quan thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận trong giai đoạn 2013-2017.
2.4.3. Phương pháp phân tích, so sánh
Phân tích và so sánh để đưa ra đánh giá về thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận.
Chương 3