Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA HUYỆN ĐỨC PHỔ
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội
a. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ sở hạ tầng đã được đầu tư giai đoạn trước và trong giai đoạn hiện nay đã phát huy tác dụng tích cực góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Nhà nước ban hành nhiều cơ chế, giải pháp và chính sách để thu hút đầu tư, góp phần tích cực cho việc phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề cho việc xây dựng và phát triển huyện Đức Phổ trở thành thị xã trực thuộc tỉnh. Sự phấn đấu nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân trong huyện, kinh tế - văn hoá, xã hội của huyện đã đạt được những thành tựu quan trọng, bộ mặt của huyện đã có nhiều đổi mới; kết quả đó càng cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên, nhân dân hăng hái thi đua lao động sản xuất, công tác, học tập nhằm xây dựng huyện Đức Phổ ngày càng phát triển.
Bên cạnh đó, cũng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức: Sự bất ổn của nền kinh tế vĩ mô, tác động của khủng khoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu;
giá một số mặt hàng thiết yếu tăng cao do tác động của giá xăng dầu gây khó khăn hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn; việc thực hiện cắt giảm đầu tư công, không bố trí vốn cho các dự án khởi công mới năm 2011 (trừ các dự án mang tính cấp bách) theo tinh thần Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ; thời tiết diễn biến bất lợi (đầu năm hạn hán kéo dài, cuối năm lũ lụt gây thiệt hại nặng) nhiều diện tích lúa không sản xuất được; lũ lớn cuối tháng 11/2013, nhiều vùng trũng ngập sâu từ 2-3m bị chia cắt, cô lập, gây thiệt hại nặng; tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm và tôm nuôi thường xuyên xảy ra; tình hình biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến hoạt động đánh bắt của ngư dân,…
Trước tình hình trên, dưới sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, lãnh đạo của Huyện ủy Đức Phổ; sự phối hợp của các Sở, ngành tỉnh, Hội đồng nhân dân huyện, Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện và các Hội, đoàn thể huyện; sự quản lý, điều hành của Ủy ban nhân dân huyện từ nên kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng, tổng giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 20,58%; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện; quốc phòng - an ninh được giữ vững và đạt được những thành tựu to lớn.
Bảng 3.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 – 2016
Chỉ tiêu Đơn vị tính
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016 Tổng số Tỷ đồng 3.687,70 4.827,9 5.452,10 6.197,90 7.356,90 8.855,90 Nông - lâm
- thủy sản Tỷ đồng 730,60 769,70 783,30 788,60 803,40 862,40 Công
nghiệp - xây dựng
Tỷ đồng 1.616,90 2.144,30 2.322,80 2.711,40 3.638,50 4.378,90
Thương mại
- dịch vụ Tỷ đồng 1.340,20 1.913,90 2.346,00 2.697,90 2.915,00 3614,60
Cơ cấu % 100 100 100 100 100 100
Nông - lâm
- thủy sản % 19,81 15,94 14,37 12,72 10,92 9,74
Công nghiệp - xây
dựng
% 43,85 44,42 42,60 43,75 49,46 49,45
Thương mại
- dịch vụ % 36,34 39,64 43,03 43,53 39,62 40,82
(Nguồn: Báo cáo tổng kết về tổ chức và hoạt động của UBND huyện Đức Phổ, nhiệm kỳ 2011 – 2016).
3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế a. Sản xuất nông - lâm - thủy sản
Nhóm ngành nông nghiệp tiếp tục phát triển toàn diện và nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng bình quân hằng năm 1,85%; trong đó nông nghiệp tăng 1,24%, lâm nghiệp tăng 3,09%, thuỷ sản tăng 2,04%. Giá trị sản xuất bình quân trên 1ha đất nông nghiệp ước đạt 65 triệu đồng, gấp 1,63 lần so với năm 2010. Sản lượng lương thực năm 2015 ước đạt 56.860 tấn, vượt chỉ tiêu 1.860 tấn. Xây dựng và triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2015-2020. Chăn nuôi phát triển, nhất là đàn bò tăng cả số lượng và chất lượng, tỷ lệ bò lai đạt trên 85%; tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp từ 24,6% tăng lên 26%. Công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng được tăng cường, độ
che phủ rừng ước đạt 39%, vượt chỉ tiêu đề ra. Khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy, hải sản tăng khá; số lượng tàu thuyền từ 1.326 chiếc lên 1.425 chiếc, công suất từ 157.100 CV lên 300.600 CV; sản lượng thủy sản năm 2015 ước đạt 63.285 tấn, vượt chỉ tiêu 3.285 tấn; chiếm 66,3% trong cơ cấu nông nghiệp. Dự án nạo vét, thông luồng kết hợp tận thu cát nhiễm mặn để xuất khẩu tại cửa biển Mỹ Á và Sa Huỳnh bước đầu phát huy hiệu quả. Ứng dụng mô hình sản xuất muối sạch, sản lượng muối năm 2015 đạt 9.000 tấn. Mô hình nuôi cá thương phẩm, nuôi tôm trên cát, chế biến thủy, hải sản mang lại hiệu quả kinh tế cao.
b. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng
Với nhóm ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển khá. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) tăng bình quân hàng năm 20,83%; năm 2015 ước đạt 2.213 tỷ đồng, gấp 2,57 lần năm 2010. Hiện có 16 dự án đăng ký đầu tư vào các cụm công nghiệp, trong đó 12 dự án đã đi vào hoạt động, với tổng vốn 141,6 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 600 lao động. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, như: chế biến hải sản, làm chổi đót, mộc dân dụng, … từng bước được khôi phục, phát triển.
c. Thương mại - dịch vụ - du lịch
Các loại hình dịch vụ phát triển nhanh, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng xã hội. Giá trị dịch vụ tăng bình quân hàng năm 23,78%. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng 32,18%. Các loại hình dịch vụ thương mại phát triển khá. Chợ Đức Phổ đã được đầu tư xây dựng mới, nhiều chợ nông thôn và các điểm kinh doanh dịch vụ được đầu tư nâng cấp và mở rộng. Dịch vụ viễn thông, ngân hàng, tài chính, vận tải, ẩm thực, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí phát triển nhanh.
3.1.2.3. Dân số, lao động và việc làm a. Dân số
Dân số năm 2017 của huyện là 142.778 người, tăng 9.795 người so với năm 2005, chiếm 11,72% dân số cả tỉnh. Dân cư phân bố theo lãnh thổ không đồng đều, mật độ dân số bình quân toàn huyện là 383 người/km2, có sự chênh lệch lớn giữa thành thị và nông thôn.
Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình là một trong những chương trình kinh tế - xã hội quan trọng của toàn huyện, được triển khai tích cực và có nhiều chuyển biến.
Năm 2000 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân toàn huyện là 1,48%, đến năm 2005 giảm xuống còn 1,15% và năm 2010 giảm xuống còn 1,0%.
b. Lao động - việc làm
Nguồn lao động của huyện khá dồi dào, song tình trạng không có hoặc thiếu việc làm, nhất là đối với học sinh, sinh viên mới ra trường khá phổ biến. Lực lượng lao động chưa có việc làm toàn huyện 6.430 người, chiếm 5,6% lao động toàn huyện.
Nguồn lao động của huyện năm 2017 là 114.834 người. Bao gồm số người trong độ tuổi lao động là 85.192 người (trong đó: có khả năng lao động là 83.352 người; Mất khả năng lao động là 1.840 người), dân số ngoài độ tuổi lao động có tham gia lao động là 29.642 người (trong đó: trên độ tuổi lao động có tham gia lao động là 14.310 người; Dưới độ tuổi lao động có tham gia lao động là 15.332 người). Về cơ cấu lao động đang làm việc phân theo ngành: Lao động Nông, lâm và thủy sản chiếm chủ yếu 78,13%; Lao động trong ngành Công nghiệp và Xây dựng chiếm tỷ lệ thấp 9,29%
và trong ngành Thương mại và dịch vụ chiếm 12,58%.
Chất lượng nguồn lao động nhìn chung còn rất thấp, số lao động đã qua đào tạo chưa cao, đang là một trong những hạn chế lớn đối với việc phát triển kinh tế của huyện.
3.1.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn a. Phát triển đô thị
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XIX xác định “xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng đô thị là nhiệm vụ đột phá”, Huyện ủy ban hành nghị quyết chuyên đề, tập trung chỉ đạo huy động nguồn lực xây dựng thị trấn mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV, làm hạt nhân đưa huyện Đức Phổ trở thành thị xã. Công tác quy hoạch đô thị được quan tâm chỉ đạo, đã hoàn thành quy hoạch chung đô thị toàn huyện 37.276 ha; trong đó, quy hoạch phân khu trung tâm huyện lỵ 935 ha đã được UBND tỉnh phê duyệt. Trong 5 năm, có 50 dự án được triển khai thực hiện, tổng kinh phí hơn 1.585 tỷ đồng (trong đó vốn ngân sách hơn 457 tỷ đồng); nhiều công trình quan trọng được xây dựng và đưa vào sử dụng, bước đầu phát huy hiệu quả. Công tác cải tạo, chỉnh trang đô thị đang được đẩy mạnh, đã xây dựng mới một số vỉa hè, trồng cây xanh, mở rộng hệ thống cáp ngầm, bổ sung điện chiếu sáng, trạm biến thế, hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống giao thông nội thị, đặt tên đường, gắn biển số nhà,... diện mạo đô thị có nhiều thay đổi. Đến nay, thị trấn Đức Phổ mở rộng có 42/49 tiêu chí đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV, đạt 82,2/100 điểm.
Cùng với thị trấn Đức Phổ, công tác quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng các đô thị Sa Huỳnh, Vạn Lý, nhất là hạ tầng giao thông đã có bước phát triển khá. Đến nay, đô thị Sa Huỳnh có 33/49 tiêu chí đạt tiêu chuẩn đô thị loại V, đạt 69 điểm/100 điểm; đô thị Vạn Lý có 13/49 tiêu chí đạt tiêu chuẩn đô thị loại V, đạt 30/100 điểm. Tỷ lệ đô thị hóa toàn huyện đạt 36%.
b. Phát triển nông thôn
Hoàn thành việc phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới, đồng thời ưu tiên bố trí vốn ngân sách, lồng ghép các nguồn vốn khác và huy động các nguồn lực trong dân để thực hiện. Tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt hơn 266 tỷ đồng (trong đó: vốn ngân sách nhà nước 88,87 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 66,12 tỷ đồng, lồng ghép và các nguồn vốn khác 111,23 tỷ đồng).
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được tăng cường; nhiều công trình giao thông, thủy lợi, điện, chợ, cơ sở giáo dục, y tế và các thiết chế văn hóa được đầu tư xây dựng, làm cho nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của nhân dân được nâng lên. Đến nay, Phổ Vinh đạt xã nông thôn mới.