Hiệu quả quản lý thuế Giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện chợ gạo, tỉnh tiền giang (Trang 41 - 46)

- Số thuế thu từ Doanh nghiệp bao gồm thuế GTGT, thu nhập doanh nghiệp, tiêu thụ đặc biệt, phí, tài nguyên, tiền thuê đất, lệ phí môn bài và xử phạt hành chính về thuế.

- Thuế phát sinh: Là số thuế phải nộp NSNN của Doanh nghiệp theo hồ sơ khai thuế.

- Số thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Đây là sổ theo dõi doanh thu, số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT đầu vào, số thuế GTGT được khấu trừ, số thuế GTGT phải nộp, được hoàn, còn được khấu trừ trên cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế.

- Thuế bình quân doanh nghiệp/năm: Số thuế phải nộp bình quân một doanh nghiệp trong một năm.

- Doanh thu tính thuế: Là doanh thu bán ra thực tế phát sinh do doanh nghiệp kê khai.

1.3.2 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

1.3.2.1 Các chỉ tiêu phân tích quản lý thu thuế giá trị gia tăng

- Số thuế thu từ Doanh nghiệp bao gồm thuế GTGT, thu nhập doanh nghiệp, tiêu thụ đặc biệt, phí, tài nguyên, tiền thuê đất, lệ phí môn bài và xử phạt hành chính về thuế.

- Thuế phát sinh: Là số thuế phải nộp NSNN của doanh nghiệp theo hồ sơ khai thuế.

- Số thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Đây là số theo dõi doanh thu, số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT đầu vào, số thuế GTGT được khấu trừ, số thuế GTGT phải nộp, được hoàn, còn được khấu trừ trên cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế.

1.3.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý thuế giá trị gia tăng

Công tác quản lý thuế là một công tác tổng hợp, bao gồm rất nhiều khâu, nhiều bộ phận tham gia. Tuy nhiên, để đánh giá hiệu quả của công tác quản lý thuế cần phải sử dụng một số các chỉ tiêu phù hợp, có rất nhiều chỉ tiêu thống kê phản ánh về chất lượng quản lý thuế. Hiện nay Tổng cục Thuế chủ yếu dùng chỉ tiêu tỷ lệ hoàn thành dự toán được giao để đánh giá chất lượng quản lý thuế của từng Chi cục Thuế địa phương.

- Tỷ lệ hoàn thành dự toán được giao

Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ hoàn thành nhiệm vụ chính trị tập trung nhất, tổng quát nhất của từng cơ quan thuế. Trong phạm vi một địa phương, sự biến động của chỉ tiêu này có xu hướng và quan hệ khá chặt chẽ với các chỉ tiêu phát triển kinh tế của địa phương đó.

Mức độ hoàn thành dự toán phản ánh khá rõ nét chất lượng quản lý thuế của địa phương.

- Tốc độ tăng thu

Tốc độ tăng thu của địa phương cao hay thấp không chỉ phản ánh sự tăng lên của từng ngành, từng thành phần kinh tế mà còn phản ánh sự thay đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và khả năng khai thác nguồn thu của từng địa phương.

Tốc độ Tăng thu (%)

- Tỷ lệ thu ngân sách và GDP hoặc VA tính theo giá thực tế

Chỉ tiêu này đặc trưng cho quan hệ so sánh giữa tổng thu NSNN và chỉ tiêu GDP tính theo giá thực tế. Chỉ tiêu này được xác định là một trong những chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá phát triển kinh tế và khả năng động viên ngân sách địa phương.

- Tỷ lệ nợ trên tổng số thu ngân sách

Nợ thuế là một tiêu chí, một thước đo quản lý thuế và năng lực tài chính của người nộp thuế. Với các điều kiện pháp lý, tổ chức bộ máy và nhân lực như hiện nay, công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế có thể gánh vác được nhiệm vụ, trọng trách, đảm bảo số nợ thuế giảm đến mức hợp lý. Đáp ứng yêu cầu của ngành Thuế, tỷ lệ nợ dưới 5% trên tổng số thu của ngành Thuế.

Tỷ lệ nợ (%)

Theo quy định chung các đối tượng đã đăng ký kinh doanh, được cấp mã số thuế phải được đưa vào quản lý đầy đủ, kịp thời.

Tỷ lệ doanh nghiệp Số doanh nghiệp khai thuế

= Tổng số doanh nghiệp đăng ký quản lý

kinh doanh

Ngoài các chỉ tiêu trên, khi nghiên cứu đánh giá chất lượng quản lý thuế, có thể xem xét, phân tích các chỉ tiêu khác như: Mức thu bình quân một doanh nghiệp trên từng địa bàn; số thu bình quân cho từng cán bộ công chức; tình hình thu từng khu vực;

tình hình thu từng lĩnh vực...

- Hiệu quả quản lý thuế (H) = Tổng số thuế thu được (M) / Tổng chi phí (C);

Tính hiệu quả của Thuế được thể hiện trên hai góc độ: Hiệu quả về hành thu và hiệu quả về kinh tế - xã hội.

- Dưới góc độ hành thu, tính hiệu quả lại thể hiện ở hai góc độ là chi phí hành thu và hiệu quả hành thu.

+ Tính hiệu quả về chi phí hành thu thể hiện ở việc tiết kiệm chi phí tổ chức quản lý thu như chi phí tiền lương cán bộ thuế, chi phí cơ sở vật chất cho hoạt động thu.

+ Tính hiệu quả về số thu thể hiện ở hiệu suất thu cao, hạn chế tối đa các hành vi trốn thuế và tránh thuế.

- Dưới góc độ kinh tế - xã hội, tính hiệu quả của Thuế được thể hiện ở hai phương diện:

+ Một là, tiết kiệm được chi phí tuân thủ của người nộp thuế tức là tiết kiệm được thời gian, công sức, các chi phí khác cho việc thực hiện các thủ tục về thuế.

+ Hai là, phát huy vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế của thuế, khuyến khích phát triển kinh tế theo định hướng của Nhà nước, thúc đẩy sử dụng hiệu quả các nguồn lực.

1.3.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý thuế giá trị gia tăng

Qua các bước cải cách thuế, hệ thống chính sách về thuế GTGT đã tương đối đầy đủ, rõ ràng, minh bạch, tuy nhiên để hệ thống chính sách này thực sự được chấp hành nghiêm túc góp phần quan trọng cho việc đảm bảo nguồn thu cho NSNN thì công tác quản lý thuế có vai trò rất quan trọng.

Với chính sách thông thoáng, kể từ khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực đã thực sự giải phóng mọi tiềm năng sản xuất kinh doanh, trong đó các doanh nghiệp đã và đang phát triển nhanh cả về số lượng và quy mô. Tuy nhiên đa số các Doanh nghiệp là thuộc loại nhỏ và vừa, trình độ quản lý, ý thức chấp hành Pháp luật còn ở mức thấp.

Bên cạnh các doanh nghiệp chấp hành tốt Pháp luật thuế vẫn còn tồn tại nhiều doanh nghiệp sử dụng các thủ đoạn, tiểu xảo để trốn thuế. Thậm chí lợi dụng sự thông thoáng trong thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp được thành lập không phải nhằm mục đích sản xuất kinh doanh mà là để mua bán hóa đơn gây thất thu lớn cho NSNN. Thực trạng này đòi hỏi ngành Thuế phải tăng cường công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp để pháp luật thuế được chấp hành một cách nghiêm túc, bảo đảm một môi trường cạnh tranh bình đẳng cho mọi doanh nghiệp, mọi thành phần kinh tế và quan trọng nhất là bảo đảm nguồn thu cho NSNN.

Một phần của tài liệu Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện chợ gạo, tỉnh tiền giang (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w