CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN CHỢ GẠO TỈNH TIỀN GIANG
2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và tổ chức bộ máy thu thuế ở Chi cục Thuế Huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội 2.1.1.1 Vị trí địa lý
Chợ Gạo là huyện nằm ở phía Đông, cách thành phố Mỹ Tho, trung tâm tỉnh Tiền Giang 10 km, là cửa ngõ đi về các huyện phía Đông và ra biển, có kênh Chợ Gạo là tuyến giao thông đường thủy quan trọng nối liền thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Ranh giới hành chính được xác định như sau:
- Phía Đông giáp huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang;
- Phía Tây giáp thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang;
- Phía Nam giáp các huyện Châu Thành, Bình Đại (tỉnh Bến Tre) và huyện Tân Phú Đông tỉnh Tiền Giang qua sông Tiền;
- Phía Bắc giáp thành phố Tân An, huyện Châu Thành tỉnh Long An.
Huyện Chợ Gạo có diện tích tự nhiên 23.139 ha và dân số là 177.811 người, tổng số hộ gia đình 48.100 hộ (2017). Diện tích đất nông nghiệp là 19.412 ha, đất phi nông nghiệp là 3.727 ha. Mật độ dân số trung bình là 768 người/km2, người dân trong huyện
2.1.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội
Chợ Gạo thuộc nhóm vùng kinh tế - đô thị trung tâm của tỉnh Tiền Giang (gồm thành phố Mỹ Tho, huyện Châu Thành và Chợ Gạo); huyện có 19 đơn vị hành chính - gồm 01 thị trấn và 18 xã, với tổng diện tích tự nhiên 23.139 ha. Cũng như một số huyện khác trong tỉnh, Chợ Gạo là huyện thuần nông, khoảng 80% hộ gia đình là nông dân. Hệ thống đường giao thông trên địa bàn toàn huyện được đầu tư xây dựng mới, nâng cấp và cải tạo ngày một tốt hơn. 100% các xã trong huyện đều đã có đường cho xe ô tô đến được trung tâm của xã; trên 80% các tuyến đường chính đã được nhựa hóa và trên 60% các tuyến đường do xã quản lý đã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa; công
tác cung cấp nước sạch, điện, thông tin liên lạc đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt của nhân dân và phục vụ cho sản xuất.
Cùng với việc phát triển nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm, huyện Chợ Gạo cũng có tiềm năng lớn về phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - đặc biệt là công nghệ sau thu hoạch; phát triển du lịch sinh thái gắn với vùng sông nước ở xã Xuân Đông, các di tích lịch sử, văn hóa (Khu di tích Óc Eo, Đền thờ Thủ Khoa Huân...) và du lịch nhà vườn Thanh long (trái cây đặc sản địa phương).
Mục tiêu đến năm 2015 và định hướng 2020 của huyện là ngoài việc đảm bảo ổn định và phát triển về kinh tế, quốc phòng - an ninh, văn hóa - xã hội, huyện sẽ tiếp tục mời gọi, thu hút đầu tư để xây dựng hoàn thành kết cấu hạ tầng Cụm công nghiệp Chợ Gạo (xã Tân Thuận Bình), Cụm công nghiệp Bình Ninh (xã Bình Ninh) và khai thác, sử dụng tốt thương hiệu Thanh long, nếp Bè.
* Thuận lợi
- Về hạ tầng cơ sở
+ Đối với phát triển sản xuất nông nghiệp: được đảm bảo các nhu cầu về nước cho tưới tiêu thông qua hệ thống các cống ngăn mặn, ngăn triều cường hiện có (bao gồm hệ Ngọt hóa Gò Công, hệ Bảo Định); đảm bảo nhu cầu về nước sạch cho sản xuất, kinh doanh thông qua hệ thống cung cấp nước sạch hiện có.
+ Đối với vận chuyển, lưu thông hàng hóa: đảm bảo được thực hiện thông suốt thông qua các tuyến giao thông lớn như Quốc lộ 50 nối liền thành phố Mỹ Tho với các huyện phía Đông và Thành phố Hồ Chí Minh; kênh Chợ Gạo được xem là tuyến đường thủy huyết mạch nối liền Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Tây Nam Bộ; Đường Cần Đước - Chợ Gạo đã xây dựng xong, sẽ tạo cho Chợ Gạo trở thành một điểm nối liền gần gũi với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây Nam Bộ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông, trao đổi hàng hóa.
- Về mặt bằng đầu tư
+ Cụm công nghiệp Chợ Gạo đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang phê duyệt quy hoạch chi tiết, có quy mô diện tích 50,4 ha, có đường giao thông cả đường thủy và đường bộ, hiện trạng đường đi đến dự án sử dụng tuyến tránh Quốc lộ 50,
đường huyện 25C, đường thủy kênh Chợ Gạo và đường Cần Đước - Chợ Gạo (đường tỉnh 879D) cặp khu quy hoạch đã xây dựng xong. Dân cư tại khu vực quy hoạch không nhiều, nhà cửa vật kiến trúc ít (trong khu quy hoạch có 57 hộ dân, với số lượng 57 căn nhà cấp 4 và thô sơ), đất đai chủ yếu là đất canh tác nông nghiệp nên thuận lợi cho việc bồi thường, giải tỏa. Khả năng cung cấp điện, nước thuận lợi đảm bảo yêu cầu khi cụm công nghiệp đi vào hoạt động.
+ Cụm công nghiệp Bình Ninh: Được Ủy ban nhân dân tỉnh tiền Giang phê duyệt quy hoạch chi tiết, có diện tích 14,6 ha, có đường giao thông thủy và đường bộ (Đường tỉnh 877, đường thủy sông Tiền). Khả năng cung cấp điện, nước thuận lợi đảm bảo yêu cầu khi cụm công nghiệp đi vào hoạt động; giáp ranh huyện Gò Công Tây và huyện Tân Phú Đông thuận lợi trong thu hút lực lượng lao động. Hiện nay, tại xã Bình Ninh đã hình thành được các cơ sở sản xuất của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài như Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Jako Vina, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Masato, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Inter,… tạo điều kiện thu hút đầu tư hình thành vùng sản xuất công nghiệp.
- Về nguồn lao động: nguồn lao động của huyện khá dồi dào, chủ yếu là lao động trẻ, đã từng bước được đào tạo, nâng cao tay nghề, đủ khả năng đáp ứng cho nhu cầu của các nhà đầu tư - với khoảng 115.921 lao động, kể cả lao động kỹ thuật và cán bộ làm khoa học.
Trên cơ sở đó, thời gian qua, huyện đã thu hút được một số nhà đầu tư trong các lĩnh vực xây dựng nhà ở (Khu dân cư Long Thạnh Hưng - diện tích 23,6 ha ở xã Long Bình Điền và thị trấn Chợ Gạo; nhà ở khu phố 4, 5 - thị trấn Chợ Gạo); thu hút được một số nhà đầu tư vốn nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất, gia công quần, áo khoác, áo lông vịt, ba lô, túi xách xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Châu Âu, Châu Á....
* Hạn chế
- Khoảng 80% dân số huyện sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, lao động trên lãnh vực nông nghiệp phân phối chưa đều, điều kiện sản xuất nông nghiệp chưa tận dụng hết khả năng sẳn có.
- Sản xuất nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất của xã hội.
Đặc điểm của nó là tiếp xúc với cây trồng và vật nuôi. Do đó, nó chịu ảnh hưởng của yếu tố thời tiết, giá cả nên thu nhập của người nông dân không cao. Đây là đều nghịch lý mà các chuyên gia kinh tế thường đánh giá là “Sản xuất nông nghiệp được mùa thu nhập người dân thấp” vì vậy, việc tiêu thụ sản phẩm công nghiệp cũng ảnh hưởng vì 80% dân số của huyện làm nông nghiệp.
- Từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường, sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp từng bước có nâng lên, giá trị tổng lượng hàng năm đều vượt mức song bước phát triển còn chậm so với yêu cầu phát triển của huyện nhất là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
- Từ những đặc điểm kinh tế xã hội của huyện trong những năm qua còn những mặt yếu cơ bản như sau:
+ Sự bố trí lao động còn mất cân đối, lãng phí nhiều về lao động có tay nghề và có trình độ.
+ Dân số tăng nhanh tiềm năng đất đai cố định cho nên thiếu đất canh tác, việc làm không ổn định, thu nhập của người lao động còn thấp và bắp bênh. Trước tình hình trên, huyện đã tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên cơ sở phát triển 2 tiểu vùng kinh tế lúa cao sản và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, gắn với công nghiệp chế biến, phát triển tiểu thủ công nghiệp và mở rộng các hoạt động thương mại dịch vụ.
- Phân bố lại lực lượng lao động cho hợp lý để tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu là đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu mà tiềm năng của huyện sẳn có là lúa và hoa quả.
- Bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho đồng bộ, nhất là các trục giao thông chính của huyện đường bộ cũng như đường thủy.
Khai thác nuôi dưỡng nguồn thu để tăng thu cho Ngân sách, tiết kiệm chi để đầu tư phát triển kinh tế ở địa phương.
2.1.1.3 Số đóng góp vào NSNN qua số thu từ các khoản thuế
Bảng 2.1. Nguồn thu Ngân sách nhà nước của Huyện Chợ Gạo qua các năm
Đơn vị tính: Triệu đồng Nguồn thu
1. Ngoài quốc doanh
- Thuế Môn bài - Thuế Giá trị gia tăng
- Thuế Thu nhập doanh nghiệp - Thuế Tiêu thụ đặc biệt
- Thuế Tài nguyên - Thu khác
2. Trước bạ
3. Thuế TNCN
4. Thuế sử dụng đất nông nghiệp
5. Phí - lệ phí
6. Cấp quyền
7. Thu khác
8. Thu tại xã
Tổng cộng
(Nguồn: Chi cục Thuế Huyện Chợ Gạo) Bảng số liệu 2.1 cho thấy số thuế thu cho NSNN huyện Chợ Gạo qua các năm đều tăng, năm 2017 tổng thu cho NSNN đạt là 68.743,26 triệu đồng; đến năm 2018, tổng thu NSNN đã tăng lên 75.573,30 triệu đồng đạt 109,93% so với nguồn thu của năm 2017 và tăng 170,03% so với nguồn thu năm 2016 là 44.446,08 triệu đồng. Điều này cho thấy, sự đóng góp vào nguồn thu của NSNN của Chi cục Thuế huyện Chợ Gạo là khá tốt trong thời gian qua với tỷ lệ thu năm sau cao hơn năm trước.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý ở Chi cục Thuế Huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang 2.1.2.1 Tổng quát về tổ chức bộ máy của Chi cục Thuế Huyện Chợ Gạo
Chi cục Thuế Huyện Chợ Gạo được sự lãnh đạo song trùng của Cục Thuế tỉnh Tiền Giang và Ủy ban nhân dân huyện Chợ Gạo, trực tiếp quản lý và thu thuế trên địa bàn huyện.
Số lượng công chức và người lao động tại Chi cục Thuế Huyện Chợ Gạo là 58 người, trong đó biên chế là 54 người và người lao động là 04 người.
- Về giới tính: nam 42 người và nữ 16 người;
- Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Thạc sỹ là 01 người, chiếm tỷ lệ 1,7%; Đại học là 40 người, chiếm tỷ lệ 69%; Cao đẳng trở xuống là 17 người, chiếm tỷ lệ 29,3%.
Với đội ngũ cán bộ đa số đều đã qua trung cấp nghiệp vụ trở lên, có kinh nghiệm công tác đã tạo điều kiện thuận lợi trong công tác thu thuế được kịp thời, chính xác, công bằng, đúng luật và đạt hiệu quả cao.
- Về tổ chức: Chi cục Thuế Huyện Chợ Gạo là đơn vị trực thuộc Cục Thuế tỉnh Tiền Giang, làm việc theo chế độ thủ trưởng (01 Chi cục trưởng), cấp phó (03 Phó Chi cục trưởng) là người giúp việc cho thủ trưởng. Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và các Phó Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng ở công việc được phân công.
Chi cục Thuế Huyện Chợ Gạo được tổ chức thành 04 Đội thuế, gồm:
+ Đội Hành chính-Nhân sự-Tài vụ-Quản trị-Ấn chỉ;
+ Đội Nghiệp vụ quản lý thuế;
+ Đội Kiểm tra thuế;
+ Đội Quản lý thuế xã.
2.1.2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy của Chi cục Thuế Huyện Chợ Gạo CHI CỤC TRƯỞNG
PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG
Đội Hành chính-Nhân
sự-Tài vụ- Quản trị-Ấn