Khái niệm kiểm soát rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn

Một phần của tài liệu Cơ chế kiểm soát rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn trong công ty (Trang 56 - 61)

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ KIỂM SOÁT RỦI RO ĐỐI VỚI HỢP ĐỒNG CÓ GIÁ TRỊ LỚN TRONG CÔNG TY

1.2. Một số vấn đề lý luận về cơ chế kiểm soát rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn

1.2.1. Khái niệm rủi ro, kiểm soát rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn

1.2.1.2. Khái niệm kiểm soát rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn

Về mặt ngữ nghĩa, khái niệm “kiểm soát” thường được hiểu ở hai góc độ:

(1) đặt trong phạm vi quyền hạn của mình và (2) xem xét để phát hiện, ngăn chặn, xử lý những gì trái với quy định46. Ở góc độ thứ nhất, khi xem xét khái niệm kiểm soát là “đặt trong phạm vi quyền hạn của mình” thì kiểm soát rủi ro sẽ phải đƣợc hiểu là việc chủ thể kiểm soát sử dụng các kỹ thuật, công cụ, chiến lƣợc để đặt rủi ro trong phạm vi giám sát của mình nhằm đảm bảo hạn chế đến mức tối đa những tổn thất khi rủi ro xảy ra, đồng thời tăng cường khả năng thành công. Theo quan điểm này, Viện quản lý rủi ro đã định nghĩa:

45 Paul Hopkin, (2010), Fundamentals of Risk Management, Kogan Page Limited, tr. 12.

46 The International Organization of Standardization, tlđd, mục 3.1.

Kiểm soát rủi ro là hướng tới việc giúp cho tổ chức hiểu biết về rủi ro, đánh giá rủi ro và thực thi các biện pháp nhằm giảm thiểu khả năng xảy ra tổn thất và tăng cường xác suất của thành công”47. Tương tự cách tiếp cận này, Ferma cũng cho rằng kiểm soát rủi ro là một quá trình các tổ chức nhận diện và ứng phó với rủi ro để làm gia tăng xác suất thành công và giảm thiểu tổn thất48. Còn HM Treasury49 lại định nghĩa “Kiểm soát rủi ro là quá trình bao gồm: nhận diện, đánh giá và xử lý rủi ro, phân chia và hành động để giảm nhẹ tổn thất.

Quá trình đó phải được giám sát và xem xét lại thường xuyên”50 Như vậy, từ các định nghĩa trên cho thấy, kiểm soát rủi ro là một quá trình ở đó chủ thể tiến hành kiểm soát rủi ro với mục đích hạn chế những thiệt hại, tổn thất đồng thời gia tăng lợi ích, lợi nhuận đối với mình.

Nếu như ở những năm 1990 trở về trước, kiểm soát rủi ro chủ yếu tập trung vào các công cụ và kỹ thuật kiểm soát rủi ro thì cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã làm thay đổi hẳn quan điểm về kiểm soát rủi ro. Các nhà quản trị nhận ra rằng sự đổ vỡ của các công ty đều xuất phát từ tính không hiệu quả của cách thức và quy trình thực hiện kiểm soát rủi ro ngay trong nội bộ của các công ty đó.

Bởi vậy, thay vì việc tập trung vào các công cụ và kỹ thuật kiểm soát rủi ro, các nhà quản trị đều bắt đầu tiếp cận kiểm soát rủi ro theo xu hướng là một quy trình trong nội bộ công ty. Và kết quả là đã có một số quy trình kiểm soát rủi ro đƣợc giới thiệu, trong đó phải kể đến quy trình kiểm soát rủi ro theo tiêu chuẩn ISO 31000.

ISO 31000:2009 là bộ nguyên tắc và hướng dẫn chung về quản trị rủi ro, cung cấp hướng dẫn về bản chất và cách thức thực hiện quy trình quản trị rủi ro; đưa ra các hướng dẫn cần thiết thực hiện khung quản trị rủi ro. Hướng dẫn áp dụng cho tất cả các lĩnh vực, hiệp hội, doanh nghiệp.

47 Insitute of Risk Management, What Is Enterprise Risk Management, xem tại website:

https://www.theirm.org/what-we-do/what-is-enterprise-risk-management/.

48 Federation of European Risk Management Associations, tlđd, Mục 2.

49 HM Treasury là cơ quan tài chính và kinh tế thuộc Chính phủ Anh có nhiệm vụ kiểm soát việc chi tiêu công, định hướng các chính sách kinh tế của Anh và thực thi các chính sách đó nhằm đạt đƣợc sự phát triển bền vững cho nền kinh tế. Xem website:

https://www.gov.uk/government/organisations/hm-treasury truy cập ngày 01/5/2021.

50 Paul Hopkin, tlđd, tr. 37.

Quy trình kiểm soát rủi ro theo ISO 31000:2009 đƣợc mô tả nhƣ sau:

Từ các mô hình trên, có thể thấy rằng kiểm soát rủi ro thường bao gồm các nội dung51:

Thứ nhất, thiết lập bối cảnh

Thực tế của việc thiết lập bối cảnh là các công ty sẽ nghiên cứu về điều kiện, tình hình, văn hoá trong nội bộ công ty mình và các điều kiện bên ngoài để làm cơ sở nhận diện rủi ro đối với công ty.

Thứ hai, nhận diện rủi ro

Nhận diện rủi ro là việc nhận biết những gì có thể xảy ra hoặc tình huống nào đó có thể gây ra những tổn thất cho công ty. Đây có thể coi là một bước đầu tiên và quan trọng nhất đối với quá trình kiểm soát rủi ro bởi nếu không nhận diện đƣợc các rủi ro thì chủ thể kiểm soát sẽ không thể thực hiện được các bước tiếp theo. Khi đã không nhận diện đƣợc rủi ro thì sẽ khó có thể kiểm soát rủi ro thành công. Việc nhận diện rủi ro tập trung vào nhận diện nguồn rủi ro và các nguy cơ rủi ro.

51 C. Arthur William, Jr. Micheal, L. Smith, tlđd, trang 22.

Thứ ba, đánh giá rủi ro.

Sau khi đã nhận diện đƣợc rủi ro thì chủ thể kiểm soát rủi ro sẽ phải phân tích, đánh giá rủi ro. Ở nội dung này, chủ thể kiểm soát rủi ro sẽ tập trung vào các nội dung chính: xác định xác suất xảy ra rủi ro, xác định loại rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro và tổn thất, mức độ ảnh hưởng của tổn thất đối với công ty khi rủi ro xảy ra…

Thứ tư, xây dựng các biện pháp ứng phó với rủi ro

Khi đã nhận diện và đánh giá đƣợc rủi ro, chủ thể kiểm soát rủi ro sẽ xác định các biện pháp, xây dựng các kế hoạch để ứng phó trong trường hợp rủi ro xảy ra. Các biện pháp có thể đƣợc sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp nhằm mục đích ứng phó với rủi ro tốt nhất. Các biện pháp thường được sử dụng để ứng phó với rủi ro bao gồm: Tránh rủi ro, giảm thiểu rủi ro, chấp nhận rủi ro và chuyển giao rủi ro.

Có thể hình dung việc áp dụng các biện pháp này để kiểm soát rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn nhƣ sau: Khi công ty tham gia vào một hợp đồng mua bán tài sản có giá trị lớn, nếu công ty là bên bán thì công ty tránh những rủi ro có thể xảy ra với việc thanh toán bằng cách khi thiết lập điều khoản yêu cầu bên mua phải thực hiện thanh toán trước khi giao hàng trong hợp đồng. Trong trường hợp bên mua không đồng ý với phương án thanh toán trước (đồng nghĩa với việc công ty không áp dụng thành công việc tránh rủi ro) thì công ty có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách yêu cầu bên mua thanh toán theo từng phần nhƣng có kèm theo điều khoản phạt nếu bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán nhƣ: thanh toán không đúng thời hạn, không đúng số tiền, không đúng phương thức đã thoả thuận.

Thứ năm, áp dụng các biện pháp đã lựa chọn trong phương án ứng phó với rủi ro để kiểm soảt rủi ro

Sau khi đã nhận diện, đánh giá rủi ro và xây dựng đƣợc các biện pháp ứng phó rủi ro, chủ thể kiểm soát rủi ro sẽ áp dụng các biện pháp đã lựa chọn đó với mục tiêu hạn chế các tổn thất khi rủi ro xảy ra trên thực tế đồng thời làm tăng thêm khả năng thu đƣợc lợi ích, lợi nhuận.

Thứ sáu, giám sát quy trình kiểm soát rủi ro và xem xét, hoàn thiện quy trình.

Trong khi kiểm soát rủi ro, cần phải có một cơ chế giám sát toàn bộ quá trình đó. Đồng thời, sau khi đã thực hiện xong cần phải có sự đánh giá lại toàn bộ quy

trình, các khâu đã thực hiện để xem xét hiệu quả của việc kiểm soát rủi ro, từ đó đúc rút ra những kinh nghiệm để hoàn thiện quy trình kiểm soát rủi ro.

Ở góc độ thứ hai, khi khái niệm kiểm soát đƣợc hiểu là “xem xét để phát hiện, ngăn chặn, xử lý những gì trái với quy định” thì kiểm soát rủi ro sẽ đƣợc hiểu là việc xem xét để phát hiện, ngăn chặn, xử lý những gì trái với quy định có thể gây ra rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn của công ty. Các quy định này có thể là những quy định trong các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành nhằm thiết lập một cơ chế kiểm soát hợp đồng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tƣ và các chủ thể khác trong công ty nhƣng cũng có thể là những quy định nội bộ công ty ban hành nhằm mục đích nhận diện, phòng ngừa rủi ro và hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra đối với các hợp đồng có giá trị lớn, bao gồm nhƣng không giới hạn các quy định về nhận diện hợp đồng nào là hợp đồng có giá trị lớn cần kiểm soát hay các quy định về thẩm quyền quyết định đối với hợp đồng…mà pháp luật hoặc Điều lệ công ty hay các văn bản nội bộ của công ty đã quy định. Nói cách khác, đó chính là khuôn khổ do nhà nước hoặc công ty thiết lập nhằm kiểm soát rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn, trái với các quy định đó sẽ gây ra rủi ro cho công ty.

Từ hai góc độ tiếp cận nêu trên, tác giả luận án cho rằng việc kiểm soát rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn cần phải đƣợc hiểu ở cả hai góc độ, có nghĩa là công ty luôn phải đặt hợp đồng có giá trị lớn dưới sự giám sát nhằm nhận diện, đánh gíá và đƣa ra những biện pháp ứng phó với các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng. Đồng thời công ty cũng phải xem xét để phát hiện, ngăn chặn, xử lý những việc làm trái với quy định của các chủ thể tham gia vào quá trình đó. Nhƣ vậy, có thể định nghĩa kiểm soát rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn là việc nhận diện, đánh giá, đưa ra các biện pháp ứng phó với rủi ro và xử lý những gì trái với quy định có thể gây ra rủi ro trong quá trình xác lập, thực hiện và chấm dứt hợp đồng.

Một phần của tài liệu Cơ chế kiểm soát rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn trong công ty (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(204 trang)