Về kiểm soát việc xác định giá trị của hợp đồng

Một phần của tài liệu Cơ chế kiểm soát rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn trong công ty (Trang 117 - 120)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CƠ CHẾ KIỂM SOÁT RỦI RO ĐỐI VỚI HỢP ĐỒNG CÓ GIÁ TRỊ LỚN TRONG CÔNG TY VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH

2.3. Về kiểm soát việc xác định giá trị của hợp đồng

Về mặt lý luận, như đã phân tích ở Chương 1, giá trị của hợp đồng do các bên tự thoả thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên, đối với những hợp đồng có liên quan đến tài sản, nhằm đƣa ra một mức giá chính xác nhất cho hợp đồng đòi hỏi tài sản đó phải đƣợc định giá. Khi tham gia vào hợp đồng có giá trị lớn có liên quan đến tài sản, công ty thường phải xác định giá trị hợp đồng dựa trên việc thẩm định giá tài sản bằng hai cách sau:

- Cách thứ nhất: công ty tự xác định giá trị tài sản;

128 Xem Nghị quyết số 57/2017/NQ-FTM-HĐQT ngày 27/3/2017của Hội đồng quản trị công ty cổ phần đầu tƣ và phát triển Đức Quân. Truy cập tại trang web

http://file.hstatic.net/1000096054/file/qd_57.pdf ngày 20/4/2018.

- Cách thứ hai: thuê một tổ chức thẩm định giá độc lập.

Đối với cách công ty tự xác định giá trị tài sản: Hiện nay, LDN năm 2020 chỉ quy định về định giá tài sản góp vốn mà không có quy định về định giá đối với tài sản không phải là tài sản góp vốn. Theo đó, trong quá trình hoạt động, tài sản góp vốn sẽ do chủ sở hữu công ty, HĐTV đối với công ty TNHH và CTHD, HĐQT đối với công ty cổ phần và người góp vốn thoả thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá.129 Nhƣ vậy, nếu đối tƣợng của một hợp đồng có giá trị lớn không phải là tài sản góp vốn mà là tài sản công ty có đƣợc trong quá trình hoạt động thì không có quy định nào của LDN đề cập đến việc định giá đối với tài sản đó. Tác giả luận án cho rằng, LDN cần phải bổ sung các điều khoản quy định về định giá đối với tài sản mà tài sản đó không phải là tài sản góp vốn của công ty tương tự như cách quy định về định giá đối với tài sản góp vốn.

Đối với cách thứ hai: Thuê một tổ chức thẩm định giá độc lập

Thay vì tự mình thực hiện việc xác định giá trị tài sản, các công ty trước khi giao kết hợp đồng có giá trị lớn có liên quan đến tài sản có thể thuê một tổ chức thẩm định giá độc lập để thực hiện việc xác định giá trị tài sản. Đây cũng là một khuyến cáo của OECD đối với các công ty.

Tuy nhiên, thực tiễn liên quan đến việc thẩm định giá tài sản trong thời gian qua còn rất nhiều bất cập: nhiều vụ việc giá trị của tài sản đƣợc xác định không đúng. Một vụ việc điển hình trong thời gian gần đây là vụ việc định giá truyền hình AV trong thương vụ giữa Tổng công ty M và công ty cổ phần AV. Do chiến lược phát triển kinh doanh, đến năm 2015, Tổng công ty M thoả thuận mua lại AV. Tổng công ty M đã thuê công ty VC tƣ vấn mua bán, sáp nhập. VC ký hợp đồng thuê công ty TNHH hãng kiểm toán AA và Công ty TNHH định giá HV thực hiện thẩm định giá trị AV. Kết quả nhƣ sau:

- AA định giá AV: 33.000 tỷ đồng;

- VC định giá AV: 24.000 tỷ đồng;

- HV định giá AV: 18.000 tỷ đồng

129 Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật doanh nghiệp năm 2020, khoản 3 Điều 36.

Do VC không có chức năng thẩm định giá nên đại diện của Tổng công ty M đã ký tiếp hợp đồng dịch vụ định giá và thẩm định giá với Công ty TNHH AM về định giá AV với thời điểm định giá là 31/3/2015. Kết quả AM xác định giá trị của AV tại thời điểm 31/3/2015 theo 2 phương pháp, cụ thể: Phương pháp tài sản là: 16000 tỷ đồng và phương pháp thu nhập là 17000 tỷ đồng. Trong khi đó, tại thời điểm 31/3/2015, tổng giá trị tài sản theo sổ sách kế toán của AV là 3.102,9 tỷ đồng. Nhƣ vậy, giá trị tài sản vô hình của AV, chủ yếu là dựa vào kết quả kinh doanh dự báo các năm tiếp theo, đƣợc định giá là gần 13000 tỷ đồng.

Tại phiên toà, Võ Văn M, giám đốc AM đã khai nhận có những sai phạm trong quá trình định giá nhƣ: không kiểm kê tài sản, không phân loại tài sản; không thẩm tra, kiểm chứng nguồn thông tin, tài liệu đƣợc Tổng công ty M cung cấp;

không thẩm tra, kiểm chứng nguồn hồ sơ, tài liệu, số liệu trong Bản đánh giá và các phụ lục kèm theo do VC phát hành; không đánh giá lại tài sản cố định và đặc biệt không khảo sát thực tế, thu thập thông tin về doanh nghiệp.

Thực tế từ vụ việc trên đã cho chúng ta thấy rằng: về nguyên tắc, việc xác định giá trị tài sản, đặc biệt là giá trị của doanh nghiệp là nhiệm vụ của tổ chức định giá.

Tuy nhiên, ngay cả khi thuê một tổ chức thẩm định giá độc lập thì kết quả định giá trong nhiều trường hợp có thể vẫn không phản ánh đúng giá trị tài sản. Vì vậy, với tƣ cách là khách hàng thẩm định giá, có lẽ các công ty cần phải kiểm soát quá trình định giá thông qua: (i) kiểm soát nguồn thông tin, tài liệu đƣợc cung cấp cho tổ chức thẩm định giá và (ii) kiểm soát quy trình thẩm định giá của tổ chức thẩm định giá. Trong vụ việc của M – AV, ngoại trừ yếu tố tƣ lợi của các bị can, các bên có trách nhiệm đã không thực hiện quá trình kiểm soát việc định giá để cho thẩm định viên quyết định mức giá chênh lệch quá lớn so với giá trị thực tế của công ty mà nguyên nhân của sự việc nhƣ đã đƣợc trình bày bởi thẩm định viên Võ Văn M là do thẩm định viên không thẩm tra tài liệu cũng nhƣ không khảo sát thực tế, thu thập thông tin tại doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi các công ty khi thuê tổ chức thẩm định giá phải lưu ý những vấn đề sau:

Thứ nhất: phải kiểm soát toàn bộ tài liệu là cơ sở cho việc định giá, đảm bảo đó là nguồn tài liệu có giá trị pháp lý và đáng tin cậy làm cơ sở cho việc định giá.

Thứ hai, phải thường xuyên thực hiện hoạt động kiểm soát đối với tổ chức thẩm định giá trong quá trình các tổ chức này thực hiện việc thẩm định giá để đảm bảo các thẩm định viên tiếp cận các tài sản trên thực tế, giúp cho thẩm định viên có thể đƣa ra đƣợc mức giá chính xác nhất đối với thực trạng tài sản.

Thứ ba, khi tài sản công ty là đối tƣợng của hợp đồng có giá trị lớn, nhằm tránh rủi ro xảy ra đối với việc định giá tài sản, công ty cần kết hợp cả hai phương án tự định giá và thuê định giá độc lập để có thể đối chiếu, so sánh kết quả của việc định giá, từ đó xác định đƣợc giá trị chính xác cho hợp đồng.

Qua việc phân tích trên, có thể thấy rằng để đảm bảo cho việc định giá tài sản đƣợc chính xác, nhằm bảo vệ quyền lợi cho công ty cũng nhƣ các chủ sở hữu, công ty nên kết hợp việc tự xác định giá trị tài sản với thuê một tổ chức định giá độc lập để có thể so sánh và quyết định một mức giá phù hợp nhất cho hợp đồng.

Một phần của tài liệu Cơ chế kiểm soát rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn trong công ty (Trang 117 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(204 trang)