Kết quả điều tra

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực thực hành cho học sinh lớp 11 chuyên sinh (Trang 41 - 51)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.3. Cơ sở thực tiễn

1.3.5. Kết quả điều tra

1.3.5.1. Nhận thức của GV và HS về vai trò của dạy học TH Sinh học trong chương trình chuyên

- Trước tiên, chúng tôi xem xét thái độ của HS chuyên Sinh đối với việc học TH Sinh học. Kết quả điều tra cho thấy, HS chuyên rất tích cực đối với việc học TH Sinh học, cụ thể: rất thích (92/318, chiếm 29%), thích (157/318, chiếm 49%), bình thường (28/318, chiếm 9%) và không thích (41/138, chiếm 13%). Như vậy, HS chuyên thích học TH là do bản thân các em rất yêu thích môn học và thích học thông qua TH. Đây là cơ sở và nền tảng phù hợp cho hoạt động dạy học phát triển NLTH Sinh học.

Khi điều tra về mục đích của việc học TH Sinh học đối với HS, kết quả được được thể hiện trong biểu đồ 1.1

Biểu đồ 1.1. Kết quả điều tra về mục đích của việc học TH Sinh học đối với HS chuyên Sinh

Số liệu trên cho thấy, phần lớn HS chuyên (45%) cho rằng việc học TH của các em là giúp minh họa và hiểu rõ hơn các kiến thức đã học và 15% HS muốn học TH có thể rèn luyện các kĩ năng và thao tác trong phòng TN, chứ chưa lưu tâm đến việc học TH để hình thành kiến thức mới (10%) và một số nữa (7%) có mục đích tiếp cận với các bài thi TH cấp quốc gia và Olympic quốc tế. Với các mục đích bộc lộ được vai trò của học TH đối với sự phát triển NL của HS chuyên như tìm hiểu về giới tự nhiên và sinh vật (9%) và rèn luyện các kĩ năng của một nhà khoa học tự nhiên (10%) thì tỉ lệ các em nhận thức được cũng còn thấp. Như vậy có thể thấy,

hiện nay HS chuyên Sinh thực sự chưa nhận thức đầy đủ vai trò của việc dạy học TH. Điều này có thể lí giải do việc dạy học TH chưa được tiếp cận đúng, một số ít HS học TH để phục vụ cho các kì thi HS giỏi, điều kiện cơ sở chưa đáp ứng đầy đủ cũng như điểm bài TH vẫn chưa được sử dụng trong quá trình đánh giá đúng mức với vai trò của nó.

- Đối với GV, chúng tôi tiến hành khảo sát về các yêu cầu của các thầy cô đối với công tác dạy học TH Sinh học hiện nay kết quả thu được trong biểu đồ 1.2.

Biểu đồ 1.2. Kết quả điều tra về yêu cầu của GV đối với công tác dạy học TH hiện nay

Kết quả cho thấy rất rõ các yêu cầu cấp thiết của GV dạy chuyên trong quá trình dạy học TH Sinh học hiện nay. Hầu hết các yêu cầu đều có mức độ rất cần thiết chiếm tỉ lệ cao, đó là những yêu cầu về các điều kiện cơ sở vật chất (70%), xây dựng kế hoạch dạy học TH (56%), thiết kế các công cụ đánh giá kĩ năng TH cho HS (58%) và xác định được các mục tiêu dạy học TH (44)%. Tỉ lệ đánh giá không cần thiết đều rất thấp thậm chí là GV không chọn.

Như vậy, chúng tôi nhận thấy rằng, công tác tổ chức dạy học TH ở các trường chuyên còn thiếu rất nhiều các điều kiện, từ cơ sở vật chất như đồ dùng, thiết bị cho đến các điều kiện đáp ứng nội dung và phương pháp tổ chức dạy học. Đồng thời, GV cũng rất muốn tiếp cận dạy học TH với đúng ý nghĩa tiếp cận dạy học phát triển NL và NLTH cho HS chuyên Sinh.

1.3.5.2. Thực trạng chương trình dạy học TH Sinh học hiện nay đối với HS chuyên Sinh về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá trong quá trình dạy TH Sinh học của GV dạy chuyên Sinh.

Khi HS được hỏi về những nguyên nhân khiến HS chưa hứng thú với các bài TH Sinh học trong chương trình chuyên Sinh hiện nay thì kết quả khảo sát thu được trong bảng 1.3

Bảng 1.3. Kết quả điều tra về những nguyên nhân khiến HS chưa hứng thú với các bài TH Sinh học

Nguyên nhân Số lượng Tỉ lệ

Một số bài TH có nội dung không gây hứng thú cho HS 123/318 39%

Số lượng các bài TH và thời gian học còn quá ít 276/318 87%

Cách tổ chức dạy học TH chưa hiệu quả 235/318 74%

Có nhiều bài TH trên các đối tượng mẫu vật hoặc phương

pháp chưa phù hợp 34/318 11%

Nội dung các bài TH không liên quan đến các bài kiểm tra

và bài thi HSG. 195/318 61%

Từ kết quả điều tra cho thấy, việc dạy học TH Sinh học trong chương trình chuyên hiện nay còn tồn tại khá nhiều hạn chế: hầu hết các ý kiến của HS đều tập trung vào 3 nguyên nhân: số lượng các bài TH và thời gian học còn quá ít (87%), cách tổ chức dạy học TH chưa hiệu quả (74%) và nội dung các bài TH không liên quan đến các bài kiểm tra, không gây được nhiều hứng thú đối với HS (61%), đặc biệt là nguyên nhân cách tổ chức dạy học TH chưa hiệu quả, cách thức đổi mới phương pháp dạy học phần TH còn chưa được GV chú trọng. Tuy nhiên, qua bảng thống kê cho thấy mặc dù cơ sở vật chất còn rất thiếu để thực hiện các bài TH hiện nay nhưng GV cũng đã lựa chọn được mẫu vật và phương pháp dạy học khá phù hợp.

Để tìm hiểu về chương trình và nội dung dạy học TH Sinh học đối với HS chuyên, chúng tôi tiến hành điều tra đối với 92 GV về thực trạng sử dụng và mức độ sử dụng nội dung các bài TH trong chương trình chuyên Sinh, thu được kết quả ở bảng 1.4 sau:

Bảng 1.4. Kết quả điều tra mức độ sử dụng về nội dung và mức độ phù hợp của các bài TH trong chương trình chuyên Sinh

Nội dung điều tra Kết quả

Số lượng Tỉ lệ Mức độ sử dụng bài

TH thí nghiệm của GV

Thường xuyên 58 63,0%

Thỉnh thoảng 25 27,2%

Hiếm khi 9 0,8%

Tổng 92 100%

Mức độ phù hợp về nội dung các bài TH

Khó thực hiện 17 18,5%

Không sát với kiến thức lý thuyết và

yêu cầu về các kĩ năng TH 21 22,8%

Chỉ phù hợp với chương trình TH

không chuyên 52 56,5%

Phù hợp với chương trình chuyên Sinh 2 2,2%

Tổng 92 100%

Kết quả cho thấy, hiện nay trong các trường chuyên, môn Sinh chuyên đã được các thầy cô chú trọng dạy học phần TH và các TH được GV sử dụng thường xuyên hơn trong quá trình dạy học (chiếm 63,0%). Nội dung của các bài TH trong chương trình chuyên Sinh chưa phù hợp với phần kiến thức lý thuyết, cũng như yêu cầu của các bài thi TH trong khu vực và quốc tế (IBO), chương trình hiện nay chỉ phù hợp với chương trình không chuyên (56,5%). Như vậy, về nội dung TH Sinh học dùng cho HS chuyên còn nhiều bất cập cần có sự bổ sung, sửa đổi, mà nguyên nhân là chưa có bộ sách giáo khoa chính thức cho hệ chuyên, GV phải tự xây dựng bộ tài liệu dùng cho quá trình dạy và học, đồng thời phần dạy học TH thì chưa có sự thống nhất cả về chương trình, nội dung và phương pháp dạy học.

Để xác định những khó khăn của GV trong dạy học TH Sinh học theo định hướng rèn luyện và phát triển NL, chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi về các nội dung và kết quả thu được ở biểu đồ 1.3:

Biểu đồ 1.3. Kết quả điều tra về những khó khăn của GV trong quá trình dạy học phát triển NLTH Sinh học cho HS chuyên Sinh

Kết quả thu được cho thấy đa số các GV chuyên Sinh đều đánh giá khá tích cực về chương trình và mục tiêu dạy học ở nội dung tiểu học. Chỉ có một số GV cho rằng không phù hợp về chương trình chuyên đối với mục tiêu dạy học phát triển NLTH (chiếm 30.4%) và 32,6% số GV chuyên còn chưa hiểu rõ xu hướng dạy học phát triển NL hiện nay. Bên cạnh đó, trong quá trình dạy học phát triển NLTH Sinh học cho HS chuyên thì khó khăn lớn nhất đối với các thầy cô là điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho công tác TH chưa được đáp ứng (chiếm tới 87%). Điều này khá hợp lí vì do cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu dạy và học TH ở mức tối thiểu nên HS chuyên hiện nay kĩ năng TH Sinh học cơ bản còn thấp. Cần phải bồi dưỡng tập huấn GV về cơ sở lý thuyết dạy học phát triển NLTH, cách thiết kế chương trình, mục tiêu dạy học (còn khoảng 32,6%).

- Để xác định mức độ sử dụng các loại công cụ rèn luyện và đánh giá NLTH Sinh học hiện nay, chúng tôi đưa ra bảng hỏi để đánh giá từng công cụ với 4 mức độ sử dụng từ không bao giờ đến rất thường xuyên. Kết quả thu được trong biểu đồ 1.4. Qua các số liệu thu được cho thấy công cụ được hầu hết các GV sử dụng ở mức thường xuyên là làm báo cáo (60%) và câu hỏi trắc nghiệm (52%) sau đó là các câu hỏi tự luận (58%); thỉnh thoảng các GV có sử dụng công cụ phiếu hỏi thông qua quan sát, theo dõi (46%), bài tập tình huống (34%); nhiều GV chưa sử dụng các công cụ là checklis, rubrics, bài tập hợp đồng, thang đo (48%, 52%,

36%, 38%)

Biểu đồ 1.4. Kết quả điều tra về mức độ sử dụng các công cụ đánh giá trong dạy học TH của GV chuyên

Có thể thấy rằng, hiện nay việc sử dụng các công cụ đánh giá NLTH của HS chuyên Sinh của GV còn chưa đồng đều và chưa có nhiều sự đổi mới. Hầu hết các thầy cô còn sử dụng các biện pháp truyền thống, và các công cụ đánh giá theo hướng phát triển NLTH chưa được chú trọng.

1.3.5.3. Thực trạng về mức độ thực hiện các kĩ năng TH Sinh học của HS chuyên Sinh.

Để đánh giá thực trạng mức độ thực hiện các kĩ năng TH Sinh học của HS chuyên Sinh, chúng tôi sử dụng công cụ là hệ thống các câu hỏi. Nội dung các câu hỏi gắn với các kĩ năng TH Sinh học của HS, với 5 mức trả lời tương đương với số điểm 2, 4, 6, 8, 10 trong đó mức 1 là ít thành thạo nhất và mức 5 là thành thạo ở mức độ có sáng tạo, tiếp cận kĩ năng nghiên cứu khoa học. Kết quả thu được ở biểu đồ 1.5 như sau:

Biểu đồ 1.5. Kết quả điều tra về mức độ thành thạo các kĩ năng TH Sinh học hiện nay do HS tự đánh giá

Những kĩ năng TH Sinh học do HS tự đánh giá có giá trị trung bình dao động ở mức điểm trung bình là 5-6 điểm là chủ yếu, các kĩ năng có điểm đánh giá nhỏ hơn 5 là thao tác TH và quan sát, ghi chép số liệu, đưa ra các phán đoán cụ thể và kĩ năng đề xuất cải tiến cho bài TH, đặc biệt kĩ năng có điểm tự đánh giá cao là hợp tác nhóm để thảo luận về kết quả nghiên cứu 7.22 điểm.

Đối với kết quả đánh giá của GV đối với HS được trình bày ở biểu đồ 1.6:

Biểu đồ 1.6. Kết quả điều tra về mức độ thành thạo các kĩ năng TH Sinh học hiện nay của HS do GV đánh giá

Tương tự là về mức độ thành thạo các kĩ năng, nhưng điểm đánh giá trung bình ở mức thấp hơn một chút. Các kĩ năng có điểm trung bình dưới 5 là lựa chọn thiết bị, mẫu vật và phương pháp tiến hành, kĩ năng phân tích số liệu, đề xuất cải tiến cho bài TH. Kĩ năng nhận biết mục đích vấn đề TH có điểm cao nhất là 6,86, kĩ năng này cũng đạt điểm trên 6 khi HS tự đánh giá. Điều này cho thấy, việc dạy học TH hiện nay chưa tập trung nhiều để rèn các kĩ năng và phát triển NLTH Sinh học cho HS.

Một số nhận xét chung từ kết quả điều tra

- Kết quả điều tra cho thấy HS và GV chuyên Sinh đều nhận thức được vai trò quan trọng việc dạy và học TH Sinh học, nhưng ở mức độ chưa đầy đủ. Dạy học theo định hướng rèn luyện và phát triển NLTH Sinh học hiện nay là rất cần thiết đối với HS chuyên, giúp các em có thể tiếp cận với trình độ quốc tế, phát huy NL của HS chuyên để trở thành các nhà khoa học trong tương lai

- GV chưa có sự quan tâm đúng mức đến việc phát triển NLTH Sinh học cho HS chuyên. Hiện nay, việc tổ chức thực hiện chương trình dạy học TH còn chưa đáp ứng được nhu cầu dạy học cũng như mục tiêu, yêu cầu của chương trình chung cũng như chương trình chuyên. Các bài TH hiện nay sử dụng trong dạy học TH còn ít, chưa được thiết kế và xây dựng trên cơ sở dạy học phát triển NL, vì vậy chủ yếu dạy TH để minh họa và củng cố một số phần nội dung kiến thức

- Việc dạy học TH Sinh học cũng như các môn khoa học tự nhiên khác ở các trường THPT chuyên đang dần được quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, cơ sở vật chất của nhà trường vẫn là khó khăn lớn nhất để GV có điều kiện tổ chức các bài TH theo chương trình. Bên cạnh đó, các điều kiện về cơ sở lí luận về dạy học phát triển NLTH cho HS chuyên cũng chưa đầy đủ. Phần lớn GV mới chỉ thực hiện các bài TH theo thời lượng quy định, chưa chủ động xây dựng hệ thống các bài TH trong dạy HS học theo định hướng phát triển NL.

Để giải thích cho những thực trạng trên, có thể kể đến một số nguyên nhân chủ yếu như:

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của nhà trường chưa đáp ứng. Đặc biệt

là hệ thống các dụng cụ, hoá chất cũng như mẫu vật phục vụ thí nghiệm TH.

- Vẫn tồn tại tình trạng mất cân đối giữa thời lượng lý thuyết và TH. Đa số các hoạt động chuyên môn đều hướng tới việc dạy học lý thuyết, dạy học TH chủ yếu chỉ nhằm mục đích minh họa kiến thức. Một số nội dung TH hiện nay trong SGK hiện hành đã không còn phù hợp với chương trình GDPT 2018, chưa đáp ứng được các yêu cầu đề ra.

- Chương trình chuyên Sinh hiện nay mới chỉ được Bộ giáo dục quy định mục tiêu về việc phát triển các kĩ năng TH, nhưng chưa có hệ thống các bài dạy phù hợp với mục tiêu đó. Vì vậy các bài TH thí nghiệm trong chương trình chuyên chỉ là lấy từ nội dung chương trình Sinh học nâng cao ở khối không chuyên và các bài TH do GV tự sưu tầm chưa có độ phù hợp cao (về nội dung, về điều kiện thực hiện...) so với thực tiễn dạy học ở nhiều trường THPT chuyên hiện nay.

Tiểu kết chương 1

1. Qua phân tích, tổng hợp các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án, chúng tôi nhận thấy:

- Trên thế giới và trong nước đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề về rèn luyện, phát triển kĩ năng, NL cho người học. Tuỳ theo cách tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu giáo dục đã đưa ra cơ sở lý luận cũng như đã đề xuất phương pháp đánh giá, các tiêu chí để đánh giá sự phát triển một số NL của người học, đồng thời các nghiên cứu cũng đã khẳng định vai trò của dạy học TH trong quá trình dạy học.

- Gần đây, một số vấn đề lý luận về dạy học TH, thí nghiệm cho HS THPT đã được quan tâm nghiên cứu, tuy nhiên cấu trúc và các biểu hiện, tiêu chí đánh giá NLTH của HS THPT cũng như HS chuyên chưa được các tác giả đi sâu nghiên cứu.

2. Làm rõ khung lý luận của đề tài về dạy học TH và NLTH Sinh học của HS chuyên Sinh, gồm: khái niệm NLTH; NLTH Sinh học của HS chuyên; cấu trúc của NLTH Sinh học và các biểu hiện của các NL thành phần.

3. Từ những nghiên cứu về tổng quan và cơ sở lí luận của đề tài, chúng tôi đã tiến hành điều tra thực trạng việc dạy và học TH Sinh học đối với HS chuyên Sinh ở các trường THPT chuyên hiện nay; tìm hiểu nhận thức của GV và việc dạy HS học theo hướng rèn luyện và phát triển NLTH Sinh học cho HS. Kết quả điều tra cho thấy tuy đa số GV nhận thức được về vai trò và tầm quan trọng của việc dạy và học TH Sinh học, nhưng trên thực tế công việc này còn được tiến hành rất hạn chế, do GV chưa thực sự có được những hiểu biết chuẩn xác và khoa học về NLTH Sinh học, vì vậy để xây dựng hệ thống bài TH Sinh học phù hợp với yêu cầu dạy HS chuyên cũng như việc đánh giá NLTH còn chưa thực sự phù hợp. Điều này một lần nữa khẳng định đề tài mà chúng tôi thực hiện là có ý nghĩa và đáp ứng được nhu cầu của GV và HS chuyên về dạy học TH hiện nay ở các trường chuyên.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực thực hành cho học sinh lớp 11 chuyên sinh (Trang 41 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(222 trang)