Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá NL thực hành Sinh học

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực thực hành cho học sinh lớp 11 chuyên sinh (Trang 100 - 106)

CHƯƠNG 2. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC HÀNH SINH HỌC CHO HỌC SINH LỚP 11 CHUYÊN SINH

2.4. Thiết kế công cụ rèn luyện và đánh giá NLTH Sinh học trong dạy HS học 11 đối với HS chuyên Sinh

2.4.1. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá NL thực hành Sinh học

Trước tiên, chúng tôi xác định các kĩ năng TH Sinh học cần rèn luyện và phát triển đối với HS chuyên Sinh cùng các tiêu chí thể hiện ở bảng 2.7.

Bảng 2.7. Các tiêu chí của các kĩ năng TH cần rèn luyện đối HS chuyên Sinh

Kĩ năng Tiêu chí

Đặt câu hỏi nghiên cứu và đề xuất giả thuyết

- Phân tích nội dung kiến thức liên quan đến vấn đề TH - Nêu được giả thuyết cho vấn đề cần TH.

Mô tả thiết kế bài TH - Lựa chọn các thiết bị và thiết kế quy trình theo phương pháp TH phù hợp.

- Kiểm soát được các yếu tố có thể tác động đến quá trình thực hiện.

Thực hiện các phương pháp TH

- Vận dụng được các kĩ năng TH để thực hiện các bước TH.

- Kiểm soát được thời gian và ảnh hưởng của các bước . Thu thập, xử lí kết quả

thu được

- Quan sát, ghi chép, tổng hợp kết quả một cách đầy đủ, chính xác, khoa học.

- Phân tích được kết quả để giải thích các hiện tượng rút ra kết luận khoa học.

Đưa ra phương án đánh giá hoặc đề xuất phương án thực nghiệm

- Bình xét được kết quả ban đầu.

- Có thể đưa ra được kế hoạch thực nghiệm để nghiên cứu vấn đề mới xuất hiện.

Trong phạm vi luận án, căn cứ vào các kĩ năng TH cần rèn luyện và phát triển cho HS chuyên Sinh đã được đề xuất, chúng tôi tiến hành đánh giá 5 kĩ năng thành phần cơ bản được lựa chọn cấu thành NLTH Sinh học theo các tiêu chí đã được xác định. Ở mỗi tiêu chí (biểu hiện hành vi) được đánh giá ở 3 mức độ: mức độ 1; mức độ 2 và mức độ 3; trong đó biểu hiện của hành vi ở mức độ 3 được đánh giá cao hơn mức độ 2 và ở mức độ 2 được đánh giá cao hơn mức độ 1. Trong các mức độ mà chúng tôi đưa ra, ở mức độ càng cao thì vai trò chủ động thực hiện bài TH của HS càng tăng và tiến tới HS hoàn toàn chủ động trong hoạt động học TH và

có thể tiến hành hoạt động thực nghiệm hoặc nghiên cứu khoa học. Ở mức độ cao nhất của quá trình rèn luyện, HS chuyên chú trọng rèn các kĩ năng như nghiên cứu, tư duy, kĩ năng sáng tạo, thiết kế ra đề tài nghiên cứu, tự học, quản lý việc học.

Các kĩ năng TH Sinh học cần rèn luyện và phát triển đối với HS chuyên Sinh và diễn giải mức độ của từng tiêu chí được chúng tôi đề xuất ở bảng 2.8 dưới đây:

Bảng 2.8. Các cấp độ biểu hiện hành vi trong các kĩ năng TH cần rèn luyện và phát triển đối với HS chuyên Sinh

KN Biểu hiện

hành vi Cấp độ biểu hiện của hành vi Xếp loại

Đặt câu hỏi nghiên cứu và đề xuất giả thuyết

1.1. Phân tích nội dung kiến thức liên quan đến vấn đề TH

Nêu được nội dung kiến thức vấn đề TH nhưng chưa đưa ra được câu hỏi nghiên cứu.

A1.1 Đưa ra được một số câu hỏi liên quan đến nội

dung kiến thức cần để TH.

A1.2 Hiểu mối liên quan giữa lý thuyết và TH đưa

ra được các câu hỏi nghiên cứu chuẩn xác.

A1.3

1.2. Đặt giả thuyết cho vấn đề cần TH

Nêu được các biến nhưng chưa chính xác. A2.1 Xác định được biến độc lập và biến phụ

thuộc nhưng chưa đặt đúng câu hỏi nghiên cứu.

A2.2

Nêu được giả thuyết đúng và đầy đủ. A2.3

Mô tả thiết kế bài TH

2.1.Lựa chọn các thiết bị và thiết kế quy trình theo phương pháp TH phù hợp

Lựa chọn được thiết bị nhưng chưa đưa ra được các bước thực hiện.

B1.1 Lựa chọn được thiết bị và đưa ra các bước

thực hiện nhưng phương pháp chưa thật sự phù hợp và chuẩn xác.

B1.2

Đưa ra được quy trình thực hiện với thiết bị và phương pháp phù hợp.

B1.3 2.2.Kiểm soát

được các yếu tố có thể tác động đến quá trình

Quy trình thực hiện chưa chặt chẽ, chưa dự báo được các yếu tố tác động.

B2.1 Quy trình đầy đủ nhưng chưa dự báo được

đầy đủ các yếu tố tác động.

B2.2

KN Biểu hiện

hành vi Cấp độ biểu hiện của hành vi Xếp loại thực hiện. Quy trình đầy đủ và có thể kiểm soát được

các yếu tố tác động.

B2.3

Thực hiện các kĩ năng và phương pháp TH

3.1. Vận dụng các kĩ năng khoa học để thực hiện các bước TH.

Thực hiện được các kĩ năng nhưng phải cần sự hướng dẫn của GV.

C1.1 Thực hiện các kĩ năng không cần hướng dẫn

nhưng chưa tự điều chỉnh được.

C1.2 Chủ động hoàn thành tốt các kĩ năng KH C1.3

3.1.Kiểm soát thời gian và ảnh hưởng của các bước

Thực hiện được các phương pháp theo hướng dẫn cho trước nhưng chưa kiểm soát được thời gian.

C2.1

Thực hiện được các phương pháp TH đúng thời gian không cần hướng dẫn nhưng vẫn còn mắc lỗi.

C2.2

Tiến hành đúng phương pháp TH đồng thời điều chỉnh được thời gian và các bước một cách phù hợp.

C2.3

Thu thập, xử lí kết quả thu được để báo cáo.

4.1. Quan sát, ghi chép, tổng hợp kết quả một cách đầy đủ, chính xác.

Quan sát chưa đầy đủ và chưa ghi chép được kết quả theo mẫu chi tiết

D1.1 Quan sát đầy đủ và ghi chép kết quả theo

mẫu một cách sơ lược.

D1.2 Quan sát đầy đủ và ghi chép kết quả một cách

khoa học không cần mẫu cho trước.

D1.3 4.2. Phân tích

được kết quả để giải thích các hiện tượng rút ra kết luận khoa học.

Phân tích kết quả theo sự hướng dẫn của GV và chưa rút ra kết luận.

D2.1 Phân tích kết quả không cần hướng dẫn của

GV và rút ra kết luận nhưng chưa đầy đủ.

D2.2 Phân tích được mối liên hệ có tính phổ biển

giữa các biến trong bài TH và rút ra kết luận.

D2.3 Đưa ra 5.1. Bình xét Xác định được một vài lỗi trong bài TH E1.1

KN Biểu hiện

hành vi Cấp độ biểu hiện của hành vi Xếp loại phương

án đánh giá hoặc đề xuất phương án thực nghiệm

được kết quả ban đầu.

Bình xét được kế hoạch ban đầu và nêu ra được các thay đổi cần thiết trong bài TH.

E1.2 Đánh giá được kế hoạch ban đầu và chỉ ra

phương pháp mang tính hệ thống để giải quyết các kết quả không mong đợi.

E1.3

5.2. Có thể đưa ra được kế hoạch thực

nghiệm để

nghiên cứu vấn đề mới xuất hiện.

Đề xuất kế hoạch thực nghiệm để nghiên cứu một vấn đề TH nhưng chưa cụ thể.

E2.1 Chi tiết hóa được các bước trong quy trình

thực nghiệm.

E2.2 Đưa ra kế hoạch thực nghiệm có logic để

nghiên cứu vấn đề TH.

E2.3

2.4.1.2. Lượng hóa mức độ đạt được tối đa của mỗi tiêu chí với từng kĩ năng thành phần

Để lượng hóa mức độ đạt được trong từng tiêu chí của các kĩ năng TH Sinh học cần rèn luyện và phát triển cho HS chuyên Sinh, chúng tôi đề xuất dùng thang điểm 10 để lượng hóa từng tiêu chí với mức định lượng được mô tả trong bảng 2.9 dưới đây:

Bảng 2.9. Lượng hóa mức độ đạt được của từng tiêu chí của các kĩ năng TH Sinh học đối với HS chuyên Sinh theo thang điểm 10

Các tiêu chí của các kĩ năng TH Điểm tối đa

Tổng điểm tối đa của

KN Đặt câu hỏi

nghiên cứu và đề xuất giả thuyết

Phân tích nội dung kiến thức liên quan

đến vấn đề TH.

10đ Nêu được giả thuyết cho vấn đề cần TH.

Mô tả thiết kế

Lựa chọn các thiết bị và thiết kế quy

trình theo phương pháp TH phù hợp. 5đ 10đ

bài TH Kiểm soát được các yếu tố có thể tác

động đến quá trình thực hiện. 5đ Thực hiện các

kĩ năng và phương pháp TH

Vận dụng được các kĩ năng TH để thực

hiện các bước TH.

Kiểm soát được thời gian và ảnh hưởng 10đ

của các bước.

Thu thập, xử lí kết quả thu được.

Quan sát, ghi chép, tổng hợp kết quả

một cách đầy đủ, chính xác. Phân tích được kết quả để giải thích các 10đ

hiện tượng rút ra kết luận khoa học. 5đ Đưa ra phương

án đánh giá hoặc đề xuất phương án thực nghiệm.

Bình xét được kết quả ban đầu. Có thể đưa ra được kế hoạch thực 10đ

nghiệm để nghiên cứu vấn đề mới xuất hiện.

Sau khi lượng hóa mỗi tiêu chí theo thang điểm 10, chúng tôi quy đổi sang mức chất lượng của từng kĩ năng tương ứng như sau: mức 1- M1 (0 → 4 điểm); mức 2- M2 (trên 4 → 7 điểm) và mức 3- M3 (trên 7 →10 điểm).

Như vậy, trên cơ sở lượng hóa mỗi tiêu chí của các kĩ năng TH Sinh học về thang điểm 10 ta sẽ có tổng điểm tối đa của NL này là 50 điểm (ứng với tổng điểm tối đa của 10 tiêu chí).

2.4.2. Xây dựng các nguồn minh chứng đánh giá các kĩ năng TH Sinh học của HS chuyên Sinh

Nguồn minh chứng đánh giá được xây dựng và sử dụng phải đặc trưng, có giá trị, có độ tin cậy và có độ phân biệt. Đồng thời, khi xây dựng nguồn minh chứng đánh giá cần xây dựng bảng tiêu chí đánh giá cụ thể (dựa theo bảng tiêu chí đánh giá các kĩ năng TH) tương ứng với từng nguồn minh chứng đánh giá đó.

2.4.2.1. Nguồn minh chứng đánh giá các kĩ năng TH Sinh học

Chúng tôi tiến hành đánh giá các kĩ năng TH Sinh học trong quá trình theo dõi hoạt động của HS ở các bài TH, sau đó đánh giá bằng phương pháp quan sát của GV và ghi nhận thông qua Phiếu đánh giá kĩ năng; và bài viết của HS thông qua phiếu TH và Báo cáo TH. Bên cạnh đó việc đánh giá các kĩ năng TH Sinh học còn có thể thực hiện thông qua các bài tập TH của HS được thiết kế trong bài TH. Như

vậy, các nguồn minh chứng đánh giá NLTH Sinh học bao gồm: Bài tập TH, phiếu đánh giá kĩ năng và báo cáo TH. Các minh chứng này được sử dụng đánh giá các kĩ năng TH Sinh học thể hiện ở bảng 2.10.

Bảng 2.10. Nguồn minh chứng đánh giá các kĩ năng TH Sinh học đối với HS chuyên Sinh

Các kĩ năng

Minh chứng đánh giá Bài tập

TH

Báo cáo TH

Phiếu đánh giá kĩ năng Đặt câu hỏi nghiên cứu và đề xuất giả thuyết. ×

Mô tả thiết kế bài TH × ×

Thực hiện các kĩ năng và phương pháp TH ×

Thu thập, xử lí kết quả thu được × ×

Đưa ra phương án đánh giá hoặc đề xuất phương

án thực nghiệm × ×

2.4.2.2. Nguồn minh chứng đánh giá sự phát triển mức độ nhận thức tri thức khoa học Sinh học.

Để đánh giá mức độ nhận thức tri thức khoa học Sinh học mà HS chuyên có được qua quá trình học các chủ đề TH, chúng tôi xây dựng các bài kiểm tra kiến thức trên cơ sở các biểu hiện về NL nhận thức Sinh học và khả năng nhận thức tri thức khoa học Sinh học.

Khả năng nhận thức Sinh học là một trong những NL chuyên biệt cần hình thành và phát triển trong dạy học Sinh học. Khả năng nhận thức tri thức khoa học là một phần của NL nhận thức Sinh học. Nó có thể được hình thành thông qua quá trình dạy học TH và phù hợp với tư chất của HS chuyên Sinh. Căn cứ theo Moore (1993) [70], khoa học là cách thức để hiểu biết. Khoa học không chỉ là việc thu thập các sự kiện riêng lẻ, mà hơn thế, đó là một quá trình trong đó các nhà khoa học nhận thức về thế giới và giải quyết các vấn đề; Theo Auger (1996) [53], tri thức khoa học là những tri thức được tích lũy qua hoạt động nghiên cứu khoa học, thông qua kết quả của việc quan sát, thí nghiệm các hiện tượng, sự kiện, hoạt động xảy ra trong xã hội và tự nhiên.

Để đánh giá mức độ nhận thức tri thức khoa học Sinh học, chúng tôi xây dựng ma trận chung cho các bài kiểm tra kiến thức trong quá trình dạy TH cho HS chuyên Sinh lớp 11 gồm các biểu hiện:

- Nhận thức được các hiện tượng, quá trình Sinh học

- Khái quát được các sự vật hiện tượng qua việc xác định mối liên quan giữa cấu trúc phù hợp với chức năng ở cấp độ cơ thể.

- Vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề Sinh học bằng thực nghiệm.

Theo đó, ở mỗi chủ đề dạy học TH, các biểu hiện lại được cụ thể hóa bằng các kiến thức và các kĩ năng cần đánh giá ở các mức độ thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Điểm bài kiểm tra tối đa 10 điểm và căn cứ để lượng hóa mức độ phát triển khả năng nhận thức tri thức Sinh học của HS chuyên Sinh. Cụ thể, mức 1- M1 (0 → 4 điểm); mức 2- M2 (trên 4 → 7 điểm) và mức 3- M3 (trên 7 → 10 điểm).

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực thực hành cho học sinh lớp 11 chuyên sinh (Trang 100 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(222 trang)