ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng, phát triển của một số giống lan mokara tại thành phố tam kỳ, quảng nam (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.8. ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA

Các cây lan, nhất là phong lan, sống bám trên các cây cao, chúng lấy nước từ các trận mưa, từ hơi nước trong không khí. Chính ẩm độ quyết định sự hiện diện của các loài phong lan. Yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất đối với ẩm độ là mưa, nhưng

không phải là mưa to hay mưa nhỏ mà chính là sự phân bố mưa trong năm mới thật sự quan trọng: mưa rải rác tạo độ ẩm cao hơn mưa tập trung, vì vậy mà các vùng mưa nhiều, ẩm độ cao sẽ có nhiều phong lan.

Nước từ các trận mưa, từ không khí được hút vào rễ, di chuyển qua thân và thoát hơi nước qua lá. Sự di chuyển ấy là vô cùng quan trọng đối với cây lan vì nó giúp cho việc vận chuyển thực phẩm trong cây. Nhu cầu lượng nước ấy là rất lớn cho nên phải tưới nước cho cây lan.

Cây thiếu nước vì hiện tượng thoát hơi nước xảy ra qua lá. Sự thoát hơi nước là hiện tượng bốc hơi cho nên nó tuỳ thuộc vào ẩm độ; nếu không khí no hơi nước thì không có sự thoát hơi nước, nhưng nếu không khí khô ráo thì sự thoát hơi nước gia tăng. Vì vậy vào ban ngày, ánh sáng một mặt làm cho không khí nóng khô nên cường độ thoát hơi nước tăng mau. Nhưng nếu không khí quá khô thì khí khẩu đóng lại và sự thoát hơi nước ngừng.

Sự quang hợp và hô hấp rất cần nước cho nên khi thiếu nước thì các phải ứng biến dưỡng giảm đi hay ngừng nghỉ. Sự thiếu nước xảy ra vào mùa khô, lúc ấy lá khô héo rụng đi, cường độ quang hợp thấp. Để tránh được sự bất lợi này, vào mùa khô hạn, các địa lan thường héo khô thân lá, chỉ còn củ sống nghỉ dưới mặt đất, chờ mùa mưa là phát triển trở lại. Còn đối với phong lan, sống ở vùng khô thì có lá mập và dày để dự trữ nước, có lớp cutin dày ở mặt ngoài của lá để chống lại sự thoát hơi nước hoặc phiến lá nhỏ lại hay biến thành hình trụ như trường hợp của Vanda teres, hoặc thậm chí là vàng rụng đi như Báo hỷ (Dendrobium secundum)

Nhưng không phải tất cả nước vào cây đều bị thoát hơi ra ngoài. Thật ra nước là thành phần quan trọng chiếm tỷ lệ 60-90% trọng lượng của cây lan. Nước ở trong cây ở 3 trạng thái. Phần lớn là nước tự do làm tan các chất, như nước ở nhựa cây; chính sự thoát hơi nước làm cây héo đi vì mất lượng nước này. Phần còn lại là nước liên kết như nước ở các mao quản, nước tẩm ở trong celuloz, ở trong tinh bột … và cuối cùng là nước cấu tạo dự phần mật thiết trong sinh thái của cây. Mất lượng nước này thì cây sẽ chết.

Việc chọn địa điểm thích hợp cho việc lập vườn lan sẽ giúp ta giảm được rất nhiều công sức chăm sóc cho lan, trong đó yếu tố ẩm độ là yếu tố quan trọng bậc nhất vì trong thiên nhiên chính yếu tố ẩm độ chi phối việc xuất hiện các vùng có lan. Về phương diện này, ta cần lưu ý 3 loại ẩm độ:

- Ẩm độ của vùng là ẩm độ của khu vực rộng lớn, nơi mà ta sẽ thiết lập vườn lan. Ẩm độ của vùng do điều kiện địa hình, địa lý ở nơi ấy định đoạt. Ví dụ ẩm độ của

vùng cạnh sông rạch cao hơn ẩm độ của vùng đồng trống nhiều gió, ẩm độ của vùng đồi trọc sẽ thấp hơn ẩm độ của vùng có vườn cây ăn trái …

- Ẩm độ của vườn là ẩm độ chính ngay trong vườn lan, ẩm độ này có thể cải tạo theo ý muốn bằng cách đào ao, làm mương rãnh, trồng cây, rải cát, làm giàn che, tưới nước …

- Ẩm độ trong chậu còn gọi là ẩm độ cục bộ, tuỳ thuộc cấy tạo giá thể (chất trồng), thể tích của chậu, loại chậu, vị trí đặt chậu, cách tưới nước, nghĩa là hoàn toàn tuỳ thuộc vào kỹ thuật của người trồng lan.

Sự hài hoà ẩm độ sẽ theo chiều thuận: từ vùng rộng lớn đến vùng nhỏ hơn.

Nghĩa là nếu ẩm độ của vùng cao thì ẩm độ của vườn sẽ cao và ẩm độ của chậu cũng sẽ cao. Điều này sẽ giúp chúng ta dễ dàng điều chỉnh ẩm độ hoàn hảo nhất cho sự phát triển của cây lan. Ví dụ ở vùng có ẩm độ thấp (khô) thì ta cấu tạo giá thể bằng những vật liệu giữ ẩm mạnh như xơ dừa, hoặc tăng số lần tưới nước lên … Nhưng cần lưu ý là ẩm độ của vùng cao thì vẫn tốt hơn ẩm độ cục bộ trong chậu cao, vì ẩm độ trong chậu cao sẽ giữ nước nhiều, gây úng thối, làm hư bộ rễ của cây lan, rễ lan luôn cần thoáng chứ không chịu được sự ngộp nước. Do đó chọn địa điểm thiết lập vườn lan phù hợp sẽ giúp chúng ta giảm được đáng kể chi phí cải tạo môi trường bất lợi.

Lan Mokara cần tưới nước thường xuyên, và vườn lan phải có độ ẩm nhất định, độ ẩm không khí thích hợp cho vườn lan khoảng 70 – 75%. Vườn lan không được quá ẩm ướt, vì nó sẽ làm cho rễ bị thối và nhiều loại nấm bệnh phát triển mạnh. Ta có thể sử dụng độ ẩm kế treo trong vườn lan để hàng ngày theo dõi thường xuyên độ ẩm không khí.

Nên tưới lan vào buổi sáng. Hạn chế tưới lan vào chiều tối, vì dễ gây nấm bệnh trên cây. Nhiệt độ nước tưới cũng cần lưu ý, tránh tưới nước quá lạnh hoặc quá nóng.

Việc tưới nước nên cách xa các lần bón phân lên lá, hạn chế việc rửa trôi phân, để cây có thời gian hấp thụ các dưỡng chất trong phân.

Ngày râm mát tưới một lần, ngày nắng gắt tưới hai lần, tưới bằng hệ thống phun mù tạo môi trường thoáng mát thường xuyên. Khi tưới hai lần trong ngày thì nên tưới vào lúc 9 giờ sáng và 3 giờ chiều. Ngày có mưa hoặc trong mùa mưa thì không cần tưới.

Ngoài ra, trong những nghiên cứu trồng thử nghiệm một số giống hoa lan như Dendro và Hồ điệp trong điều kiện thời tiết khu vực Tam Kỳ, kết quả cho thấy trong mùa mưa nhiều từ cuối tháng 11 dương lịch đến cuối tháng 2 dương lịch năm sau mầm phát hoa và nụ hoa bị hư hại từ 15% đến 30% trong điều kiện vườn trồng không được che mưa (Nguyễn Thiện Tịch, 2006).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng, phát triển của một số giống lan mokara tại thành phố tam kỳ, quảng nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)