TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT HOA LAN MOKARA TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng, phát triển của một số giống lan mokara tại thành phố tam kỳ, quảng nam (Trang 34 - 37)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.11. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT HOA LAN MOKARA TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC

1.11.1. Tình hình sản xuất lan Mokara trên thế giới

Lan đối với người Đông Á được tượng trưng cho tình yêu và vẻ đẹp, hương thơm tao nhã, tất cả thuộc về phái yếu, quý phái và thanh lịch. Lan còn tượng trưng cho sự đông đủ con cái (phúc). Khổng tử đã ví lan với đức tính cao quý cho nên năm tháng lan cũng đồng nghĩa với người quân tử, cao cả, hoàn hảo. Hương thơm của lan để chỉ tình bạn. Khổng tử đề cao lan là vua của những loài cây cỏ có hương thơm.

Phong trào chơi phong lan và địa lan ở Trung Quốc phát triển rất sớm, từ thế kỷ thứ 5 trước công nguyên đã có các tranh vẽ về phong lan còn lưu lại từ thời Hán Tông. Ở

châu Âu bắt đầu để ý đến phong lan từ thế kỷ thứ 18, sau Trung Quốc đến hàng chục thế kỷ và cũng nhờ các thuỷ thủ thời bấy giờ mà phong lan đã đến khắp các miền của địa cầu. Lan chính thức gia nhập vào ngành hoa cây cảnh trên thế giới khoảng hơn 400 năm nay (Draiti, 1960; Coat, 1969; Garay, 1974).

Đến nay loài người đã biết được 750 chi, có khoảng 25.000 loài. Qua kết quả lai tạo và chọn lọc, các nhà chọn giống và trồng lan đã bổ sung thêm 75.000 loài lan mới (Sapror bx-Tea huntum,1953; Camphell 1994). Những cây lan là những cây bụi sống trên mặt đất được gọi là địa lan hoặc bám vào thân cây, cành cây được gọi là phong lan. Họ lan phân bố nhiều nhất trong vùng nhiệt đới, có 250 chi và 6.800 loài.

Tình hình nghiên cứu và sản xuất hoa Lan, thì hiện nay nhiều nước khu vực Đông Á phát triển rất mạnh, đặc biệt là Thái Lan. Thái lan là nước có truyền thồng trồng hoa lan nhiệt đới nổi tiếng và là nước xuất khẩu hoa lan hàng đầu trên thế giới, đi các nước như Châu Âu, Nhật bản, Trung Quốc… với giá trị hàng trăm triệu USD mỗi năm. Để đạt được như vậy, theo TS. Dương Hoa Xô, Thái Lan đã làm tốt khâu nghiên cứu, chọn lọc, lai tạo và nhân giống hoa lan với nhiều công ty tư nhân, viện nghiên cứu tham gia nên hàng năm đưa ra hàng chục giống mới phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng trong nước và đặc biệt là thị trường xuất khẩu; làm tốt việc tổ chức dịch vụ đầu vào phục vụ ngành trồng lan khá bài bản và thuận tiện; có quy mô lớn trong sản xuất: đối với hộ trồng hoa thì thường có diện tích từ 1-3 ha, còn các trang trại, vườn của Công ty, doanh nghiệp có thể 10 – 15 ha nên số lượng hoa lan dạng hàng hoá có thường xuyên và lớn, đủ đáp ứng mọi đơn đặt hàng của khách hàng; và đồng thời họ có đầu ra ổn định do nhờ nhiều doanh nghiệp tham gia thu mua và xuất khẩu hoa, chủ động từ khâu chọn tạo giống đến nhân giống, trồng, xuất khẩu. Cụ thể, sau 40 năm tổ chức sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu hoa Lan đến nay Thai Lan có khoảng 3800ha trồng hoa Lan các loại, trong đó Dendrobium và Mokara (cắt cành) chiếm đầu bảng về diện tích; về sản xuất, 60 – 70% sản lượng lan cắt cành của Thailand được xuất khẩu đến 38 nước trên thế giới, đạt giá trị 104 triệu USD (2009).

Trong đó, xuất khẩu sang Việt nam như sau: Dendrobium: 22.917.059 cành và 2.502.178 chậu; Mokara: 153.288 cành và 444.910 chậu; Oncidium: 33.160 cành; Lan khác: 174.256 chậu.

1.11.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất hoa Lan tại Việt Nam

Về lĩnh vực nghiên cứu và định danh các loài hoa Phong Lan ở Việt Nam thì từ những năm 1910 đã được các nhà khoa học người Pháp (Finet, Gagnepain, Guillaumin,…) nghiên cứu phân loại, định danh những giống phong Lan đầu tiên, đến năm 1972 trong quyển 2 bộ “Cây cỏ miền Nam Việt Nam” GS. Phạm Hoàng Hộ đã

mô tả kèm hình vẻ 289 loài Lan ở miền Nam Việt Nam và đến những năm 1999 thì số loài Phong Lan được định danh có ở Việt Nam có đến 758 loài phân bố đa dạng ở nhiều vùng miền trên cả nước, từ vùng rừng núi Tây – Bắc cho đến các vùng miền Trung, Tây Nguyên (Nguyễn Thiện Tịch, 2001).

1.11.3. Thực trạng sản xuất hoa lan Mokara tại Tam Kỳ, Quảng Nam

Tại Tp. Tam Kỳ trong năm 2016, chủ nhiệm đề tài này đã được UBND thành phố Tam Kỳ cho thực hiện 02 đề tài khoa học công nghệ cấp thành phố là “Trồng thử nghiệm hoa Lan Dendro cắt cành” và “Thử nghiệm quy trình ra Lan nuôi cấy mô làm giống”, kết quả đã hướng dẫn cho 03 hộ tham gia đề tài và tập huấn cho hơn 100 người nắm bắt được quy trình chuyển cây giống Lan nuôi cấy mô trong bình thí nghiệm ra vườn ươm, chăm sóc thành cây giống hoàn chỉnh nhằm giảm giá thành cây giống và xây dựng thành công mô hình trồng hoa Lan Dendro cắt cành phù hợp với điều kiện thời tiết Tam Kỳ, cung cấp cành hoa Lan Dendro có chất lượng, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Kết quả tạo điều kiện hướng dẫn, giúp đỡ nông dân thành phố tiếp cận, phát triển nghề trồng hoa Lan, góp phần giải quyết việc làm trong tình hình diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, phân tán nhỏ lẻ;

và góp phần phát triển nền nông nghiệp đô thị của thành phố Tam Kỳ (số liệu Phòng Kinh tế thành phố Tam Kỳ).

CHƯƠNG 2

MỤC TIÊU, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng, phát triển của một số giống lan mokara tại thành phố tam kỳ, quảng nam (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)