Đánh giá về phẩm chất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa chịu hạn và lượng giống gieo sạ cho giống lúa chịu hạn mới tại bình định (Trang 45 - 49)

Chương 2. MỤC TIÊU,NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.6. CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP THEO DÕI

2.6.7. Đánh giá về phẩm chất

- Tỉ lệ gạo xay (%): Cân 100 g lúa có độ thuỷ phần là 14 % , xát sạch vỏ trấu rồi đem cân khối lượng và tính:

Tỷ lệ gạo xay (%) = (khối lượng gạo đã xát sạch vỏ trấu / khối lượng lúa ban đầu) x 100 .

- Tỉ lệ gạo nguyên (%): Lấy lượng gạo đã xát sạch vỏ cám loại bỏ gạo gãy (<75

%) đem cân gạo nguyên rồi tính .

Tỷ lệ gạo nguyên (%) = (khối lượng gạo nguyên / khối lượng gạo ban đầu) x 100 - Độ bạc bụng : Lấy mẫu hạt gạo xay và cho điểm theo mức độ % bạc bụng theo diện tích hạt, cho theo thang điểm từ 1 đến 9 điểm.

+ Điểm 1: Không bị bạc bụng.

+ Điểm 3: Vết đục trong hạt gạo ít hơn 10 %.

+ Điểm 5: Vết đục trong hạt gạo từ 11 % - 20 %.

+ Điểm 9: Vết đục trong hạt gạo nhiều hơn 20 %.

- Hàm lượng amylose (%):Hàm lượng amylose được phân tích trên máy Quang phổ theo phương pháp của Sadavisam và Manikam (1992) và được phân loại theo Kumar và Khush (1986).

+ Sáp: 0-5 %.

+ Rất thấp: 5,1 – 12 %.

+ Thấp: 12,1 – 20 %.

+ Trung bình: 20,1 – 25 %.

+ Cao: > 25 %.

- Hàm lượng protein (%):Theo phương pháp tách Nitơ khoáng bằng nước cất nóng và tái kết tủa protein bằng kim loại nặng. xác định protein bằng phương pháp kjendahl;

Thang điểm xếp hạng như sau:

+ Hàm lượng protein < 7 %: Thấp.

+ Hàm lượng protein 7-8 %: Trung bình.

+ Hàm lượng protein 9-10 %: Cao.

+ Hàm lượng protein >10 %: Rất cao.

- Độ trở hồ: Nhiệt độ trở hồ được đo bằng mức độ lan rộng và trong suốt của hạt gạo được xử lý với dung dịch KOH 1,7 % trong 23 giờ ở 30 0C và đánh giá theo Tiêu chuẩn của IRRI (1988).

Có 3 mức cao, trung bình và thấp.

- Độ bền thể gel: Độ bền gel được phân tích theo phương pháp của Tang và ctv., (1991) và phân loại theo tiêu chuẩn của IRRI (1988).

Điểm 1: Rất mềm: 81-100 mm

Điểm 3: Mềm: Có độ dài của gel từ 61-80 mm.

Điểm 5: Trung bình: Có độ dài của gel từ 41-60 mm.

Điểm 7: Cứng: Có độ dài của gel từ 25-40 mm.

Điểm 9: Rất cứng: Có độ dài của gel < 25 mm.

2.6.8. Phân tích hệ số tương quan giữa năng suất với một số tính trạng liên quan đến năng suất.

- Năng suất với chiều cao cây.

- Năng suất với chiều dài bông.

- Năng suất với số hạt chắc/bông.

2.6.9. Mức độ biến động của một số tính trạng nghiên cứu Cv%, độ tin cậy LSD (0,05).

- Chiều cao cây.

- Số hạt chắc/bông.

- Tổng số hạt.

- Năng suất

2.6.10. Hiệu quả kinh tế Thí nghiệm 2:

- Tính hiệu quả kinh tế (lãi, lỗ).

2.6.11. Điều kiện thời tiết, khí hậu trong vụ Hè Thu 2014

Yếu tố khí hậu thời tiết có liên quan đến nghiên cứu của đề tài. Nghiên cứu đề tài, chúng tôi chỉ tập trung phân tích điều kiện thời tiết, khí hậu ảnh hưởng trực tiếp

đến các thời điểm bố trí thí nghiệm:

- Đối với vụ Hè Thu năm 2014 là 5 tháng: tháng 5, 6, 7, 8, 9.

Bảng 2.2: Tình hình thời tiết, khí hậu vụ Hè Thu năm 2014

Tháng

Nhiệt độ không khí (0C)

Ẩm độ không khí

(%)

Lượng mưa trung bình

(mm)

Tổng số ngày mưa

(ngày)

Số giờ nắng (giờ) Max Min Trung bình

05 37,6 23,7 29,3 79 15,1 7 307,6

06 37,5 25,0 30,0 72 4,4 3 222,0

07 37,7 24,5 29,3 75 46,7 14 218,7

08 37,4 23,0 28,9 77 157,3 10 246,8

09 34,6 23,5 27,5 77 83,8 12 229.4

(Nguồn: Theo Trạm Khí tượng thủy văn Bình Định) Qua Bảng 2.2 ta thấy:

- Nhiệt độ không khí trung bình từ tháng 5-9, biến động 28,9- 30,0 oC; Trong cao nhất tháng 6, đạt 30,0 oC và thấp nhất tháng 8, đạt 28,9 oC.

- Nhiệt độ không khí Max (cao): Biến động từ 37,4- 37,7 oC; Trong nhiệt độ các tháng cao gần tương đương nhau là 37 oC.

- Nhiệt độ không khí Min (thấp): Biến động từ 23,0- 25,0 oC; Trong đó cao nhất tháng 6, thấp nhất tháng 8.

- Tổng lượng mưa (mm): Biến động từ 4,4- 157,3 mm; Trong đó lượng mưa thấp nhất tháng 6 đạt 4,4 mm, và cao nhất tháng 8 đạt 157,3 mm.

- Số ngày mưa/tháng (ngày): Biến động từ 3- 10 ngày; Trong đó số ngày mưa trong tháng ít nhất là tháng 6, đạt có 3 ngày/tháng; mưa nhiều nhất là tháng 8, đạt tới 10 ngày/tháng. Trong tháng 6 có đợt hạn kéo dài 15 không có mưa, trúng giai đoạn sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm.

- Giờ nắng/tháng: Biến động 218,7- 307,6 giờ/tháng; Trong đó tháng 5 có tổng giờ nắng cao nhất, đạt 307,6 giờ/tháng; thấp nhất tháng 7, đạt 218,7 giờ/tháng.

- Độ ẩm không khí (%): Trung bình: Biến động từ 72- 79 %; Trong đó độ ẩm cao nhất là tháng 5 đạt 79 % và thấp nhất tháng 6, đạt 72 %.

2.6.12. Tình hình thời tiết, khí hậu vụ Đông xuân 2014- 2015

Đối với vụ Đông Xuân năm 2014 – 2015 là 5 tháng: tháng 12 năm 2014 và tháng 1, 2, 3, 4 năm 2015.

Bảng 2.3. Tình hình thời tiết, khí hậu vụ Đông xuân 2014- 2015

Thời gian

Nhiệt độ không khí (0C) Ẩm độ không khí

(%)

Lượng mưa trung bình

(mm)

Tổng số ngày mưa

(ngày)

Số giờ nắng

(giờ) Max Min Trung bình

12/2014 29,9 17,0 23,2 87 257,6 23 45,5

01/201 29,0 15,6 21,6 82 28,3 13 174.7

02/2015 29,1 16,8 22,4 87 20,0 11 199,0

03/2015 30,6 20,0 24,6 87 30,6 5 266,9

04/2015 36,4 19,4 26,5 83 12,4 4 276,5

(Nguồn: Theo Trạm Khí tượng thủy văn BÌnh Định) Qua bảng 2.3 ta thấy:

- Nhiệt độ không khí trung bình từ tháng 12/2014 -4/2015, biến động 21,2- 26,5

oC; Trong đó, cao nhất tháng 4/2015, đạt 26,5 oCvà thấp nhất tháng 1/2015, đạt 21,6 oC.

- Nhiệt độ không khí Max (cao): Biến động từ 29,0- 36,4 oC; Trong nhiệt độ 4/2015 cao 36,4 oC.

- Nhiệt độ không khí Min (thấp): Biến động từ 15,6- 20,0 độ C; Trong đó cao nhất tháng 3/2015, thấp nhất tháng 1/2015.

- Tổng lượng mưa (mm): Biến động từ 12,4- 257,6 mm; Trong đó lượng mưa thấp nhất tháng 4/2015 đạt 12,4 mm, và cao nhất tháng 12/2014 đạt 257,6 mm.

- Số ngày mưa/tháng (ngày): Biến động từ 4- 23 ngày; Trong đó số ngày mưa trong tháng ít nhất là tháng 4/2015, đạt có 4 ngày/tháng; mưa nhiều nhất là tháng 12/2014, đạt tới 23 ngày/tháng.

- Giờ nắng/tháng: Biến động 45,5- 276,5 giờ/tháng; Trong đó tháng 4 có tổng giờ nắng cao nhất, đạt 276,5 giờ/tháng; thấp nhất tháng 12/2014, đạt 45,5 giờ/tháng.

- Độ ẩm không khí (%) trung bình: Biến động từ 82- 87 %; Trong đó độ ẩm cao nhất là tháng 12/2014; 2,3/2015 đạt 87 % và thấp nhất tháng 1/2015, đạt 82 %.

2.7. XỬ LÝ SỐ LIỆU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa chịu hạn và lượng giống gieo sạ cho giống lúa chịu hạn mới tại bình định (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)