CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2. Tổng quan về dịch vụ ngân hàng của ngân hàng thương mại
1.2.2. Phân loại sản phẩm dịch vụ ngân hàng
Nhu cầu xã hội ngày càng cao, sản phẩm dịch vụ ngân hàng (SPDVNH) ngày càng phát triển đa dạng. Vì vậy, rất khó để thống kê toàn bộ các SPDVNH. Sự phân loại tuỳ thuộc vào đặc điểm, chiến lược kinh doanh của mỗi ngân hàng nhưng về cơ bản thì sản phẩm dịch vụ ngân hàng bao gồm những loại chính như: Huy động vốn, sử dụng vốn - tín dụng, dịch vụ thanh toán, và các dịch vụ khác.
1.2.2.1. Huy động vốn
Một trong những chức năng quan trọng của NHTM là huy động vốn để cho vay và đầu tư. Để huyđộng được nguồn vốn cần thiết, các NHTM cung cấp hàng loạt các loại dịch vụ huy động vốn như sau:
Tiền gửi thanh toán (không kỳ hạn): Là loại tiền gửi hoàn toàn theo nguyên tắc khả dụng, nghĩa là người gửi tiền có quyền rút tiền vào bất cứ lúc nào họ muốn,
do đó lãi suất thường rất thấp hoặc không có lãi. Khách hàng lựa chọn tiền gửi theo hình thức này vì mục đích đảm bảo an toàn về tài sản và tính tiện ích trong việc thực hiện các giao dịch thanh toán, giải quyết công nợ qua ngân hàng (NH).
Tiền gửi có kỳ hạn: Là loại tiền gửi có sự thoả thuận về thời gian rút tiền giữa KH và NH. Do đó NH có thể dự báo được khi nào KH sẽ sử dụng ngân quỹ trong tương lai. Tiền gửi có kỳ hạn được hưởng lãi suất cố định tuỳ theo kỳ hạn gửi và số tiền gửi. Lãi suất mà NH áp dụng cho tiền gửi có kỳ hạn thường cao hơn nhiều so với tiền gửi thanh tóan.
Tiền gửi tiết kiệm: Là loại tiền gửi để dành của tầng lớp dân cư, được gửi vào NH để hưởng lãi, bao gồm hai loại: tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của dân cư và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của dân cư. Khi gửi tiền vào ngân hàng, người gửi tiền được ngân hàng cấp cho một sổ dùng để ghi nhận những khoản tiền gửi vào và tiền rút ra. Quyển sổ này đồng thời có giá trị như một chứng thư xác nhận về khoản tiền đã gửi. Ngân hàng không cung cấp các dịch vụ trung gian thanh toán cho KH gửi tiền tiết kiệm.
Ngoài ra, còn có các nguồn huy động khác như: nguồn ủy thác của các Tổ chức quốc tế và nguồn tiền đang chuyển.
1.2.2.2. Sử dụng vốn – nhóm dịch vụ tín dụng
Một trong những hoạt động quan trọng nhất của NH là làm thế nào để sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất. Việc sử dụng vốn có thể được thực hiện theo các hình thức sau: cấp tín dụng và đầu tư.
Cấp tín dụng
Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thoả thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng. Trong đó bảo lãnh ngân hàng là ngoại bảng (sẽ được nói rõ ở phần khác), còn các nghiệp vụ cấp tín dụng mà sử dụng vốn bao gồm những dịch vụ chủ yếu sau:
+ Cho vay: Là một loại hình thức cấp tín dụng trong đó ngân hàng (tổ chức tín dụng) chuyển giao cho khách hàng (người đi vay) một khoản tiền, khách hàng cam kết khi đến hạn thanh toán sẽ hoàn trả vô điều kiện cho ngân hàng một lượng
giá trị tiền lớn hơn giá trị tiền gốc ban đầu mà ngân hàng đã chuyển giao (bao gồm gốc và lãi).
Có nhiều loại cho vay tuỳ vào cách phân loại:
9 Căn cứ vào thời hạn cho vay: cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.
9 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay: vay sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, tiêu dùng, du học…
9 Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng: cho vay có đảm bảo tiền vay và không có đảm bảo tiền vay…
+ Chiết khấu: là hình thức cấp tín dụng mà qua đó NH mua lại thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn mà chưa đến hạn của các tổ chức, cá nhân và có thể tái chiết khấu các thương phiếu và giấy tờ có giá từ ngân hàng khác. Đây là nghiệp vụ được ưa chuộng không những đối với KH mà còn cả đối với ngân hàng vì đây là nghiệp vụ cho vay có đảm bảo bằng chứng từ có giá, rủi ro tín dụng ở mức độ thấp.
+ Cho thuê tài chính: Là hoạt động tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài sản giữa bên cho thuê là tổ chức tín dụng với KH thuê, theo đó bên cho thuê chuyển giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên đi thuê sử sụng.
Khi kết thúc thời hạn thuê, KH mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng thuê. Trong thời hạn cho thuê, các bên không được đơn phương huỷ bỏ hợp đồng.
Đầu tư
Bên cạnh hoạt động chính là cho vay để tăng thêm thu nhập và phân tán rủi ro các NHTM đã biết sử dụng một phần nguồn vốn kinh doanh của mình cho những khoản mục đầu tư sinh lời khác như đầu tư vào các khoản chứng khoán, bao gồm các loại chứng khoán do chính phủ và các công ty phát hành.
+ Đầu tư trực tiếp: NHTM đầu tư trực tiếp vào các doanh nghiệp, công thương nghiệp thông qua việc hùn hạp liên doanh, liên kết, thành lập công ty con hoặc mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu sang lập để tham gia Hội đồng quản trị công ty và để phân chia lợi nhuận.
+ Đầu tư gián tiếp: mua Trái phiếu Chính phủ (Tín phiếu Kho bạc Nhà nước, Trái phiếu Kho bạc Nhà nước, Công trái xây dựng tổ quốc); Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước… khi cần vốn có thể bán trên thị trường chứng khoán hoặc làm chứng từ xin tái chiết khấu ở Ngân hàng Trung ương.
1.2.2.3. Dịch vụ khác
Bảo lãnh ngân hàng: Là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho KH (bên được bảo lãnh) khi KH không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết. Bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay. Dịch vụ bảo lãnh bao gồm: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán…
Dịch vụ thanh toán:
Thanh toán trong nước: Có rất nhiều phương thức thanh toán qua hệ thống NH như: Thanh toán séc, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, thanh toán bằng thẻ, chuyển khoản thanh toán tự động định kỳ, thanh toán lương qua tài khoản…Việc ứng dụng các dịch vụ ngân hàng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM hiện nay như là một lợi thế cạnh tranh. Có thể nói, các dịch vụ ngân hàng ra đời càng làm tăng thêm nhiều tiện ích cho các dịch vụ thanh toán qua NH và đây chính là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong xu hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong tương lai. Với việc cung ứng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, NHTM mang lại cho các cá nhân và doanh nghiệp nhiều tiện ích trong việc thanh toán. Nhờ lượng khách hàng này, NHTM có thể tăng thêm thu nhập từ thu phí dịch vụ và là cơ sở để phát triển các dịch vụ khác. Điển hình nhất là thông qua việc mở các tài khoản tiền gửi thanh toán của KH, các NH có cơ hội cung cấp dịch vụ thẻ cho các KH cá nhân.
Thanh toán quốc tế: Quan hệ thanh toán quốc tế được tiến hành thông qua các phương thức chính như: phương thức chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng bộ chứng từ (L/C).
- Chuyển tiền: là phương thức thanh toán đơn giản nhất trong thanh toán quốc tế, trong đó một khách hàng (người trả tiền, người mua, nhà nhập khẩu,…) yêu cầu
ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người bán, người xuất khẩu, người cung ứng dịch vụ,…) ở một địa điểm nhất định.
- Nhờ thu: là một phương thức thanh toán, trong đó người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ chuyển giao hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ cho KH, uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền của người mua trên cơ sở hối phiếu do người bán lập ra. Nhờ thu có hai loại: nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ.
- Tín dụng chứng từ: là phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Theo phương thức này, NH sẽ phát hành một bức thư, gọi là L/C (Letter of Credit) và cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ ba khi người này xuất trình cho NH phát hành bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định trong L/C. Đây là phương thức thanh toán phức tạp, phí giao dịch cao nhưng đảm bảo được nhiều nhất quyền lợi của cả bên bán và bên mua.
Dịch vụ thẻ: Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, và phát triển gắn liền với việc ứng dụng công nghệ tin học trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Thẻ ngân hàng là công cụ thanh toán do NH phát hành thẻ cấp cho KH sử dụng để thanh toán hàng hóa dịch vụ hoặc rút tiền mặt trong phạm vi số dư tiền gửi của mình hoặc hạn mức tín dụng được cấp. Thẻ ngân hàng dung để thực hiện các dịch vụ thông qua hệ thống giao dịch tự động hay còn gọi là hệ thống tự phục vụ ATM. Có hai cách phân lọai thẻ:
- Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ sử dụng, thẻ bao gồm: thẻ nội địa và thẻ quốc
tế.
- Căn cứ theo nguồn tài chính đảm bảo cho việc sử dụng thẻ, thẻ bao gồm: thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng và thẻ trả trước.
Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ: Là dịch vụ mua bán các loại ngoại tệ nhằm hai mục đích: cung ứng cho KH phương tiện để thanh tóan quốc tế và kiếm lời từ chênh lệch giữa giá mua và bán.Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ bao gồm các hình thức sau:
Giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, giao dịch tương lai, giao dịch quyền chọn.
Dịch vụ ngân quỹ:
- Thu chi tại quầy: NH nhận tiền mặt (VND và ngoại tệ) từ các KH có nhu cầu nộp vào NH để gửi tiết kiệm, gửi vào tài khoản thanh toán, trả nợ vay,chuyển trả tiền hàng, thu đổi ngoại tệ…tại quầy giao dịch của NH.NH chi tiền mặt cho các KH có nhu cầu rút tiền tiết kiệm, rút từ tài khoản thanh toán, tài khoản tiền vay,… tại quầy giao dịch của NH.
- Thu chi hộ: NH thay mặt KH để thực hiện nghiệp vụ thu hộ KH tiền từ người mua hàng hóa, dịch vụ …, chi trả hộ lương, chi trả tiền cho đối tác của KH. Dịch vụ thu chi hộ có thể thực hiện bằng tiền mặt hoặc bằng phương thức chuyển khoản.
Dịch vụ bảo quản và ký gửi: Ngân hàng nhận bảo quản các cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, các hợp đồng bảo hiểm, các chứng thư tài sản, di chúc và các tài sản có giá khác. Những thứ này có thể được bảo quản theo phương thức “mở” trong đó biên lai sẽ ghi chi tiết những gì được lưu giữ, hoặc theo phương thức “kín” được lưu giữ trong những chiếc hộp khóa kín hay những phong bì dán kín.
Nhóm dịch vụ E-Banking: Trong những năm gần đây, với sự phát triển của công nghệ thông tin, các SPDVNH dần dần được hiện đại hóa, từ đó cho ra đời các sản phẩm NH điện tử, nhiều tiện ích, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của các cá nhân và doanh nghiệp. Dịch vụ E-Banking được giải thích như là khả năng của một KH có thể truy cập từ xa vào một ngân hàng nhằm: thu thập các thông tin, thực hiện các giao dịch thanh toán, tài chính dựa trên các tài kho ản lưu ký tại NH đó và đăng ký sử dụng các dịch vụ mới. Đây là một khái niệm rộng dựa trên khả năng của từng NH trong việc ứng dụng công nghệ tin học vào các SPDVNH. Dịch vụ E-Banking là một hệ thống phần mềm vi tính cho phép KH tìm hiểu hay mua dịch vụ ngân hàng thông qua việc nối mạng vi tính của mình với NH. Các sản phẩm dịch vụ E-Banking, có thể kể đến như:
- Phonebanking: Khách hàng có thể kiểm tra số dư tài khoản; kiểm tra các giao dịch gần nhất; nghe thông tin về tỷ giá và lãi suất; yêu cầu NH gửi fax các bảng sao kê, tỷ giá hoặc lãi suất cho khách hàng. Khách hàng sử dụng dịch vụ này thông qua máy điện thoại.
- Internet banking: Khách hàng có thể tìm kiếm thông tin về sản phẩm và dịch vụ của NH; truy cập thông tin về tài khoản cá nhân như số dư, các giao dịch của tài khoản trong từng khoản thời gian. Khách hàng sử dụng dịch vụ này phải kết nối Internet. Dịch vụ Internet Banking giúp KH chuyển tiền trên mạng thông qua các tài khoản cũng như kiểm soát hoạt động của các tài khoản này. Để tham gia, KH truy cập vào website của NH và thực hiện giao dịch tài chính, truy cập thông tin cần thiết. Thông tin rất phong phú, đến từng chi tiết giao dịch của KH cũng như thông tin khác về NH.
- Mobile banking: Khách hàng có thể kiểm tra số dư tài khoản; liệt kê giao dịch; thông báo số dư, tỷ giá và lãi suất tự động; thanh toán hóa đơn tiền điện, nước, điện thoại, internet và nạp tiền vào thẻ. KH sử dụng dịch vụ này thông qua máy điện thoại di động.
- Home banking: Khách hàng có thể thực hiện hầu hết các giao dịch tại nhà hoặc văn phòng làm việc của mình mà không cần đến NH. Khách hàng sử dụng dịch vụ này với điều kiện máy tính phải cài đặt chương trình của NH kết nối. Các giao dịch được tiến hành tại nhà thông qua hệ thống máy tính nối với hệ thống máy tính của NH. Thông qua dịch vụ Homebanking, KH có thể thực hiện các giao
dịch về chuyển tiền, liệt kê giao dịch, tỷ giá, lãi suất, báo n ợ, báo có…
- SMS banking: Khách hàng có thể truy vấn thông tin với NH bằng cách dùng điện thoại di động để nhận tin từ ngân hàng hoặc nhắn tin.
Ngoài các dịch vụ nêu trên, để đáp ứng nhu cầu rất đa dạng của KH các NH ngày nay còn cung cấp rất nhiều các loại dịch vụ khác như: Dịch vụ tư vấn tài chính, kinh doanh tiền tệ, dịch vụ đầu tư, dịch vụ kiều hối, uỷ thác, cho thuê két sắt, dịch vụ thiết lập và thẩm định dự án, dịch vụ môi giới chứng khoán, dịch vụ giữ hộ …