Một số vấn đề cơ bản trong Quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Long An

Một phần của tài liệu Hiệu quả tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh long an (Trang 49 - 61)

2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Long An

2.2.1 Một số vấn đề cơ bản trong Quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Long An

2.2.1.1 Các văn bản nghiệp vụ đang áp dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam

Quyết định 109/QĐ-VCB.CSTD ngày 15/01/2019 - Quy định thực hiện Chính sách bảo đảm tín dụng

Quyết định 1864/QĐ-VCB-CSSPBL ngày 20/11/2017 - Ban hành sản phẩm cho vay mua, xây sửa nhà ở cho khách hàng cá nhân

Quyết định 772/QĐ-VCB.CSSPBL ngày 11/08/2015 - Ban hành gói sản phẩm cho vay mua xe ô tô tiêu dùng cá nhân

2.2.1.2 Đối tƣợng và điều kiện vay vốn

Khách hàng không thuộc đối tƣợng cấm cho vay theo quy định hiện hành của VCB và các quy định của pháp luật.

Khách hàng có mục đích sử dụng vốn vay, mục đích đề nghị bảo lãnh hợp pháp và có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ, đảm bảo nghĩa vụ đƣợc bảo lãnh trong thời hạn vay, trong thời gian cam kết.

Thuộc độ tuổi 18 trở lên và không quá 65 tuổi tại thời điểm xét cho vay. Khách hàng có mức thu nhập thường xuyên ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ trong suốt thời gian vay vốn, có tài khoản gửi tại Vietcombank.

2.2.1.3 Lãi suất, phí, phương thức trả nợ

Lãi suất cho vay: Đƣợc xác định cụ thể với từng đối tƣợng khách hàng đảm bảo, phù hợp quy định của NHNN. Lãi suất cho vay và lãi suất thả nổi, thời hạn điều chỉnh lãi suất thực hiện theo quy định của Vietcombank Long An trong từng thời kỳ. Đối với khách hàng truyền thống, có độ tín nhiệm cao (khách hàng quan trọng, khách hàng thân thiết của chi nhánh,…) chi nhánh áp dụng lãi suất cho vay theo chính sách hoặc quy định cụ thể của Vietcombank Long An trong từng thời kỳ.

Lãi suất quá hạn tối đa bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn: Các loại phí thực hiện theo quy định của Vietcombank Long An trong từng thời kỳ. Do chi nhánh và khách hàng thỏa thuận một trong những phương thức tả nợ dưới đây, đảm bảo phù hợp với từng thời điểm khách hàng phát sinh nguồn thu nhập để trả nợ.

Phương thức trả góp: Khách hàng trả một số tiền cố định (bao gồm cả gốc lẫn lãi) theo định kỳ hàng tháng hoặc quý. Tiền lãi đƣợc tính theo dƣ nợ và số ngày thực tế sử dụng vốn. Tiền gốc bằng số tiền cố định hàng tháng/quý trừ đi số lãi phải trả trong tháng/quý đó.

Phương thức trả nợ gốc cố định: Khách hàng thực hiện việc trả nợ gốc cố định theo định kỳ hành tháng hoặc hàng quý hoặc phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng. Số tiền gốc phải trả mỗi kỳ đƣợc xác định bằng tổng số tiền vay chia cho số kỳ trả nợ. Tiền lãi đƣợc tính theo dƣ nợ thực tế. Đối với khoản vay có thời hạn

dưới 12 tháng: Chi nhánh có thể xem xét, quyết định phương thức trả nợ gốc cuối kỳ hay theo chu kỳ sản xuất kinh doanh, phù hợp với thời điểm khách hàng phát sinh nguồn thu nhập để trả nợ

2.2.1.4 Các sản phẩm tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Long An

Cuộc sống càng phát triển thì nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng tăng lên. Họ không chỉ tiêu dùng trong khả năng tiền mặt hiện có mà còn tiêu dùng theo khả năng tài chính trong tương lai, khả năng mà họ có thể hoàn trả đầy đủ khoản vay hiện tại của mình. Mặt khác, không chỉ bó hẹp trong nhu cầu sinh hoạt thường ngày như:

giải trí, học tập, mua sắm, tiêu dùng... KHCN còn có nhu cầu mở rộng kinh doanh nhằm nâng cao đời sống hiện tại. Tuy nhiên việc huy động vốn để đầu tƣ, mở rộng sản xuất kinh doanh của các cá thể là rất khó. Vì vậy, nhu cầu vay vốn ngân hàng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của KHCN là rất cao. Để đáp ứng những yêu cầu đó, Vietcombank Long An cũng đã đƣa ra rất nhiều sản phẩm hỗ trợ tiêu dùng cũng nhƣ kinh doanh, tiêu biểu là các sản phẩm sau:

Cho vay bổ sung vốn SXKD

Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp khách hàng bổ sung nguồn vốn lưu động hoặc đầu tư phát triển mua máy móc, trang thiết bị, phương tiện di chuyển, nâng cấp cơ sở vật chất, mở rộng nhà xưởng, bổ sung vốn trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp…

Thời hạn cho vay: Đƣợc xác định phù họp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng hoàn trả nợ vay:

+ Ngắn hạn: tối đa 12 tháng

+ Trung dài hạn: trên 12 tháng đến 60 tháng + Dài hạn : trên 60 tháng

Loại tiền vay:VND hoặc USD

Lãi suất: Theo lãi suất quy định hiện hành của Vietcombank.

Mức cho vay: Theo nhu cầu và khả năng trả nợ của khách hàng.

Phương thức trả nợ: Trả lãi hàng tháng và vốn trả vào cuối kỳ( nếu vay ngắn hạn) hoặc trả dần (vốn+lãi) hàng tháng, hàng quý.

Cho vay tiêu dùng

Cho vay tiêu dùng là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp khách hàng mua sắm vât dụng gia đình, xây, sửa chữa nhà ở, mua nhà dự án, chung cƣ... và các nhu cầu thiết yếu khác trong cuộc sống.

+ Cho vay tiêu dùng không thế chấp tài sản

 Thời hạn cho vay: Căn cứ theo nhu cầu của người vay, phù hợp với mức thu nhập, khả năng trả nợ, tối đa không quá 60 tháng.

Mức cho vay: Căn cứ theo nhu cầu của người vay, khả năng trả nợ của khách hàng để xác định mức cho vay

Trả nợ: Trả nợ gốc+ lãi hàng tháng đƣợc ghi cụ thể trong hợp đồng tín dụng

 Lãi suất: Theo lãi suất quy định hiện hành của Vietcombank.

+ Cho vay tiêu dùng có thế chấp tài sản:

Thời hạn cho vay: Tối đa 15 năm.

 Mức cho vay: Căn cứ theo nhu cầu của người vay, khả năng trả nợ, giá trị tài sản cầm cố, thế chấp để xác định mức cho vay

Trả nợ: Trả nợ gốc+ lãi hàng tháng đƣợc ghi cụ thể trong hợp đồng tín dụng

 Lãi suất: Theo lãi suất quy định hiện hành của Vietcombank.

+ Cho vay xây dựng sửa chữa nhà ở:

Cho vay, xây dựng, sửa chữa nhà ở là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp khách hàng xây dựng sửa chữa, trang trí nội thất căn nhà của mình theo ý thích.

 Thời gian cho vay: Tối đa 15 năm.

 Loại tiền vay: VND

 Mức cho vay: Căn cứ theo nhu cầu của người vay, khả năng trả nợ, giá trị tài sản cầm cố, thế chấp để xác định mức cho vay

Lãi suất: Theo quy định lãi suất hiện hành của Vietcombank.

 Phương thức trả nợ: Trả nợ gốc + lãi hàng tháng (hàng quý) được ghi cụ thể

trong hợp đồng tín dụng.

+ Cho vay thấu chi

Cho vay thấu chi là hình thức cho vay qua đó khách hàng có thể chi(rút) vƣợt số dƣ có trên tài khoản ATM mở tại Vietcombank theo hạn mức thấu chi đƣợc cấp.

+ Cho vay cầm cố

Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm , giấy tờ có giá do Vietcombank phát hành là sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân, sở hữu sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá và có nhu cầu cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá để vay vốn hoạt động sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng.

 Loại tiền vay: VND.

 Thời gian vay: Được xác định phù hợp với nhu cầu của người vay

 Mức cho vay: Dựa trên nhu cầu vay vốn thực tế và trị giá của tài sản cầm cố.

 Lãi suất: Theo quy định lãi suất hiện hành của Vietcombank.

 Phương thức trả nợ: Nợ gốc và lãi vay được thanh toán một hay nhiều lần trong thời hạn vay.

2.2.1.5 Quy định các trình tự cấp tín dụng

Bước 1: Tiếp thị khách hàng và lập báo cáo đề xuất tín dụng. Cán bộ khách hàng cá nhân (KHCN): Tiếp thị, phỏng vấn khách hàng, đối chiếu với chiến lƣợc, chính sách, sản phẩm tín dụng... để xác định dịch vụ, sản phẩm phù hợp. Nếu khoản vay được chấp thuận thì cán bộ KHCN sẽ hướng dẫn làm hồ sơ vay vốn và tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng. Nếu hồ sơ chƣa đầy đủ, cán bộ KHCN yêu cầu khách hàng hoàn thiện hồ sơ. Cán bộ KHCN tiến hành thu thập, phân tích, thẩm định khách hàng và phương án sản xuất. Sau khi thẩm định, cán bộ KHCN lập báo cáo đề xuất tín dụng trình lãnh đạo phòng KHCN/Lãnh đạo phòng Giao dịch.

Bước 2: Phê duyệt cấp tín dụng. Nếu khoản vay không được đồng ý, cán bộ KHCN phải thông báo cho khách hàng. Nếu khoản vay đƣợc phê duyệt, Vietcombank Long An và khách hàng sẽ lập hợp đồng tín dụng và hợp đồng đảm bảo tiền vay.

Bước 3: Soạn thảo, ký hợp đồng. Cán bộ KHCN soạn thảo nội dung hợp đồng, thực hiện các thủ tục liên quan đến tài sản đảm bảo, công chứng, các hợp đồng, đăng ký giao dịch bảo đảm. Cán bộ KHCN hướng dẫn khách hàng ký hợp đồng. Cán bộ KHCN bàn giao toàn bộ hồ sơ liên quan đến khoản vay cho cán bộ Quản lý nợ để nhập vào hệ thống Host và lưu giữ hồ theo đúng quy định.

Bước 4: Giải ngân. Cán bộ KHCN tiếp nhận hồ sơ đề nghị giải ngân từ khách hàng; kiểm tra mục đích, điều kiện, trình hồ sơ lên cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau đó cán bộ KHCN bàn giao hồ sơ cho cán bộ quản lý nợ nhập thông tin vào hệ thống Host và lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định. Tiếp theo cán bộ quản lý nợ chuyển hồ sơ

cho bộ phận dịch vụ khách hàng thực hiện giải ngân/hạch toán kế toán, đồng thời trả lại hồ sơ chứng từ cho khách hàng .

Bước 5: Theo dõi, kiểm tra, đánh giá khách hàng và khoản vay. Cán bộ KHCN kiểm tra, đánh giá khách hàng và khoản vay, nhắc nợ, thực hiện phân loại nợ, theo dõi rà soát phát hiện rủi ro. Lập báo cáo phân tích rủi ro, nợ xấu, đề xuất biện pháp phòng ngừa, sau đó trình Lãnh đạo phòng KHCN/Lãnh đạo phòng giao dịch kiểm soát. Tiếp theo, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

Bước 6: Điều chỉnh tín dụng: thực hiện như Bước 1, Bước 2, Bước 3

Bước 7: Thu nợ, lãi, phí. Phòng Quản lý nợ theo dõi nợ đến hạn phải trả và thông báo cho cán bộ KHCN đôn đốc khách hàng nộp tiền vào tài khoản Vietcombank để trả nợ đúng hạn.

Bước 8: Thanh lý hợp đồng. Sau khi tất toán khoản vay, cán bộ KHCN phối hợp với phòng Quản lý nợ rà soát nợ, gốc, lãi, phí phải thu; giao trả tài sản đảm bảo; xóa đăng ký giao dịch đảm bảo. Phòng Quản lý nợ lưu trữ hồ sơ thanh lý hợp đồng.

2.2.2 Thực trạng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Long An

2.2.2.1 Tình hình hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân

Bảng 2.2 Hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Vietcombank Long An giai đoạn 2016 - 2019

ĐVT: tỷ đồng, %

Nguồn: Vietcombank Long An Qua các số liệu phân tích tại Bảng 2.2 và hình 2.2 ta có thể nhận thấy lĩnh vực tín dụng đối với khách hàng cán nhân tại Vietcombank Long An ngày càng có hiệu quả.

Doanh số cho vay, doanh số thu nợ năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng ổn định và nhanh chóng. Sự tăng trưởng tín dụng đối với khách hàng cá nhân phần nào thể hiện sự nỗ lực trong chính sách bán lẻ.

Hình 2.2 Tình hình hoạt động của tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Vietcombank Long An giai đoạn 2016 - 2019

ĐVT: tỷ đồng

991

Nguồn: Vietcombank Long An

2.2.2.2 Tỷ trọng tín dụng đối với khách hàng có nhân trên tổng dƣ nợ cho vay Trong những năm vừa qua thi trường tài chính ngân hàng cạnh tranh gay gắt, để khẳng định vị thế của mình, Vietcombank Long An đã nổ lực hết mình để phục vụ khách hàng. Với xu thế phát triển của tín dụng đối với khách hàng cá nhân nhƣ hiện nay, tỷ lệ của hình thức cho vay này trong tổng dư nợ cho vay thường tăng khá mạnh và Vietcombank Long An cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Ngân hàng không ngừng phấn đấu để giữ vị thế là ngân hàng bán lẻ tốt nhất trên thị trường Long An.

Qua đó cho thấy nhóm khách hàng cá nhân là nhóm khách hàng mục tiêu mà Vietcombank Long An chú trọng hơn nữa trong thời gian tới.

Bảng 2.3 Tỷ trọng tín dụng đối với khách hàng cá nhân trên tổng dƣ nợ cho vay tại Vietcombank Long An giai đoạn 2016 - 2019

ĐVT: tỷ đồng

Dƣ nợ cho vay KHCN Tổng dƣ nợ cho vay

Tỷ trọng(%)

Nhƣ vậy ta thấy dƣ nợ cho vay tăng giảm khác nhau trong giai đoạn 2016 - 2019, nhưng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân qua các năm đều có sự tăng trưởng, cho thấy nhóm khách hàng cá nhân là khách hàng mục tiêu. Tỷ trọng của tín dụng đối với khách hàng cá nhân trên tổng dƣ nợ cho vay tăng qua các năm, cụ thể năm 2016 là 23.60%, năm 2017 là 31.17%, tới năm 2018 là 40.52% và tới năm 2019 là 51.51%

2.2.2.3 Cơ cấu dƣ nợ tín dụng đối với khách hàng cá nhân theo sản phẩm

Trong tất cả hình thức cho tín dụng đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng thì các loại hình sản phẩm: sản xuất kinh doanh và tiêu dùng có tài sản đảm bảo cũng tăng, giảm qua các năm. Dƣ nợ của hai loại hình này chiếm tỉ trọng khá cao so với các sản phẩm tín dụng đối với khách hàng cá nhân khác.

Năm 2016 dƣ nợ cho vay sản xuất kinh doanh đạt 455 tỷ đồng, chiếm 45.91%

tổng dƣ nợ tín dụng đối với khách hàng cá nhân. Đến năm 2017 dƣ nợ là 647 tỷ đồng, chiếm 56.11% tổng dƣ nợ tín dụng đối với khách hàng cá nhân. Năm 2018 dƣ nợ tăng lên 940 tỷ đồng, chiếm 55.36% tổng dƣ nợ tín dụng đối với khách hàng cá nhân và năm 2019 dƣ nợ tăng lên 1,480 tỷ đồng, chiếm 62.9% tổng dƣ nợ tín dụng đối với khách hàng cá nhân

Dƣ nợ cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo đứng vị trí thứ 2 trong tổng dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân. Cụ thể năm 2016 đạt 341 tỷ đồng, chiếm 34.41% tổng dƣ nợ tín dụng đối với khách hàng cá nhân. Đến năm 2017, dƣ nợ là 320 tỷ đồng, chiếm 27.75% tổng du nợ tín dụng đối với khách hàng cá nhân. Năm 2018 dƣ nợ là 550 tỷ đồng, chiếm 32.40% tổng dƣ nợ tín dụng đối với khách hàng cá nhân và năm 2019 dƣ nợ tăng lên 723 tỷ đồng, chiếm 30.73% tổng dƣ nợ tín dụng đối với khách hàng cá nhân

Bảng 2.4 Cơ cấu tín dụng đối với khách hàng cá nhân theo sản phẩm tại Vietcombank Long An giai đoạn 2016 - 2019

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Sản xuất kinh doanh Vay tiêu dùng

Nông nghiệp Vay tiêu dùng tín chấp,

thấu chi Tổng dƣ nơ cho vay

KHCN

Các lại hình còn lại chiếm tỉ trọng thấp, điều này chứng tỏ các loại hình kinh doanh này chƣa đƣợc phát triển tại Vietcombank Long An. Nhìn chung thì hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân theo sản phẩm tại Vietcombank Long An tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn các năm trước.

2.2.2.4 Tình hình kinh doanh cho vay cho khách hàng cá nhân

Kết quả phân tích bảng 2.5 cho thấy, doanh số cho vay của khách hàng cá nhân không ngừng tăng qua các năm, từ đó ta thấy hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân của chi nhánh không ngừng tăng trưởng.

Doanh số cho vay cá nhân ngắn hạn mỗi năm nhƣ sau: năm 2016 đạt 504 tỷ đồng; năm 2017 là 701 tỷ đồng tăng 39.09% so với năm 2016. Năm 2018 đạt 1,030 tỷ đồng tăng 46.93% so với năm 2017. Năm 2019 đạt 1,689 tỷ đồng tăng 63.98% so với năm 2018.

Bảng 2.5 Doanh số cho vay của khách hàng cá nhân tại Vietcombank Long An giai đoạn 2016 - 2019

ĐVT: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu

Theo thời gian cho vay KHCN

Ngắn hạn Trung, dài hạn Nguồn: Vietcombank Long An Doanh số cho vay trung, dài hạn là năm 2016 đạt 487 tỷ đồng đến năm 2017 là 452 tỷ đồng giảm 7.19.% so với năm 2016. Năm 2018 đạt 668 tỷ đồng tăng 47.79% so với năm 2017. Năm 2019 đạt 664 tỷ đồng giảm 0.60% so với năm 2018. Qua đó ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn đối với khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng cao hơn trung, dài hạn và doanh số cho vay ngày càng đem lại nguồn thu chủ yếu cho Ngân hàng.

2.2.2.5 Tình hình nợ quá hạn cho vay khách hàng cá nhân

Chi nhánh Vietcombank Long An năm nào có nợ quá hạn cao thì hiệu quả tín dụng thấp, năm nào có nợ quá hạn thấp thì có hiệu quả tín dụng cao. Đây chính là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lƣợng cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng, chỉ tiêu này càng thấp cho thấy khách hàng cá nhân sử dụng vốn vay càng hiệu quả, chỉ tiêu này còn phản ánh khả năng thu hồi vốn của ngân hàng. Đối với khách hàng cũng

Một phần của tài liệu Hiệu quả tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh long an (Trang 49 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w