Vật trong giấc mơ và những ảo giác

Một phần của tài liệu Thế giới vật trong “phế đô” của giả bình ao (Trang 69 - 86)

CHƯƠNG 2. THẾ GIỚI VẬT DƯỚI GÓC NHÌN LÝ THUYẾT PHÂN TÂM

2.2. Ki ến giải ý nghĩa của thế giới vật bằng lý thuyết phân tâm học

2.2.2. Vật trong giấc mơ và những ảo giác

Trong tác phẩm “Phế đô”, ngoài thế giới tâm linh đầy ma mị của mẹ Ngưu Nguyệt Thanh thì những giấc mơ và những ảo giác cũng tạo ra một thế giới phi thực đầy sức thu hút và giàu tính gợi.

Ảo giác đầu tiên xuất hiện trong văn bản là trạng thái tinh thần “lơ mơ như cõi mộng” của Trang Chi Điệp. Anh liên tiếp đặt những câu hỏi cho chính mình, đặc biệt là nghi ngờ không biết con người đang đứng, đang suy nghĩ ngay đây có phải là Trang Chi Điệp thật hay không. Lúc này, ranh giới giữa thực và ảo mờ nhòe đi tạo ra bối cảnh một phiên chất vấn giữa hai cơ tầng: ý thức và vô thức. Ý thức cố tình nhắc nhớ lại những gì đã trải qua hoàn toàn khác hẳn so với hình mẫu mà Trang Chi Điệp dày công xây dựng bằng câu hỏi trực diện, thẳng thắn: “Nếu phải, thì con người ngày xưa nhút nhát này, tại sao dám làm cái việc tày đình (tằng tịu với Đường Uyển Nhi) như thế?”. Trong khi đó, vô thức thì âm thầm biện minh trong việc trả lời tận sâu câu hỏi: “Nếu không phải thì bản thân mình lại là ai?”. Như vậy, rõ ràng rằng ý thức muốn định hướng cho Trang Chi Điệp quay trở về con đường “chính đạo” nhưng vô thức thì ngấm ngầm phủ định cách thực hành ấy thậm chí phủ định luôn cả sự tồn tại vật chất của chủ nhân nó.

Cơn nhập nhoạng diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn nhưng đủ sức để tiếp tục kéo Trang Chi Điệp rơi vào trạng thái ảo giác. Anh quay đầu một cái thì

thấy một người, thân bỗng dưng bị kéo dài ra mấy thước”. Con người kỳ lạ này khiến cơ thể anh phản xạ nhanh chóng “liền nhảy đến chân tường, sợ dúm người lại, toàn thân nổi gai ốc”. Tuy nhiên, đó chỉ là cái bóng của chính anh được tạo ra do sự phản chiếu từ tấm kính một của hàng. Mặc dù, cái bóng không được xem là một vật nhưng nó vẫn đủ tư cách là một tồn tại vật chất. Và cái bóng trong trường hợp vừa rồi, gợi lên tính “có vấn đề”. Nếu vận dụng lý thuyết biểu tượng để “giải mã” vật đặc biệt – cái bóng thì ta có thể thu được nhiều ý nghĩa tượng trưng. Song, chúng tôi lại xếp nó vào vật sẽ được lý giải dưới góc độ phân tâm học. Sở dĩ có cách chọn lựa như thế vì một lý do đơn giản: cái bóng được tạo ra bằng ảo giác. Ngược lại, mức độ dị thường của cái bóng chứng minh thuyết phục sự có mặt của ảo giác. Khoảnh khắc ảo giác xuất hiện cũng vừa là thời điểm lý trí bị mất đi tính thống lĩnh của mình. Phải chăng cái bóng là thông

điệp mà vô thức muốn gửi đến ý thức? Rồi một ngày, vô thức sẽ chiếm vị trí độc tôn?

Khác với Trang Chi Điệp, Cung Tiểu Ất không rơi vào ảo giác khi đang tỉnh táo mà có sự tác động ghê gớm của thuốc phiện. Tất cả những gì đau khổ ám ảnh trong cuộc sống thường nhật đều được Cung Tiểu Ất giải quyết triệt để trong trạng thái tâm lý này. Thuốc phiện trở thành một vật hữu dụng giúp hắn vượt thoát khỏi sự mịt mù của đời thực. Lời thú nhận của Cung Tiểu Ất cho thấy hắn là người có quá nhiều bất mãn và tràn đầy thù hận:

Hút vào rồi, chú muốn gì có nấy, nghĩ cái gì có cái nấy. Nói thật lòng, cháu hận bố cháu, bố cháu có nhiều tiền như thế, một đêm bố cháu đánh mạt chược có thể thua hai ba ngàn đồng, nhưng bố cháu lại không cho đứa con trai thừa ra này. Cháu hận Tiểu Vũ, cô ấy và cháu đã yêu nhau năm năm, hai đứa đã từng ăn nằm với nhau, thế mà nói đi là bỏ đi luôn ư? Cháu hận vị lãnh đạo đơn vị cháu, ông ta nói xấu cháu khắp nơi, để có được công việc ấy, ông ta đã lấy của bố cháu hết mười tranh chữ, thế mà ông ta lại khai trừ cháu ư? Cháu biết càng hút càng không cai nổi cơn nghiện, nhưng những hoài bão lý tưởng của cháu cũng chỉ có thể hút xong thuốc mới thực hiện được [3, tr.36].

Chính thuốc phiện là lựa chọn theo Cung Tiểu Ất là tối ưu nhất. Vì rằng lý trí thật sự bất lực trước thực tại và ý thức không còn đủ sức để vực dậy một tâm hồn. Dưới tác dụng của thuốc phiện, vô thức mặc nhiên nhận được sự cho phép tung hoành của “cấp kiểm duyệt”.

Vô thức kéo Tiểu Vũ – người tình đã bỏ hắn ra đi – về lại bên hắn. Những lớp quần áo dày đặc, cởi hết lớp này đến lớp khác khoác trên tấm thân nhỏ nhắn của Tiểu Vũ tượng trưng cho sự khao khát tình dục tột độ mà bấy lâu nay Cung Tiểu Ất kìm nén. Nó trở thành một ẩn ức có nhu cầu giải tỏa và buộc phải giải tỏa. Lòng thù hận kẻ phụ bạc, ngay thời điểm này tạm lắng xuống nhường chỗ cho libido. Bởi thế, bao nhiêu ý nghĩ cuồng dại được bộc phát mạnh mẽ nhất có

thể trong sự tương trợ đắc lực của trí tưởng tượng. Các vật vốn tầm thường được mượn làm cái cớ để tăng thêm “nồng độ” kích thích. “Tiểu Ất hỏi, em đã ngồi thuyền chưa Tiểu Vũ? Tiểu Vũ chưa đi thuyền bao giờ. Tiểu Ất liền bê một bao tải đậu tương đổ lên giường, rải đều thành một lớp, rồi đặt một tấm phản lên đậu tương” [3, tr.40]. Những tưởng lòng thù hận sẽ bị tạm quên để nhường chỗ cho việc yêu thương nhưng vô thức cũng “ý thức” được rằng: song trùng với yêu thương là thù hận. Vô thức cần thỏa mãn cả hai. Vì thế, vô thức tạo ra tình huống trở mặt của Tiểu Vũ để giúp Cung Tiểu Ất thực hiện nốt phần việc còn lại. Nếu vận dụng cách lý giải của Freud thì kể cả khi Tiểu Ất tiến hành hành động trả thù cũng vẫn còn mang nặng màu sắc nhục dục. Vì con dao là biểu tượng về tình dục. Như vậy, bản chất tình yêu và thù hận của Tiểu Ất xoay quanh trục chính là giải phóng sự ức chế libido. Thế nên, thứ mà hắn muốn tận mắt xem, tận tay cảm nhận không gì khác ngoài trái tim của Tiểu Vũ. Trái tim cứng như đá – một so sánh nhằm “hiện thực hóa” điều Tiểu Ất hằng nghĩ đến và khao khát chứng minh. Và có lẽ, Cung Tiểu Ất không chỉ giết Tiểu Vũ một lần!

Chúng ta thấy rằng khi ý thức chấp nhận buông xuôi mọi thứ, vô hiệu hóa niềm tin, hy vọng thì đồng nghĩa với việc nó tình nguyện thỏa hiệp và có xu hướng chiều theo vô thức bằng cách này hay cách khác. Cung Tiểu Ất tìm đến thuốc phiện một cách tự nguyện còn Trang Chi Điệp vô tình nhờ thuốc phiện để một lần “nhìn rõ mình”. Giấc mơ mà Trang Chi Điệp trải qua khiến bản thân anh khó hiểu, song điều đó đã hoàn thành thao tác soi rọi góc sâu nhất tận tâm hồn anh.

Anh cảm thấy mình đang viết thư, viết thư cho Cảnh Tuyết Ấm, mà đây là lần thứ tư hay thứ năm gì đó, nội dung anh viết đại thể là mặc dù vụ kiện này, kiện đến đâu đi chăng nữa, thì anh lại càng ngày càng yêu chị ta. Chị ta đã luôn luôn bất hòa với chồng, chồng chị bây giờ lại gẫy chân đã tàn phế, anh hy vọng hai người cắt đứt mà xây dựng với anh để trọn ước nguyện ngày nào. Anh cảm thấy anh gửi thư đi rồi

liền ngồi ở nhà chờ chị ta trả lời. Đột nhiên có tiếng gõ cửa, anh cứ tưởng bà chủ quán cơm đưa cơm lên. Cửa mở ra, Cảnh Tuyết Ấm đã bước vào. Họ đứng tại chỗ nhìn nhau, không ai nói với ai câu nào, dường như còn có phần xa lạ, còn có phần ngượng nghịu, nhưng họ đã nói chuyện bằng mắt rất nhanh. Cả hai người đều hiểu rõ nguyên nhân tìm đến với nhau, lại đọc được nội dung trong mắt của nhau cùng một lúc hai người sà vào lòng nhau! Thế là họ ra tay chuẩn bị lễ cưới. Trong gian phòng này anh đã nhìn thấy các kiểu tóc của chị: búi ở sau gáy, bện thành một chiếc đuôi sam, bỏ xoã xuống hai vai, đã nhìn thấy một đôi chân mũi giày trắng thò ra dưới rèm cửa, đã nhìn thấy đôi chân ngồi xê bằng trên ghế đệm da, đã nhìn thấy đôi chân giày cao gót từ mặt bên dưới bàn. Anh giục chị ta đi sắm đồ dùng gia đình cao cấp, sắp đặt đồ ở trên giường, anh sẽ đăng tin mừng lễ cưới của hai người trên tất cả các tờ báo và tạp chí, sau đó lại tổ chức lễ cưới ở khách sạn sang trọng hào hoa chờ đến tối sẽ làm xong thủ tục, động phòng vui vẻ nhưng anh không cho khách đến ra về, đầu tiên đóng cửa buồng lại, anh học kiểu của người xưa ở Trung Quốc, cũng học cả kiểu của người hiện đại phương Tây, mời chị ta lên giường, đọc cho chị ta nghe một đoạn trong "Kim Bình Mai", cho chị ta xem băng hình. Mặc quần áo đi ra, cất to giọng anh tuyên bố trịnh trọng với khách khứa đang ngồi trong phòng khách: từ giờ phút này trở đi, tôi và Cảnh Tuyết Ấm xoá bỏ đăng ký kết hôn! Hơn nữa cũng lập tức phát tuyên bố này trên tivi. Các vị khách ai cũng ngạc nhiên, hỏi lại:

- Anh chẳng phải vừa mới kết hôn với Cảnh Tuyết Ấm đó sao? Tại sao lại định ly hôn?

Cuối cùng anh cười ngất:

- Tôi đã hoàn thành nhiệm vụ của tôi rồi” [3, tr.470-471]

Thông qua giấc mơ của Trang Chi Điệp, ta nhận thấy tình cảm mà anh dành cho Cảnh Tuyết Ấm bấy lâu nay được nén chặt trong vô thức. Chính những kích thích nội tâm, và nhất là những kích thích do ước muốn không được thỏa mãn đã giúp anh xây dựng một giấc mơ hoàn chỉnh. Tất cả sự sinh động của các vật có mặt trong giấc mơ của Trang Chi Điệp cho thấy anh đã từng và tận sâu trong tâm hồn vẫn đang khao khát hạnh phúc cùng người đàn bà họ Cảnh. Các kiểu tóc không phải ngẫu nhiên lại xuất hiện mà đó là quá trình anh tổng kết lại những gì đã qua, những hình ảnh đẹp anh lưu giữ về chị trong những ngày còn nồng nàn bên nhau. Cái ước vọng tưởng chừng ngủ yên trong sâu thẳm con tim thì giờ đây vô thức len vào giấc mơ giúp nó trỗi dậy mạnh mẽ. Từng sự vật liên quan đến mái ấm gia đình mà cặp đôi nào cũng sắm sửa khi về sống chung cùng một mái nhà Trang Chi Điệp đều không bỏ qua. Mọi thứ được miêu tả một cách tỉ mỉ, rõ ràng cho thấy những sự kiện diễn ra trong mơ anh đã hơn một lần hình dung qua và suy nghĩ tới trong đời thực. Vì thế nên, những cảm giác của hạnh phúc rất thật, thật đến nỗi bản thân Trang Chi Điệp cũng “không rõ chuyện kết hôn và ly hôn với Cảnh Tuyết Ấm là một thứ ảo giác hay là từng trải thật” [3, tr.471]. Quả tình “giấc mơ là sự thực hiện (ảo) của một ước muốn”, và “giấc mơ là con đường vương giả để thỏa mãn vô thức”.

Bằng những giấc mơ và ảo giác, người đọc có cơ hội “nhìn thấu” mặt vô thức ẩn khuất bên trong mỗi nhân vật. Từ đó, sẽ có những kiến giải phù hợp và hiểu hơn sự vận động tâm lý của đối tượng.

2.2.3. Quá trình vật hóa con người – sự vật lộn giữa ý thức và vô thức

Quá trình vật hóa con người là bước trượt dài của ý thức trong cuộc đối đầu với vô thức. Tình thế nhập nhoạng được tạo ra trong chính bản thể và buộc các nhân vật phải thật sự tỉnh táo để lựa chọn, cần đánh bại “con người nào” và thừa nhận “con người nào”. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc tự “lập trình” bản thân của các nhân vật trong “Phế đô” có liên quan mật thiết đến chữ “danh”.

Điều đáng chú ý là chữ “danh” ngự trị cả trong ý thức, tiền thức và vô thức.

Trong bài viết “Đọc Phế đô của Giả Bình Ao” tác giả Đỗ Ngọc Yên nhận định như sau:

Qua “Phế đô” người đọc có thể thấy ở chốn kinh kỳ xưa, một thời đã là kinh đô hưng thịnh, là trung tâm kinh tế và văn hóa của Trung Hoa trung đại, mặc dù đã bị lãng quên một thời gian dài và cho đến khi nền kinh tế thị trường ùa vào, làm thay đổi đời sống kinh tế và xã hội của mọi thứ dân nơi đây, nhưng dường như chưa hề làm biến đổi được cái máu háo danh của quân tử Tàu từ thời cổ đại. Trong “Phế đô” chưa thấy ai chết vì lợi mà chỉ chết vì danh [69].

Với mỗi đối tượng được nhà văn Giả Bình Ao đề cập đến đều có cách ứng xử của riêng mình với vấn đề này. Nhìn chung, họ có cùng “công thức” tạo thành, đó là dùng một hay nhiều vật làm hiện thân sinh động cho danh vọng, và dốc toàn lực để chinh phục bằng được sự vật ấy. Song trùng với cách xây dựng vừa nêu là trường hợp ngược lại, một hay nhiều vật là hiện thân cho mối đe dọa danh vọng nên nhân vật sẽ cố công tìm mọi cách xóa bỏ chúng. Ví như Chung Duy Hiền cả đời mòn mỏi trông đợi cuốn sổ bìa đỏ, Cung Tịnh Nguyên không thể tiếp tục sống khi tài sản tranh chữ bị tẩu tán trong tay đứa con trai mình. Tuyến chính của cốt truyện nhìn chung xoay quanh bài báo “Câu chuyện của Trang Chi Điệp” do Chu Mẫn viết, có hai loại ứng xử đối với nó: một là ca tụng và cố bảo vệ, bám víu lấy nó; hai là kịch liệt phê phán và tìm cách loại bỏ nó.

Tuy luôn kêu ca vì sao cái tên của mình đều do người khác dùng nhiều nhất – “Cái thuộc về tôi thực sự chỉ có cái tên tôi. Nhưng tên là của tôi xưa nay tôi chưa bao giờ gọi tên mình, đều do người khác gọi” nhưng khi người đời quên đi như một tên vô danh tiểu tốt thì đâm ra bất mãn, tự ty. Lắm lúc “mệt mỏi vì thanh danh, song lại không thể không suy nghĩ đến thanh danh” [2, tr.251].

Chữ “danh” trở thành nỗi ám ảnh, là cái bóng suốt đời đeo đẳng theo hành trình

sống của mỗi con người. Đối diện với chữ “danh” và gục ngã trước nó là trường hợp của hầu hết các nhân vật trong “Phế đô”.

Chính vì chữ “danh” mà Cảnh Tuyết Ấm không thể bỏ qua bài báo của Chu Mẫn, quyết tâm kiện Chu Mẫn và Trang Chi Điệp đến cùng bất chấp tốn bao nhiêu công sức, bao nhiêu thời gian. Bài báo trở thành một sự bôi nhọ, sỉ nhục lớn đối với cái được gọi là thanh danh của người đàn bà họ Cảnh. Đứng ở vị trí của mình, chị ta không thể chấp nhận người khác xâm phạm đến tiếng tăm dù mối tình trước đây là có thật. Vụ kiện ái tình này bề ngoài tuy có phần khá là nhảm nhí nhưng bên trong là một cuộc đấu tranh sôi sục, không khoan nhượng giữa hai bên. Một câu xin lỗi, một cái gật đầu… tất cả đều trở nên khó khăn khi bức tường danh vọng xây quá cao.

Đứng về phía Cảnh Tuyết Ấm thì bài viết ba vạn chữ kia là một tổn hại nghiêm trọng, song đứng về phía Chu Mẫn và Ban biên tập Tạp chí Tây kinh thì nó là một “thanh nam châm” tạo nên danh vọng bởi sự thu hút người đọc.

Cổ nhân có câu “hữu xạ tự nhiên hương” nhưng Chu Mẫn thì lấy đâu ra

“cái hương tự nhiên” ấy khi bài viết của anh không có cứ liệu thực tế, thậm chí nhân vật phỏng vấn cũng chỉ là ảo. Thời gian đầu bài viết mang lại cho Chu Mẫn sự đắc thắng, cái nhìn hâm mộ từ mọi người. Thế nên, càng đi sâu về sau, khi tình thế trở nên quá căng thẳng, anh không từ bất cứ thủ đoạn gì để bảo vệ

“bệ phóng” công danh ấy. Anh trở thành một con người sẵn sàng thay trắng đổi đen để bảo vệ quyền lợi cá nhân. Anh rất ranh ma khi nghĩ ra cách thuyết phục Trang Chi Điệp thừa nhận mối quan hệ tình cảm đúng như những anh viết:

Thầy có thể nói đã ân ái với chị ta, viết như thế vẫn chưa đủ. Trong tình yêu có chuyện ấy là bình thường. Thầy giáo bảo có, chị ta bảo không, thì tìm chứng cứ ở đâu? Một vũng nước đã khuấy đục lên, thì ai bảo là trong?” [2, tr.228]. Nếu Trang Chi Điệp muốn một bước thắng kiện thì đây quả thật là thượng sách.

Nhưng Trang Chi Điệp không tán thành vì lẽ “mình nói chuyện không cần nói giữ trách nhiệm, thì ít nhất cũng phải có lương tâm chứ!” [2, tr.228]. Mặt khác

Một phần của tài liệu Thế giới vật trong “phế đô” của giả bình ao (Trang 69 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)